Trái phiếu vĩnh viễn: Liệu pháp vay tiền trong hoàn cảnh đặc biệt
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phải gồng mình kiểm soát diễn biến của đại dịch Covid-19, đồng thời các quốc gia đều cần nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại, việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn thu hút sự chú ý của đông đảo các thành viên thị trường.
Theo George Soros, tỷ phú lừng danh người Mỹ, ông chủ Tập đoàn Soros Quantum Fund, phát hành trái phiếu vĩnh viễn là cách dễ dàng, nhanh gọn và ít tốn kém nhất để thiết lập nguồn vốn cần thiết xây dựng nền kinh tế trước các tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, cũng như cuộc khủng hoảng được đánh giá là nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái năm 1929 tới nay.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, châu Âu cần khoảng 1.000 tỷ euro để chống trọi trước đại dịch Covid-19. Số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng một quỹ hồi phục kinh tế khu vực này, nhưng phải lấy từ đâu?
Trái phiếu vĩnh viễn không có ngày đến hạn, nên áp lực tài chính lên EU sẽ không lớn trong thời gian tới.
George Soros cho rằng, Liên minh Châu Âu (EU) có thể huy động nguồn vốn bằng việc phát hành các trái phiếu vĩnh viễn, loại trái phiếu không có ngày đáo hạn, tổ chức phát hành sẽ không thu hồi trái phiếu và người nắm giữ sẽ được hưởng lãi suất mãi mãi.
Điều này chưa từng có tiền lệ tại EU, nhất là với giá trị lớn như vậy. Tuy nhiên, trong quá khứ, chính phủ một số quốc gia đã từng dựa vào loại trái phiếu này để huy động tiền vào một số mục đích đặc biệt.
Trong đó, nổi tiếng nhất là trường hợp nước Anh phát hành công trái hợp nhất để tạo nguồn lực cho cuộc chiến tranh của Napoleon, cũng như trái phiếu dành cho chiến tranh thế giới thứ nhất.
Những trái phiếu này vẫn được giao dịch tại London cho tới tận năm 2015, sau đó cả 2 loại đã được Chính phủ Anh thu hồi.
Hay vào những năm 1870, Quốc hội Mỹ cũng phát hành trái phiếu vĩnh viễn để củng cố thị trường trái phiếu nội địa, đồng thời phát hành thêm một số đợt vào các năm sau đó.
Hiện tại, EU đang đối diện với “cuộc chiến” chưa từng có với đại dịch đe dọa tính mạng của người dân, trong khi nền kinh tế chao đảo. Một cuộc chiến như vậy đòi hỏi những phương pháp đặc biệt. Tỷ phú George Soros phân tích, việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn mang lại 3 lợi thế rất lớn với EU.
Video đang HOT
Thứ nhất, bởi vì trái phiếu vĩnh viễn không có ngày đến hạn, nên áp lực tài chính lên EU sẽ không lớn trong thời gian tới.
Tính chất linh hoạt, trả lãi dần mỗi giai đoạn nhất định giúp EU có được nguồn vốn lớn, chi phí thấp, áp lực trả nợ không cao.
Chẳng hạn, với 1.000 tỷ euro trái phiếu vĩnh viễn với lãi suất 0,5%/năm, chi phí trả lãi chỉ vào khoảng 5 tỷ USD/năm.
Con số này chưa tới 3% ngân sách của EU năm 2020. Đáng chú ý, mức lãi suất hiện tại của một trong những trái phiếu kỳ hạn dài nhất (trái phiếu chính phủ Áo kỳ hạn 100 năm) hiện ở mức chưa tới 0,5%/năm.
Thứ hai, thị trường có thể sẽ không “hấp thụ” một lần tất cả trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ euro. Do đó, khi phát hành trái phiếu vĩnh viễn, EU có thể dần huy động được số tiền này, mà không cần phải liên tục thực hiện các đợt huy động vốn mới.
Thứ ba, trái phiếu vĩnh viễn do EU phát hành sẽ có sức hấp dẫn trên thị trường. EU không cần tạo nên một hệ thống hay cấu trúc mới để phát hành loại trái phiếu này.
“Những đổ vỡ do đại dịch gây ra chỉ là ngắn hạn nếu giới chức châu Âu có các biện pháp đặc biệt để tránh gây ra tổn thất dài hạn.
Đây là lý do cần có quỹ phục hồi cho khu vực này. Huy động vốn từ trái phiếu vĩnh viễn là cách nhanh, đơn giản và ít tốn kém nhất để thiết lập quỹ này”, George Soros nhận định.
Cùng quan điểm, trong cuộc họp gần nhất của Hội đồng châu Âu ngày 23/4, đại diện Tây Ban Nha đã đưa ra ý tưởng về việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn với quy mô lên tới 1.500 tỷ euro.
Tuy cuộc họp chưa đi đến kết luận về vấn đề này, nhưng ý tưởng về trái phiếu vĩnh viễn đã hình thành và có thể sẽ được đề cập tới nhiều hơn trong thời gian tới.
Việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn tại châu Âu đang trong thời gian thảo luận, trong khi tại Trung Quốc, hoạt động này đã được tiến hành từ nửa cuối năm 2019.
Theo đó, hơn 400 tỷ nhân dân tệ trái phiếu vĩnh viễn đã được 8 ngân hàng Trung Quốc bán ra thị trường tính tới tháng 10/2019. Mức lãi suất trung bình của các trái phiếu vĩnh viễn là 4,63%, so với mức chỉ 3% đối với trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giới thiệu một chương trình hoán đổi với mục tiêu giúp tính thanh khoản của sản phẩm trái phiếu vĩnh viễn trở nên tích cực hơn khi cho phép hoán đổi loại trái phiếu này trên thị trường giao dịch thứ cấp.
Doanh nghiệp địa ốc 'khát vốn' ồ ạt vay trái phiếu lãi cao, thị trường dấu hiệu bất ổn?
Các chuyên gia nhận định, việc nhóm doanh nghiệp địa ốc phát hành lượng trái phiếu lớn nhất trong quý I với mức lãi suất cao đang cảnh bảo tín hiệu bất thường của thị trường, nguy cơ "vỡ trận" có thể xảy ra khi sự phục hồi của thị trường BĐS chưa thể dự đoán, khả năng cầm cự và phát triển của doanh nghiệp còn khốn khó...
"Khát vốn", doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Báo cáo của Công ty chứng khoán SSI mới đây cho biết, trong quý I, các doanh nghiệp địa ốc sẵn sàng chấp nhận phát hành trái phiếu lãi cao. Cụ thể, báo cáo của SSI ghi nhận, nhóm các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) dẫn đầu về khối lượng phát hành với tỷ lệ 49%, tương ứng với 23.202 tỷ đồng. Đặc biệt, lãi suất phát hành bình quân trong qúy I là 10,77%/năm, tăng 43 điểm cơ bản so với bình quân năm 2019, dù kỳ hạn bình quân ngắn hơn 1-2 tháng.
"Trong quý vừa qua, đã có có 33 doanh nghiệp BĐS phát hành tổng cộng 23.200 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ và bằng 18,3% tổng lượng phát hành cả năm ngoái"- báo cáo của SSI nêu rõ.
Trong quý I/2020, đã có có 33 doanh nghiệp BĐS phát hành tổng cộng 23.200 tỷ đồng. Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của SSI, trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư vì lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng giảm.
SSI nhận định: "Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu và tiền gửi hiện tại lên tới 4%/năm đã hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường".
Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nhiều doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu là điều hiển nhiên khi họ khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng.
"Dịch bệnh tác động mạnh đến nền kinh tế trong đó có BĐS. Các ngân hàng sẽ thắt chặt việc cho vay, nhất là cho vay lĩnh bực BĐS. Trong khi đó, doanh nghiệp địa ốc cần tiền để nuôi dự án. Các nhà phát triển BĐS phải tìm đến kênh khác. Khi nguồn cung tài chính hạn hẹp, nền kinh tế khó khăn thì lãi suất là cần câu hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Hiện tượng doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu với lãi suất cao sẽ còn tiếp tục gia tăng trong năm nay"- Ông Hiếu nói.
Đồng quan điểm, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng: "Khi doanh nghiệp gặp khó khăn hay phá sản, trong trật tự ưu tiên giải quyết thì trái phiếu bao giờ cũng được ưu tiên hơn cổ phiếu. Nên xét về mặt rủi ro tài chính thì trái phiếu được ưu tiên nhiều hơn".
Ông Ánh cũng nhấn mạnh, khi ngân hàng siết tín dụng, doanh nghiệp buộc phải đặt ra mức lãi suất cao để gia tăng tính hấp dẫn, thu hút vốn.
Cảnh báo bất ổn của thị trường
Trước tình trạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mức lãi suất cao, trong báo cáo quý I, SSI đã đưa ra cảnh báo rủi ro với các nhà đầu tư như khả năng thanh toán, thanh khoản và sức chịu đựng qua các thời kỳ dịch bệnh của doanh nghiệp.
"Các cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cá nhân và minh bạch hóa các thông tin thị trường vẫn chưa có nhiều cải thiện trong quý vừa qua", đại diện SSI nhấn mạnh.
Chuyên gia lo ngại, việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mức lãi suất cao đang cho thấy dấu hiệu bất ổn của thị trường. Ảnh minh họa.
TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích: "Thị trường tài chính đang bị tác động mạnh mẽ. Thị trường cho vay của ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong khi đó, dịch bệnh chưa hoàn toàn được kiểm soát và nguy cơ tác động mạnh đến nền kinh tế là không tránh khỏi.
Chính sách cách ly xã hội đang làm cho nền kinh tế có dấu hiệu "đóng băng", ngay cả đối với thị trường BĐS. Các doanh nghiệp địa ốc cũng khó khăn. Họ nhận thấy rủi ro từ thị trường. Họ cần tiền để "nuôi sống" dự án. Và nguồn vốn mà họ cần rất lớn. Lẽ ra, trước đây, nguồn vốn của doanh nghiệp địa ốc đến từ ngân hàng nhưng hiện tại đã bị giới hạn. Bởi ngân hàng đang lo nợ xấu BĐS sẽ càng thiết chặt việc cho vay. Doanh nghiệp địa ốc phải huy động lãi suất cao".
Ông Hiếu đặt ra lo ngại, dấu hiệu này đang cảnh báo sự bất ổn của thị trường khi doanh nghiệp địa ốc sẵn sàng chấp nhận phát hành trái phiếu lãi suất cao. Nguy cơ vỡ trận có thể xảy ra khi sự phục hồi của thị trường BĐS chưa thể dự đoán, khả năng cầm cự và phát triển của doanh nghiệp còn khốn khó.
"Như vậy, trong trường hợp các doanh nghiệp không thể trả lãi hoặc gốc cho nhà đầu tư thì chắc chắn thiệt hại đầu tiên sẽ thuộc về người mua trái phiếu. Quan ngại hơn, tình trạng này sẽ tác động tiêu cực đến thị trường BĐS và nền kinh tế", ông Hiếu lo ngại.
Thế khó của EU trong xây dựng biện pháp tái thiết kinh tế hậu COVID-19 EC đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng biện pháp tái thiết và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu sau những thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19. Biểu tượng đồng euro. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ủy ban châu Âu (EC) đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng biện pháp tái...