Trầm cảm gia tăng trong xã hội hiện đại, đặc biệt ở nữ giới
Trầm cảm ngày càng phổ biến, nhưng không phải là không thể vượt qua. Chỉ cần lý trí, sự đồng cảm của những người xung quanh, trầm cảm sẽ tiêu tan.
Người trẻ trầm cảm đến mức tự sát
Buồn bã, trống rỗng, không chút năng lượng, luôn lo lắng và ngủ quá nhiều là những biểu hiện sơ khai của trầm cảm. Với những người không thể thoát khỏi những cảm xúc này, không tin bản thân mình sẽ vượt qua được, thì trầm cảm sẽ thực sự xâm chiếm họ. Những người này cần sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè để vượt qua, để lấy lại tinh thần.
Người trẻ trầm cảm đến mức tự sát. (Ảnh minh họa)
Chia sẻ trong một nhóm kín trên Facebook, chị T.T. (tại TP HCM) đã nói về “trải nghiệm sợ hãi” của mình trước khi bước qua nó để cân bằng lại tâm lý và cuộc sống.
“Tôi đã tự hỏi: “T. ơi, sao T. sợ thế? sao T. lại muốn chết?”. Tôi muốn chết bởi vì tôi có một cuộc đời thất bại, tôi làm gì cũng thấy sai, làm gì cũng thấy sợ, sống vậy thì có gì đáng sống đâu…”
Theo chia sẻ của T., cô nghĩ nhiều về cái chết, ngay cả khi lái xe trên đường đi làm về cô cũng tự hỏi: “Nếu bây giờ mình chết, chồng có thể lo cho đứa con nhỏ 7 tháng không?”… Với trường hợp của T., cô đã tự chất vấn bản thân, tự vượt qua nỗi sợ và nỗi buồn, để lấy lại cân bằng và hướng về tương lai phía trước.
Những trường hợp như T. đang xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại và đang phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh hoặc mắc các vấn đề tâm lý trong độ tuổi sinh đẻ cao. Các rối loạn liên quan đến stress ngày càng gia tăng, thường khởi phát ở giới trẻ và nữ giới gặp nhiều hơn nam giới.
Trung bình trong vòng 1 tuần, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 3-4 bệnh nhân, có cả trường hợp có hành vi tự sát. Theo Viện Sức khỏe tâm thần, đa số người bệnh không biết hoặc không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi mắc bệnh, người bệnh phải mất nhiều thời gian đi khám trước khi đến được với chuyên khoa tâm thần.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Phương Linh, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Trầm cảm ở những người trẻ tuổi hiện nay chủ yếu liên quan đến stress, áp lực công việc, môi trường, học tập, gia đình và cả vấn đề tình bạn, tình yêu… Số người trẻ mắc trầm cảm đến viện rất lớn, có thể là lần đầu hoặc nhiều lần”.
Bác sĩ Nguyễn Phương Linh, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
VOV.VN -Ở nước ta cứ 100 người thì có 4 người bị bệnh trầm cảm. Trong đó, hơn một nửa số ca tự tử ở nước ta có liên quan đến chứng bệnh này.
Đừng để trầm cảm đến mức phải nhập viện
Các chuyên gia cảnh báo những dấu hiệu trầm cảm mà bản thân mỗi người cần phải chú ý, để tìm sự giúp đỡ của bạn bè người thân trước khi quá muộn. “Trầm cảm là sự thiếu vắng niềm vui. Đó là khi bạn không còn hứng thú với những sở thích trước đây nữa. Một bộ phim mới, một khóa thể dục và việc tụ tập với bạn bè… đều không kích thích được sự hứng thú của bạn hay một sự kiện vui nhộn lại gây áp lực với bạn, thì bạn nên cân nhắc tìm sự giúp đỡ” – trích nghiên cứu đăng trên trang Health&Human.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi không bắt kịp hoặc bị loại khỏi guồng phát triển nhanh chóng của xã hội, nhiều người sẽ dần xuất hiện suy nghĩ tiêu cực và nhắm chỉ trích vào chính bản thân mình hay tâm lý thấy mình là một kẻ thất bại và vô giá trị ngày càng lớn hơn dẫn tới trầm cảm.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những người tiêu tốn năng lượng và đang gồng mình để giữ “một chiếc mặt nạ tích cực” tại nơi làm việc hoặc với gia đình, nhưng họ sẽ ngay lập tức bị hạ gục mỗi khi cô đơn. Đó là trầm cảm.
“Bạn luôn thường trực nỗi buồn vô cớ. Một cơn mưa nhỏ đôi khi lại tạo ra cơn bão tố trong tâm trí bạn. Thậm chí những tác động nhỏ từ việc bị tắc đường cũng khiến cảm xúc của bạn bùng nổ và bạn dễ dàng gây sự, nổi nóng với bất cứ ai. Hãy tìm tới một chuyên gia tâm lý để giúp tìm ra nguyên nhân, vì chắc chắn bạn đang trầm cảm”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên.
Các chuyên gia nhấn mạnh, trầm cảm là sự mất cân bằng và điều quan trọng là vượt qua được chính bản thân. Đôi khi người thân, bạn bè sẽ không nhận ra rằng bạn đã bị rơi vào trầm cảm. Vì vậy, hãy tìm sự giúp đỡ. Điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn khi có những người thân yêu ở bên cạnh./.
Theo vov.vn
Ôm con đi viện còn bị mẹ chồng mắng "lang chạ với ai chứ giống nhà này toàn người khỏe", tôi đáp lại khiến bà cứng họng
Trong lúc lòng tôi rối như tơ vò vì con đau ốm, mẹ chồng lại buông lời mỉa mai: "Lang chạ với ai chứ giống nhà này toàn người khỏe".
Tôi mới sinh con được 5 tháng. Ngày mang bầu thì đau lưng, đau vai gáy nên tôi chỉ cầu thằng cu Bon nó tòi ra mau mau cho mẹ nó nhẹ người. Ấy vậy mà khi bế con trên tay rồi, tôi mới thấy ân hận. Mang thai mệt 1 chắc nuôi con còn mệt 10. Nó quấy, khóc, gắt ngủ, ốm đau,... và ôi thôi đủ những thứ khiến tôi muốn trầm cảm.
Nào đã hết, mẹ chồng vốn đã không ưa tôi, giờ tranh thủ lúc tôi ở cữ mà "trả thù". Mang tiếng là tôi đưa 5 triệu/tháng để bà cơm nước giúp ấy vậy mà toàn ăn cơm với ruốc khô, rau ngót sẵn vườn và thịt luộc nhạt thếch. Tôi nằm nguyên trong phòng 1 tuần thì hết 6 ngày thực đơn y chang nhau như thế. Tới mức tôi chán ăn quá phải bắt chồng mua đồ ngoài về ăn dấm ăn dúi và uống thêm sữa bột dinh dưỡng để có sữa cho con.
Nhưng khiến tôi mệt mỏi nhất chính là cu Bon sức khỏe không được tốt, thường xuyên ốm đau, cứ bệnh này chưa qua bệnh khác đã tới. Chính vì thế, con mới được ít tháng mà thời gian ở viện còn nhiều ngang ở nhà. Khang cũng buồn, nhưng chưa bao giờ anh buông lời đổ lỗi là do vợ hay gì. Anh chỉ động viên tôi, bảo: "Con thì hay đau ốm, anh mà xin nghỉ ở nhà chăm cùng em thì lại không có tiền chữa bệnh. Mẹ thì không khéo, thế nên em chịu khó nhé. Anh biết em mệt, nhưng cũng chẳng còn cách nào. Vì con, vợ chồng mình cố gắng nhé!"
Đương nhiên, chồng chẳng bảo cố gắng thì tự tôi cũng cố vì con thôi. Nhưng điều tôi muốn nói là anh hiểu, thông cảm và thương tôi khiến tôi cảm thấy an lòng phần nào.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chứng kiến cảnh các con khó khăn, cháu nội ốm đau là thế, mẹ chồng lại toàn lườm nguýt và chê bai. Có lần, tôi chứng kiến bà đứng giữa ngõ, bô bô với mấy bà hàng xóm:
- Con bé này nuôi con vụng thối ra. Mấy tháng trời thằng Bon có tăng cân đâu, lại ốm đau suốt. Nói gì thì nói, sức khỏe của con phụ thuộc vào mẹ rất nhiều.
Lúc ấy, tôi tức lắm. Tuy nhiên, vì giữ thể diện cho mẹ chồng nên tôi lẳng lặng đi về. Tới tối, tôi mới bảo bà:
- Mẹ ạ, con ít sữa chẳng lẽ mẹ không có chút liên quan nào? 10 bữa thì hết 9 bữa mẹ cho con ăn cơm ruốc với thịt luộc đấy?
Bà bối rối. Gì thì gì, bị con dâu bắt gặp đang nói xấu sau lưng bà cũng ngại ngùng chứ. Tưởng sau vụ ấy thì bà sẽ bớt nói xấu tôi đi nhưng không. Hôm gần đây, cu Bon lại bị sốt, ho nghi viêm màng phổi, tôi khóc nức nở gọi em gái và mẹ đẻ lên viện cùng. Mẹ chồng chẳng được lời động viên, an ủi nào thì chớ lại đứng giữa nhà, tay chống nạnh rồi mỉa mai:
- Lang chạ với ai con mới đau ốm, còi cọc thế, chứ giống nhà này toàn người khỏe.
Tôi vừa lo cho con, vừa ức vì câu nói của mẹ chồng. Bà nói thế khác nào vu oan giá họa, hạ thấp nhân phẩm của tôi? Tôi không chịu nhịn nữa, liền nhìn thẳng vào mắt mẹ chồng và lạnh lùng nói:
- Con thấy bà nội kể ngày bé anh Khang cũng khó nuôi mà mẹ!
Thấy bà đảo mắt liên tục như đang suy nghĩ căng lắm, tôi bồi thêm 1 câu:
- Thế bé Bon cũng giống anh Khang đấy chứ mẹ! Ý mẹ là anh Khang không phải giống nhà này hay...
Mẹ chồng thừa hiểu ẩn ý của tôi nên im re. Đẻ con ra ai chẳng mong chúng khỏe mạnh, bình an. Thấy con đau ốm lòng tôi cũng đau như cắt ấy chứ, vậy mà mẹ chồng còn chọc ngoáy, mỉa mai.
Theo afamily.vn
Đừng sinh con để cậy nhờ lúc tuổi già Nhiều cha mẹ có quan niệm sinh con là để nương nhờ con lúc tuổi già nhưng nhịp sống hiện đại đã phần nào thay đổi quan niệm sống "già cậy con" của người Việt. Trên trang facebook cá nhân, anh Hoàng Anh Tú - một nhà báo nổi tiếng từng chia sẻ rất nhiều quan điểm của mình về hôn nhân, hạnh...