Trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng dưới dạng thẻ có được cơ cấu lại nợ do ảnh hưởng Covid-19?
Các ngân hàng đề xuất NHNN mở rộng phạm vi áp dụng Thông tư 01 đối với cả trái phiếu, bao thanh toán, bảo lãnh, dư nợ phát sinh từ thẻ…
Ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid 19 (Thông tư 01).
Tuy nhiên thông tư này được cho là còn nhiều điểm chưa rõ ràng, gây khó áp dụng cho các tổ chức tín dụng, nên NHNN mới đây đã giải đáp các vướng mắc để giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình hỗ trợ người dân và khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Liên quan đến phạm vi được cơ cấu lại nợ, các ngân hàng đề xuất NHNN mở rộng phạm vi áp dụng đối với tất cả các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ, bao thanh toán…
Video đang HOT
Về vấn đề này, NHNN cho biết, hiện nay chỉ có Thông tư 39 và thông tư 30 liên quan hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng với khách hàng là có quy định về khái niệm, nguyên tắc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, còn các quy định khác liên quan cấp tín dụng theo hình thức khác như là trái phiếu doanh nghiệp, bao thanh toán, bảo lãnh…là không có quy định về cơ cấu lại nợ.
Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tính đến 14/4/2020 trên toàn hệ thống tổng dư nợ cho vay chiếm đến 96,94%; đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm 2,47% và các hình thức cấp tín dụng khác chiếm 0,59%. Vì vậy thông tư 01 chỉ quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính là phù hợp, đáp ứng được cơ bản nhu cầu khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Do vậy, theo NHNN, việc Thông tư 01 quy định chỉ áp dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, lãi phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính mà không áp dụng đối với các giao dịch phát sinh từ hoạt động chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là phù hợp.
Quảng Ninh: Xử nghiêm tổ chức tín dụng cố tình gây khó với khách hàng
Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh công khai hai số điện thoại đường dây nóng để các doanh nghiệp liên hệ khi gặp vướng mắc cần tư vấn: 0904418486/ 0915345911.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Quảng Ninh. (Nguồn: quangninh.gov)
Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, nhằm hỗ trợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đoan cho biết nếu doanh nghiệp, khách hàng nào phát hiện ra các tổ chức tín dụng, ngân hàng cố tình gây khó dễ, đề nghị báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước tỉnh để kịp thời điều tra, xử lý, kỷ luật nghiêm.
Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh công khai hai số điện thoại đường dây nóng để các doanh nghiệp liên hệ khi gặp vướng mắc cần tư vấn: 0904418486/ 0915345911.
Thống kê đến ngày 20/4 vừa qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho gần 2.800 khách hàng với hơn 11.000 tỷ đồng/tổng số hơn 17.000 tỷ đồng số dư nợ bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được cho vay mới hơn 4.500 tỷ đồng.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đoan khẳng định các ngân hàng không gây khó dễ cho doanh nghiệp. Qua nắm bắt, có tình trạng doanh nghiệp cứ "kêu" chung chung, nhưng khi được hỏi cụ thể lại không có ý kiến gì.
Theo ông Đoan, có doanh nghiệp chưa tìm hiểu chế độ chính sách, thậm chí không liên hệ với ngân hàng, nhưng đã gửi văn bản đi các cấp, ngành kêu cứu. Cũng có tình trạng doanh nghiệp không chứng minh được việc bị ảnh hưởng bởi đại dịch do giấy tờ sổ sách sai quy định của Nhà nước. Với những trường hợp này, nếu ngân hàng cố giúp sẽ rơi vào tình trạng không thực hiện đúng quy định của Nhà nước và phạm tội che giấu nợ xấu.
Ông Đoan khuyến cáo, lúc này doanh nghiệp cần hợp tác một cách chân thành, trung thực với ngân hàng, đặc biệt giấy tờ, sổ sách phải đúng quy định, để cùng nhau tìm phương án tháo gỡ và thuận lợi.
Tại Quảng Ninh, việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 được triển khai từ sớm, thậm chí trước khi có Thông tư 01, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng đánh giá khả năng tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân có vay vốn ngân hàng để không bị động khi triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, qua đó đã có một số giải pháp trọng tâm nhanh chóng được thực hiện.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn, thiệt hại, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp.
Trên cơ sở đó, chỉ đạo cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và các loại phí giao dịch, cho vay mới với lãi suất ưu đãi theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhất là với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, xuất khẩu./.
Agribank miễn giảm, hạ lãi suất cho 27.500 khách hàng ảnh hưởng dịch COVID-19 Ngân hàng Agribank vừa triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN, tập trung tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua miễn giảm lãi, phí, hạ lãi suất, cho vay mới. 4 tháng đầu năm 2020, doanh số cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 481.000 tỷ đồng, bình quân cho vay mới 120.000 tỷ đồng/tháng. Đối với khách hàng bị ảnh hưởng...