Trái sake là trái gì? Những món ăn cực ngon từ sake khiến bạn bị thuyết phục từ lần đầu thử
Trái sake là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có thể chiến biến nhiều món ăn ngon. Chúng không những dùng chế biến các món ăn vặt mà còn nấu được nhiều món ăn cơm như hầm xương,
kho tiêu. Vì có hương vị và ngoại hình khá giống quả mít non nên mọi người khi ăn thường nhầm lẫn. Dưới đây cùng tìm hiểu nhiều hơn về loại quả này nhé!
1. Giới thiệu về trái sake
Trái sake thường rất phổ biến ở các nước Châu Á, nhất là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là loại quả chế biến được nhiều món ngon, mang nguồn dinh dưỡng dồi dào. Không những thế sake khá dễ trồng, dễ mua, chi phí bình dân ai cũng có thể sử dụng.
1.1. Trái sake là trái gì?
Trái sake hay còn gọi là trái sa kê, sa kê. Bên cạnh đó trong tiếng anh loại quả này còn được gọi là breadfruit – quả bánh mì. Bởi sau khi chế biến chín bề mặt của chúng thường khá giống ổ bánh mì nướng, tuy nhiên mùi vị bùi bùi lại khá giống khoai tây.
Cây sake thân gỗ, thuộc họ dâu tằm, có hoa. Chúng đường trồng để che mát, làm cảnh và lấy quả. Một mùa sake có thể cho ra 150 – 200 quả hoặc nhiều hơn.
Bạn đầu loại quả này có nhiều ở bán đảo Mã Lai và một số đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương. Sau này sake được nhân giống, trồng rộng rãi nhiều nơi kể cả Việt Nam. Trái sake thường được chia thành 2 loại là sake có hạt và sake không hạt. Trong đó loại không hạt thường phổ biến và được ưa chuộng. Trái sake thường có kích thước từ 10 – 30cm, vỏ ngoài màu xanh lục hoặc ngả vàng. Chúng có nhiều gai nhưng không nhọn, quả chín sẽ rụng xuống không cần hái. Thông thường sake sẽ có các loại phổ biến như sake Aravei, sake Havana, sake Maohi, sake Paea, sake Purco…
Trái sake có hình dáng khá giống quả mít nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Ảnh:Internet
1.2. Các chế biến trái sake
Cách gọt trái sa kê
Đầu tiên bạn pha thau nước muối loãng bỏ sake vào. Dùng dao gọt hết phần vỏ xanh bên ngoài quả rồi ngâm nhanh vào chậu nước muối loãng để tránh thâm đen.
Kế đến bổ đôi quả sake loại bỏ phần cùi bên trong, cắt miếng vừa ăn ngâm sake trong nước 10 phút để không thâm rồi rửa sạch chúng lại, để ráo.
Cách luộc trái sa kê
Trái sake có 2 cách luộc bạn có thể thực hiện thử cả hai. Đầu tiên bạn rửa chúng thật sạch cho vào nồi đổ ngập nước. Thêm vào 1 thìa cà phê muối luộc khoảng 5 – 10 phút thì vớt ra, rửa nước lạnh, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
Cách thức hai bạn có thể gọt bỏ vỏ xanh của sake, ngâm nước muối loãng, rửa sạch lại bỏ vào nồi luộc 7 – 10 phút thì vớt ra. Để luộc nhanh bạn có thể cắt chúng ra thành các miếng vừa ăn.
Khi gọt sake bạn nên chuẩn bị trước chậu nước muối pha loãng, thêm ít chanh càng tốt. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Trái sake là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, các axit amin tốt, vitamin A, B1, C, omega 3, omega 6, kali, magie, sắt, canxi… Chính vì thế chúng có nhiều tác dụng phòng ngừa và cải thiện sức khỏe.
Ăn sake có thể cải thiện siết chặt cơ bắp, tăng năng lượng tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó trong loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ giảm cholesterol, tốt cho tim mạch, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, hạ huyết áp.
Không những thế trái sake còn giúp tăng miễn dịch, giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, món ngon từ quả sa kê cũng rất tốt cho làn da, cải thiện vóc dáng, ổn định đường huyết, giúp ngủ ngon hơn, dầu đầu và tóc chắc khỏe…
Sake chứa nhiều chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, phòng ngừa táo bón rất tốt. Ảnh: Internet
3. Các món ngon từ trái sake
3.1. Trái sake chiên bột
Nguyên liệu: 800gram sake, muối, 100gram bột gạo, 35gram bột mì, 5gram bột nếp, 40gram đường, 1/4 thìa cà phê bột nghệ, 2 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 quả trứng gà, 1 chai nước khoáng có gas
Cách thực hiện
Trái sake gọt vỏ ngâm vào thau nước muối loãng, bổ đôi tách bỏ phần cùi, thái thành các miếng vừa ăn. Tiếp tục ngâm sake vào nước muối loãng 10 phút sau đó rửa sạch chúng lại với vài lần nước cho sạch nhựa, để ráo.
Quả sake bạn nên chọn loại to, gai giãn rộng, ngả màu vàng sẽ ngon hơn. Ảnh: Internet
Bỏ vào tô 100gram bột gạo, 36gram bột mì, 5gram bột nếp, 3gram bột năng, 40gram đường, 1/4 thìa cà phê bột nghệ, 2 thìa cà phê nước cốt chanh, 1/2 quả trứng gà đánh tan, 120ml nước khoáng có gas. Trộn đều các nguyên liệu cho hòa tan sền sệt.
Bắc chảo lên bếp đồ vào lượng dầu nhiều. Dầu nóng già thả sake đã nhúng bột vào chiên ngập dầu, vàng giòn 2 mặt trên lửa nhỏ vừa thì vớt ra để vào đĩa có lót giấy thấm dầu.
Sake nhúng bột chiên vàng giòn trên lửa nhỏ thì vớt ra để ráo. Ảnh: Internet
Như vậy bạn đã hoàn thành món sake chiên bột hấp dẫn. Khi cắn vào bạn sẽ cảm nhận lớp bột giòn tan, bên trong là thịt trái saKe mềm mại, bùi béo cực ngon. Món ăn vặt chấm kèm tương ớt nữa là hết sảy.
Món ăn vặt giòn rụm, bùi béo khá giống khoai tây chiên nhưng ngon hơn rất nhiều. Ảnh: Internet
3.2. Trái sake kho chay
Nguyên liệu: 2 quả sake (khoảng 1kg), 1 quả chanh, hành tím tỏi hành lá băm (hoặc boa rô), muối, dầu ăn, đường, nước mắm chay, bột ngọt, hạt nêm chay, tiêu
Cách thực hiện
Sa kê gọt vỏ ngâm vào chậu nước muối loãng có pha thêm ít nước cốt chanh khử thâm. Sau đó bổ sa kê ra, bỏ cùi, thái miếng vừa ăn. Ngâm sa kê 10 phút cho sạch nhựa thì rửa sạch chúng lại, để ráo nước.
Bắc chảo lên bếp cho vào lượng dầu nhiều đun nóng già. Thả sake vào chiên lửa lớn 5 phút thì vớt chúng ra.
Trước khi kho bạn nên chiên hoặc luộc sơ quả sa kê trước. Ảnh: Internet
Múc bớt dầu trong chảo ra chỉ chừa lại 1 thìa canh. Thả tỏi, hành tím, đầu hành lá băm nhuyễn vào phi thơm (có thể thay thế bằng hành boa rô). Kế đến cho vào 300ml nước dừa, 1 thìa canh đường, 1/3 thìa canh hạt nêm chay, 1/3 thìa canh muối, 2 thìa canh nước mắm chay khuấy đều.
Cho hết sake vào kho vào kèm theo 1 thìa canh nước màu tự thắng. Khi sake sôi hạ nhỏ lửa đến khi nước rút bớt. Nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng thì tắt bếp rắc vào ít tiêu.
Bạn có thể thắng nước màu bằng đường trước nếu không có sẵn. Ảnh: Internet
Sau vài bước thực hiện bạn đã hoàn thành món sake kho chay hấp dẫn. Món chay ngon có hương vị đậm đà, bùi béo chất lượng khiến ai cũng say mê ăn cực hao cơm.
Món ăn chay từ sake kho đậm đà, béo ngậy ăn cực hao cơm. Ảnh: Internet
3.3. Cách làm trái sake hầm xương
Nguyên liệu: 500gram xương heo, 1 trái ske to, hành tím, tỏi băm, hành lá, hạt nêm, bột ngọt, đường, nước mắm, muối
Cách thực hiện
Sa kê gọt vỏ, bỏ cùi, chẻ nhỏ ngâm vào nước muối loãng, rửa sạch. Xương heo bỏ vào ít muối, đổ nước sôi vào chần sơ sau đó rửa sạch lại.
Bắc nồi lên bếp cho vào 1 thìa canh dầu ăn phi thơm hành tỏi băm. Thả sườn heo vào xào săn lại, nêm nếm 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa canh hạt nêm, 1 thìa cà phê đường đảo đều.
Đổ lượng nước vừa đủ vào ninh xương, hớt bọt. Nấu xương heo gần mềm bạn cho sake vào nấu cùng. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn để 15 phút. Khi sake chín thì thêm hành ngò rồi tắt bếp.
Xương heo bạn có thể ninh trong nồi áp suất sẽ rút ngắn thời gian hơn. Ảnh: Internet
Trái sake nấu canh xương thơm ngon, ngọt mát rất thích hợp cho ngày trời hè oi bức. Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện món canh ngon bổ này chiêu đãi cả nhà, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết.
Món canh thanh mát, ngon ngọt tự nhiên rất thích hợp để tẩm bổ cho cả nhà. Ảnh: Internet
Trái sake có thể nấu thành nhiều món chiên, món chay, món kho, xào, nấu canh thơm ngon đặc biệt. Chúng có hương vị mềm mại, bùi béo, thơm ngọt khá giống khoai tây. Chính vì thế vào mùa sake bạn có thể mua chúng về chiêu đãi cả nhà nhiều món ăn hấp dẫn nhé!
Món ăn chỉ có ở Tuyên Quang khiến ai cũng mê mẩn
Gỏi cá bỗng sông Lô là món ăn mà ai cũng phải nếm thử một lần khi đến với Tuyên Quang. Đối với những người chưa đến Tuyên Quang, chắc hẳn sẽ chưa được nếm thử hay nghe nhắc tới món ăn này.
Nhưng chỉ cần hỏi người dân địa phương đâu là đặc sản nhất định phải thưởng thức khi tới đây thì chính là món gỏi cá bỗng sông Lô.
Vốn dĩ gỏi cá là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các chị em bởi gỏi cá thơm ngon, dễ ăn và có nhiều rau xanh, không gây béo. Gỏi cá thích hợp ăn vào tất cả các mùa, nhưng hợp nhất là thưởng thức vào mùa hè bởi nó rất thanh mát, ăn lại không ngấy.
Đến với Tuyên Quang, du khách sẽ được thưởng thức món gỏi cá bỗng sông Lô - một món ăn được xem là chỉ có tại nơi đây. Hương vị của món ăn này vô cùng đặc biệt, chỉ nếm một lần là nhớ mãi. Gắp một lát cá bỗng trắng phau, lăn qua chút bột mịn vàng làm từ xương cá, thêm vài hạt lạc rang đem gói cùng rau rừng, chấm với nước gia vị sanh sánh có đủ vị chua, cay, ngọt, bùi, bạn sẽ cảm nhận được hương vị khó quên của món gỏi cá.
Gỏi cá sông Lô được làm từ loài cá bỗng. Loài cá này được nuôi nhiều nhất ở sông Lô. So với các loài cá khác thì cá bỗng lớn rất chậm. Những con cá 1 năm tuổi thường chỉ nặng từ 0.5-0.7kg. Để cá đạt được trọng lượng từ 3 -4kg như những giống cá khác thì phải mất từ 3 đến 4 năm.
Chính vì sự đặc biệt đó mà thịt cá bỗng cũng ngon hơn những loại cá khác. Thịt cá rất chắc và hoàn toàn lành tính. Đặc biệt, cá không hề có mùi tanh gây khó chịu. Bên cạnh đó, cá bỗng còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể so sánh được với cá hồi. Vì vậy, loài cá này được dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn. Gỏi cá bỗng sông Lô là một trong những món đặc biệt nhất.
Món ăn thơm ngon này được ưa chuộng không chỉ với người dân địa phương mà còn cả du khách đến với Tuyên Quang. Cách chế biến độc đáo cũng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng hơn. Cá bỗng ăn riêng lẻ cũng đã rất ngon, lại được kết hợp với nhiều loại rau gia vị nên càng làm nổi bật hương vị của cá. Món ăn là sự hòa quyện của đủ vị chua, cay, mặn, ngọt sẽ khiến thực khách ăn mãi không biết chán.
Điểm đặc biệt của gỏi cá bỗng sông Lô chính là không sử dụng thính gạo. Thông thường những loại gỏi cá khác sẽ dùng thính gạo để món ăn ngon hơn. Tuy nhiên món ăn này lại dùng phần xương cá băm nhỏ, rang vàng rồi xay mịn trộn cùng lạc rang giã nhuyễn thay cho thính gạo.
Thêm một điểm đặc biệt nữa là gỏi cá bỗng khi ăn sẽ dùng với các loại rau rừng. Nếu mùa nào hiếm rau rừng thì sẽ ăn cùng sung, sấu hoặc lá vón vén - một loại lá đặc trưng chỉ có ở Tây Bắc. Nước chấm gỏi cá cũng là yếu tố quan trọng quyết định độ thành công của món ăn. Nước chấm sẽ là sự hòa quyện của tỏi, ớt tươi, tiêu, chanh, hành khô nướng chín.
Vì món gỏi này là đặc sản của vùng Tuyên Quang nên sẽ được thêm những loại gia vị khác biệt. Điển hình là nước chấm sẽ thêm hạt xẻn hoặc hạt dổi. Hai loại hạt này sẽ khiến món ăn mang đậm hương vị vùng cao. Hoàn toàn khác biệt so với những món gỏi cá thông thường.
Rau choại món ngon khó quên Vùng Đồng Tháp Mười từ xưa đã có câu ca dao rằng: Từ xưa, có một loại rau đã gắn bó bền chặt với vùng Đồng Tháp Mười phèn chua, nước mặn là rau choại. Rủ nhau lên đất bảy làng Hái rau choại chột, nhổ bàng về đươn Choại chột thì chấm nước tương Bàng thì đươn nóp người thương tôi nằm....