Trái phiếu xanh giúp Apple vừa có tiếng vừa có miếng ra sao?
Vào năm 2018, Apple đã phát hành đợt bán trái phiếu xanh lần thứ ba, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng năng lượng tái chế của công ty cũng như các nỗ lực về việc cải thiện môi trường, các dự án có lợi cho hành tinh của chúng ta.
Apple đã phân bổ 2.5 tỷ USD tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu xanh trong vòng chưa đầy ba năm, bắt đầu từ năm 2016. Những điều này cho thấy Apple thực hiện đúng cam kết đầu tư cho môi trường – theo báo cáo tài chính của Apple vào năm 2018.
Trái phiếu xanh là gì?
Là một loại trái phiếu đặc biệt có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi ích về môi trường. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch. Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty…
Để thế giới trở nên tốt đẹp hơn, Apple cam kết rằng mọi sản phẩm được “nhà Táo” tạo ra từ thiết kế sản phẩm cho đến các quy trình sản xuất luôn có thể được tái chế. Họ luôn cho việc tái chế và nỗ lực cải thiện môi trường là điều quan trọng hơn bao giờ hết và Apple luôn đi đầu trong việc bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Vào tháng 2 năm 2016, Apple lần đầu tiên phát hành “trái phiếu xanh” (Green Bond 2016). Đó cũng là lần đầu tiên “trái phiếu xanh” được phát hành bởi công ty công nghệ tại Mỹ và, ở mức 1.5 tỷ USD, trở thành “trái phiếu xanh” có tổng giá trị lớn nhất được phát hành tại Mỹ. Với kỳ hạn 7 năm, lãi vào khoảng 2,85% / năm và được đánh giá Aa1 bởi JP Morgan (Ngân hàng đầu tư đa quốc gia, các dịch vụ tài chính của Mỹ)
Mọi thứ bắt đầu sau thỏa thuận biến đổi khí hậu lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015 (COP21) tại Paris. Là một doanh nghiệp đi đầu, Apple luôn thúc đẩy các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Vào tháng 6 năm 2017, sau thông báo của Chính phủ Mỹ về ý định rút khỏi thỏa thuận đạt được tại COP21, Apple đã phát hành “trái phiếu xanh” lần thứ 2 (Green Bond 2017), lần này với mức giá 1 tỷ USD.
Apple hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các công ty khác để làm theo.
Năm tài chính Apple 2018
Apple đã phân bổ nguồn thu từ Trái phiếu xanh 2017 trị giá 995,2 triệu USD cho tổng số 28 dự án đủ điều kiện, bao gồm 8 dự án mới trong năm tài chính 2018. Những dự án này đóng góp
Giảm tác động của biến đổi khí hậu bằng cách thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm hơn trong các trụ sở, nhà máy và chuỗi cung ứng.
Tiên phong trong việc sử dụng các nguyên liệu thân thiện môi trường, giảm thiểu ô nhiễm trong các quy trình sản xuất sản phẩm.
Tăng cường bảo tồn tài nguyên quý giá.
Số tiền được Apple phân bổ vào 28 dự án năm 2017
Tiêu chí lựa chọn và đánh giá dự án của Apple
Apple tính toán một cách có hệ thống để đảm bảo các dự án của mình mang lại hiệu quả, lợi ích môi trường:
Xây dựng các tòa nhà xanh.
Sử dụng năng lượng tái tạo.
Video đang HOT
Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện và khí đốt tự nhiên.
Bảo tồn và tiết kiệm nước.
Phân loại rác thải, chất thải.
Các dự án nổi bật:
Dưới đây là một vài dự án mà Apple đã phân bổ quỹ Trái phiếu xanh trong năm tài chính 2018.
Apple Champs-Élysées
Địa điểm bán lẻ mới của Apple trên đại lộ Champs-Élysées, Pháp, được vinh danh với thiết kế phong phú, sáng tạo và các tính năng thiết kế bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Được kể đến là :
Sử dụng các vật liệu bền vững như gỗ được (chứng nhận bởi Hội đồng quản lý rừng) cho tất cả các bàn và kệ treo tường.
Hệ thống thu gom nước mưa ước tính sẽ giảm 15% lượng nước uống thành phố mỗi năm.
Hệ thống thu gom tới 1.800 gallon nước một ngày để sử dụng trong nhà vệ sinh dùng để tưới cây trang trí và mảng xanh trên tường.
Để tiết kiệm năng lượng, 80% đèn bên trong đã được thay thế bằng đèn LED, đồ đạc và hơn 25% diện tích sàn sử dụng cảm biến chiếu sáng.
Các cửa sổ mới với kính hiệu suất cao và một hệ thống HVAC làm mát tự nhiên để giảm năng lượng sử dụng, giữ cho tòa nhà luôn mát mẻ.
Hỗ trợ giao thông bền vững, tòa nhà cung cấp điểm sạc điện xe.
Và giống như với tất cả các cơ sở toàn cầu của Apple, Apple tái tạo 100% năng lượng để việc sử dụng điện tại Apple Champs-Élysées, được hỗ trợ trong một phần bởi các tấm quang điện (tấm pin năng lượng mặt trời) được lắp đặt trên sân thượng.
Xây dựng không gian thân thiện, kết nối con người với thiên nhiên thông qua thiết kế biophilic: Sử dụng ánh sáng tự nhiên không chỉ trong khu vực bán lẻ, mà còn trong văn phòng và phòng nghỉ.
Sử dụng đá có nguồn gốc từ Paris và vùng Burgundy làm nổi bật thêm thiên nhiên trong không gian.
Apple Store trên đại lộ Champs-Élysées, Pháp
Năng lượng mặt trời phân tán ở Nhật Bản
Năm 2018, Apple đầu tư lắp đặt hơn 600 mái nhà với hệ thống năng lượng mặt trời, đạt công suất kết hợp 24.4MW, để giải quyết khí thải từ các hoạt động của Apple tại Nhật Bản, cũng như sản xuất ngược dòng khí thải.
Dự án sẽ sản xuất khoảng 42.000 MWh năng lượng tái tạo hàng năm, tránh khí thải CO2 hơn 24.800 tấn năng lượng cung cấp năng lượng cho gần 8.000 ngôi nhà Nhật Bản trong một năm.
Nhôm tái chế 100%
Sử dụng hợp kim nhôm mới do Apple nghiên cứu, và đã dùng cho vỏ của MacBook, iPhone và Mac mini được tái chế từ 100% nhôm, loại bỏ một số quá trình luyện nhôm và giúp cắt giảm lượng khí thải carbon của mỗi sản phẩm gần một nửa. Điều này thể hiện một bước quan trọng cho vật liệu và khí hậu.
Robot Daisy, tháo gỡ máy
Apple tạo ra robot tháo gỡ Daisy, để thu hồi vật liệu trong iPhone. Daisy có thể tháo rời tới 200 thiết bị iPhone mỗi giờ, loại bỏ và phân loại các thành phần. Vì vậy Apple có thể phục hồi các vật liệu truyền thống người tái chế với chất lượng cao hơn.
Daisy có khả năng tháo rời nhiều mẫu iPhone như iPhone 5, iPhone 5s, iPhone SE, iPhone 6/6 Plus, iPhone 6s/6s Plus, iPhone 7/7 Plus. Daisy hiện đang hoạt động ở cả Mỹ và Hà Lan.
Kết:
Trái phiếu xanh ngoài kích hoạt phản ứng tích cực của thị trường, cải thiện hiệu quả tài chính, nó còn thu hút các nhà đầu tư xanh dài hạn đem lại lợi ích song đôi, giúp giảm bớt biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Theo thế giới di động
Giải pháp số để phát triển năng lượng bền vững trong thời đại 4.0
Các doanh nghiệp lớn, nhỏ ở cả Việt Nam và quốc tế đều xác định số hóa là chìa khóa vàng trong hoạt động kinh doanh lẫn trong đời sống.
Cùng với sự phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ của đô thị hóa, công nghiệp hóa, các giải pháp số hóa đang đóng vai trò quan trọng, thậm chí là cấp bách trong cuộc cách mạng 4.0 trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp lớn, nhỏ ở cả Việt Nam và quốc tế đều xác định số hóa là chìa khóa vàng trong hoạt động kinh doanh lẫn trong đời sống.
Năng lượng, bài toán then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đến năm 2030, Việt Nam được dự đoán là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Khi đó, 40% GDP Việt Nam đến từ Công nghiệp, hơn 50 triệu người Việt sử dụng điện thoại thông minh và 5G. Thế giới đang thay đổi quá nhanh và Việt Nam thậm chí còn nhanh hơn.
Sự phát triển này kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việt Nam cần 150.000MW điện và phần lớn nguồn cung phải đến từ năng lượng tái tạo - năng lượng mặt trời và gió. Theo các báo cáo khoa học, tính đến năm 2035, tỷ lệ sử dụng điện tại thị trường năng lượng Việt Nam dự kiến sẽ tăng 60%. Mặc dù chỉ số phát triển đang tăng nhanh, nhưng kết quả thống kê cho thấy, hiệu quả sử dụng năng lượng ở Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước trong khu vực và thế giới.
Song song đó, hiện nay, Việt Nam đang định hướng phát triển kinh tế theo xu hướng kỹ thuật số 4.0, điều đó cũng có nghĩa là con số sử dụng điện sẽ tiếp tục tăng. Nguồn cung cấp điện không đủ để đáp ứng nhu cầu cao hiện tại, mặc dù sản lượng điện thực tế đã tăng hơn 10,7% so với năm 2018.
Thực tế này là bài toán khó cho các doanh nghiệp tại Việt Nam từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả đều cần một hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả. Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước đang phát triển cũng phải đối mặt với thách thức này.
Song song với nhu cầu sử dụng, ngành công nghiệp điện còn đang đối đầu với hàng loạt thách thức từ các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn, mục tiêu phát triển bền vững hơn và đồng thời các tiêu chuẩn về an toàn, độ tin cậy và linh hoạt đều phải được nâng cao.
"Áp lực tạo ra kim cương". Để giải quyết loạt bài toán trên, các doanh nghiệp từng bước chuyển đổi kỹ thuật số để tối ưu hóa các mô hình kinh doanh và giảm sử dụng năng lượng, giảm thiểu lượng khí cacbon thải ra môi trường.
Ông Luc Remont, Phó chủ tịch điều hành hoạt động quốc tế tại tập đoàn Schneider Electric phát biểu trong chuyến công tác tại Việt Nam vừa qua : "Sự chuyển đổi này xuất phát từ nhu cầu năng lượng đang gia tăng, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển nhanh như Việt Nam, với sự gia tăng dân số và công nghiệp hóa mạnh mẽ. Nhìn tổng quan trên thị trường năng lượng, chúng ta cũng thấy có sự chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng tái tạo được phân bổ rộng rãi, giúp cân đối giữa nhu cầu và nguồn cung. Chúng ta cần số hóa để kết nối người dùng và nhu cầu của họ trong thời gian thực."
Số hóa để dẫn đầu và phát triển bền vững
Khi công nghệ được liên kết chặt chẽ với các mô hình kinh doanh và môi trường thì việc tăng năng suất, giảm chi phí và thân thiện với môi trường là điều hoàn toàn có thể. Như xu thế tất yếu, trong cuộc chuyển đổi này, quản lý năng lượng và tự động hóa là trung tâm. Trên tất cả các lĩnh vực và khu vực địa lý, công nghệ kỹ thuật số đã và đang tạo ra các mô hình kinh doanh mới, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đóng góp cho sự phát triển trong tương lai.
Là tập đoàn dẫn đầu trong chuyển đổi kỹ thuật số về quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric thấu hiểu "Số hóa là hiện tại, năng lượng là tương lai" và đã sẵn sàng cho sự phát triển bền vững với giải pháp chủ chốt là EcoStruxture.
EcoStruxure hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả, tăng tính linh hoạt và độ tin cậy trong vận hành hệ thống sản xuất, kinh doanh của mình. Mỗi sản phẩm hoặc giải pháp mới của Schneider Electric đều được kết nối với hệ thống EcoStruxure, từ đó dễ dàng quản lý và nâng cấp. Điều này góp phần tạo nên một hệ sinh thái gắn kết, tương trợ và từ đó tạo nên một tương lai năng lượng bền vững.
Theo ông Luc Remont: "Năng lượng bền vững là trọng tâm phát triển công nghệ của Schneider Electric Có nhiều khía cạnh khác nhau khi đề cập đến sự bền vững, trong đó chúng tôi đang hướng đến hiệu quả trong sử dụng năng lượng, đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được xuyên suốt và bảo vệ con người khỏi những sự cố nguy hiểm. Chúng tôi cũng hướng đến các giải pháp sản sinh ít khí CO2 ra môi trường nhưng hiệu quả sử dụng năng lượng gấp 2 lần. Đó là thử thách mà chúng tôi đang đảm nhận".
Ông Luc Remont - Phó chủ tịch tập đoàn Schneider Electric, khu vực International Operations
Cũng theo ông Luc Remont, việc dự đoán trước những phát sinh để phòng tránh và ứng phó là một phần quan trọng của sự bền vững. "Một trong những giải pháp mới nhất mà Schneider Electric mang đến là máy cắt không khí thế hệ mới, nhờ vào kỹ thuật số để dự đoán trước các vấn đề xảy ra và tránh các sự cố có thể phát sinh" - ông Luc Remont khẳng định.
Máy cắt không khí Masterpact MTZ, giải pháp tiên phong
Schneider Electric đã đồng hành cùng Việt Nam 25 năm qua, từ những ngày đầu đổi mới và luôn hoạt động với tầm nhìn "Life is ON - Cho cuộc sống thăng hoa". Trong tương lai, Schneider Electric vẫn sẽ tiếp tục tiên phong trong công cuộc cải cách kỹ thuật số. Minh chứng gần đây nhất là sự kiện ra mắt thế hệ mới nhất của dòng máy cắt hạ thế huyền thoại Masterpact - máy cắt không khí Masterpact MTZ.
Máy cắt không khí Masterpact MTZ tối ưu hóa trong thời gian hoạt động và hiệu quả năng lượng, bởi giải pháp Ethernet đính trên bo mạch cùng tính năng đo lường với độ chính xác Class1 (1% lỗi) trong mỗi thiết bị.
Sự kiện ra mắt sản phẩm Masterpact MTZ vừa diễn ra vào tháng 9
Masterpact MTZ còn cho phép điều khiển từ xa qua Bluetooth LE, sẵn sàng kết nối mọi lúc mọi nơi giúp nhân viên bảo trì tránh xa vùng arc flash khi đang vận hành thiết bị. Với sự ra đời của các mô-đun kỹ thuật số, máy cắt Masterpact MTZ được thiết kế riêng cho mục đích ứng dụng và tùy chỉnh bất cứ lúc nào mà không thất thoát năng lượng.
Từ giai đoạn lắp đặt, vận hành, bảo trì và nâng cấp số, Masterpact MTZ giúp việc đảm bảo an toàn và kiểm soát mạch điện cho ứng dụng phân phối điện lớn và trọng yếu lên một tầm cao mới. Đồng thời sản phẩm cũng dễ dàng được nâng cấp thông qua các phương thức số hóa để đạt hiệu quả cao nhất trong việc quản lý, vận hành cơ sở và tòa, đảm bảo các mục tiêu về hiệu suất, an toàn, tin cậy và bảo quản các thiết bị.
Dù ở quy mô các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các công trình lớn, đa địa điểm, MTZ cũng được kết nối với nhau và vào hệ thống chung để tạo thành một mạng lưới tương thích nhiều môi trường khác nhau.
Sự ra đời của máy cắt không khí Masterpact MTZ đồng thời là lời khẳng định cho tầm nhìn và vị thế tiên phong của tập đoàn Schneider Electric. "Chúng tôi đang tái định nghĩa ngành phân phối điện trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của điện năng, và Masterpact MTZ của chúng tôi là một minh chứng xuất sắc." - ông Sử Ngọc Danh, Phó Tổng Giám đốc Ngành hàng Dự án, thị trường Tòa Nhà và Công Nghiệp của Schneider Electric Việt Nam - Myanmar - Campuchia chia sẻ.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
Apple đạt được giải thưởng của Liên Hợp Quốc vì sử dụng 100% năng lượng tái tạo Mới đây, Apple vừa giành được 1 trong 15 giải thưởng của Liên Hợp Quốc trong khuôn khổ chương trình Hành động Chống biến đổi Khí hậu Toàn cầu. Liên Hợp Quốc cho biết những doanh nghiệp đạt giải thưởng đã có "một số giải pháp tốt nhất và sáng giá nhất thế giới về chống biến đổi khí hậu", dẫn đầu là...