Trải nghiệm văn hóa uống trà ở Thổ Nhĩ Kỳ
Mỗi quốc gia đều có văn hóa trà riêng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có văn hóa trà độc đáo của riêng mình và văn hóa uống trà của nước này vừa được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 1/12/2022.
Uống trà từ sáng tới khi đi ngủ
Người Thổ Nhĩ Kỳ pha trà bằng Caydanlik gồm hai ấm pha xếp chồng lên nhau và uống trà trong ly hình hoa tulip. Ảnh: goturkiye
Trà không chỉ là một loại đồ uống hay một cảm xúc làm bừng tỉnh các giác quan và thần kinh. Uống trà (“ay” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) là điều mà nhiều người dân nước này bắt đầu ngày mới.
Có thể khẳng định trà là một phần không thể thiếu trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ và là thức uống nóng phổ biến nhất. Cũng giống như nhiều quốc gia, mời khách uống trà là một nét văn hóa thể hiện lòng hiếu khách của người Thổ Nhĩ Kỳ. Bạn tới thăm nhà ai, bạn vào cửa hàng nào, bạn tham gia cuộc tụ tập ở bất kỳ đâu, thứ mà bạn được mời thưởng thức nhiều nhất sẽ là trà.
Những người không quen thuộc với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ có thể cho rằng cà phê mới là thức uống quốc gia. Nhưng không phải vậy! Người Thổ Nhĩ Kỳ thích nhâm nhi trà từ sáng đến tối, rồi tiếp tục cho tới khi đi ngủ, và ở Thổ Nhĩ Kỳ, không bao giờ có thời điểm nào bị coi là không tốt để uống trà. Mời trà và uống trà là cách thể hiện tình bằng hữu.
Ở mọi nơi làm việc hoặc nhà riêng, bạn sẽ thấy luôn có sẵn một bình trà để uống hoặc mời khách. Khi tới thăm nhà người Thổ Nhĩ Kỳ, mặc định sẽ là khách luôn được mời trà và phải uống hết ly đầu tiên, có thể bỏ dở ly thứ hai. Còn ở nơi làm việc, theo luật, phải có hai lần nghỉ giải lao trong ngày để nhân viên uống trà. Mời khách ly trà là phong tục và từ chối là điều chưa từng có.
Những cánh đồng trồng chè ở thành phố Rize – nơi trồng chè lớn nhất và nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images
Tập quán uống trà đã ăn sâu vào văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành một mẫu mực của trải nghiệm xã hội và lòng hiếu khách. Nhờ đó, khi nói tới thói quen uống trà hàng ngày, chắc chắn rằng người Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ xa người Anh.
Video đang HOT
Khi bạn lang thang trên những con phố hối hả của Thổ Nhĩ Kỳ, bạn thường bắt gặp hình ảnh một cậu bé mang chiếc khay bạc, vội vã băng qua đám đông để giao cho khách những ly trà đen nhỏ hình hoa tulip. Theo truyền thống, người ta không uống trà với sữa hoặc chanh mà chỉ thêm những viên đường nhỏ để tạo nên một loại đồ uống, đôi khi là rất ngọt.
Khi khách du lịch ghé vào các cửa hàng và chỉ cần nói “có” khi được mời trà, thì họ ngay lập tức hiểu qua về một trong những truyền thống mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ. Truyền thống này mạnh mẽ tới mức nếu bạn từ chối khi được mời trà, người mời sẽ cảm thấy bị xúc phạm vô cùng. Nếu không uống được trà vì lý do nào đó, bạn nên xin nước thay vì không uống gì cả.
Một hình ảnh thường thấy ở hầu hết các thị trấn và làng mạc là một vườn trà Thổ Nhĩ Kỳ có tên là ay Bahcei. Bạn bè và gia đình thường tụ tập ở đây để trò chuyện về cuộc sống, tận hưởng không khí thân mật, ấm áp cùng nhau trong khi nhâm nhi tách trà.
Mặc dù mọi người đều đến vườn trà, nhưng không mấy khi người ta bắt gặp phụ nữ trong quán trà Thổ Nhĩ Kỳ. Quán trà chủ yếu là một môi trường dành cho nam giới. Làng nào cũng có một quán trà vì nó cũng quan trọng như chợ vậy.
Vợ và bạn gái của khách nam không đi cùng vào quán trà vì đây là nơi đàn ông tụ tập để vừa chơi cờ bàn, vừa nhấm nháp nhiều loại trà có hương vị khác nhau.
Lịch sử trà Thổ Nhĩ Kỳ
Một ay Bahcei ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: tripadvisor
So với lịch sử hàng nghìn năm tuổi của trà, đáng ngạc nhiên là trà Thổ Nhĩ Kỳ còn khá mới. Theo một số nguồn tin, người Thổ Nhĩ Kỳ đã buôn bán và tiêu thụ trà từ năm 400 trước Công nguyên. Tuy nhiên, trà chỉ trở nên phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1900 trở đi.
Cây chè lần đầu tiên được thử trồng trên đất Thổ Nhĩ Kỳ ở Bursa từ năm 1888 đến 1892. Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại vì vùng này của Thổ Nhĩ Kỳ không đủ điều kiện để trồng chè. Năm 1924, chè được trồng ở phía đông của vùng Biển Đen. Có những vườn chè quyến rũ dọc theo eo biển Bosphorus, những con phố nhỏ thuôn nhọn của Istanbul cổ kính và tại các điểm du lịch dọc theo biển Aegean.
Đáng chú ý, người trồng chè Thổ Nhĩ Kỳ không cần dùng tới thuốc trừ sâu, nhờ vào điều mà họ gọi là phương pháp trị vi khuẩn tự nhiên. Đó là lượng tuyết rơi hàng năm bao phủ các vùng ven Biển Đen. Đặc điểm khí hậu đó khiến khu vực này của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nơi duy nhất trên thế giới có cây chè chịu được nhiệt độ đóng băng.
Ngày nay, hơn 700 triệu m2 đất được sử dụng để trồng cây chè và trà là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai sau nước ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số 5 quốc gia trồng chè hàng đầu thế giới, sản xuất khoảng 6 đến 10% lượng chè của thế giới. Hầu hết số này được tiêu thụ trong nước.
Để pha một tách trà Thổ Nhĩ Kỳ hoàn hảo, cần có Caydanlik. Đây là hai chiếc ấm pha trà được đặt chồng lên nhau. Nước pha trà được để trong chiếc ấm dưới, trong khi lá chè và một ít nước được đổ vào chiếc ấm bên trên. Khi nước ở ấm dưới sôi, người ta pha nước này với lá chè ở ấm trên. Sau đó, người ta rót trà vào ly hình hoa tulip qua lưới lọc sao cho chỉ đầy một nửa và đổ thêm nước đun sôi từ ấm dưới.
Có thể nói trà Thổ Nhĩ Kỳ là một cách sống. Đó là một loại đồ uống đích thực được thưởng thức tại nhà, nơi làm việc và thậm chí ở các chợ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đó người bán hàng dùng trà để thu hút khách tới mua hàng. Như dân gian Thổ Nhĩ Kỳ nói: “Trò chuyện mà không có tách trà giống như bầu trời đêm không trăng”. Điều này thể hiện cảm giác, bản chất và tình cảm của người Thổ Nhĩ Kỳ gắn liền với trà. Trải qua nhiều năm, trà gắn liền với văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ cũng giống như trăng và sao trên bầu trời đêm. Do đó, người Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng, dành tình cảm lớn cho loại đồ uống yêu thích này.
Nga lập đội 103 tàu chở dầu để lách lệnh trừng phạt, Tổng thống Ukraine nói về áp trần giá dầu Nga
Tờ Financial Times đưa tin rằng Nga đã tập hợp một đội tàu để tránh các lệnh trừng phạt dầu mỏ của phương Tây.
Tàu chở dầu Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images
Theo nguồn tin này ngày 3/12, Nga đã âm thầm tập hợp 103 tàu chở dầu lâu năm.
Công ty tư vấn năng lượng Rystad cho biết, Nga đã nắm quyền kiểm soát số tàu chở dầu này kể từ đầu năm 2022 bằng cách mua một số tàu và sử dụng lại một số tàu từng vận chuyển dầu đến, đi từ Iran hoặc Venezuela.
Vào ngày 2/12, Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cuối cùng đã đồng ý áp trần giá dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần tranh luận giữa các quốc gia. Các nước như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic cho rằng mức trần đề xuất là quá cao. Trong khi đó, một số quốc gia có biển như Hy Lạp muốn mức trần được đặt ở mức khoảng 70 USD/thùng.
Các công ty phương Tây sẽ bị cấm bảo hiểm hoặc cấp tài chính cho các tàu chở dầu thô Nga trừ khi dầu được bán với giá dưới 60 USD/thùng theo quy định mới.
Hồi tháng 10, Giám đốc Ngân hàng VTB, Andrey Kostin, cho biết rằng Nga đã phải chi ít nhất 16,2 tỷ USD để mở rộng đội tàu chở dầu. Các nhà phân tích phương Tây giải thích tuyên bố này có nghĩa là Nga đang đầu tư vào các tàu chở dầu thô rất lớn (VLCC), tàu chở dầu Suezmax và tàu chở dầu Aframax. Mỗi tàu VLCC có thể chứa tới 2 triệu thùng dầu thô, tàu chở dầu Suezmax có thể chở tới 1 triệu thùng, còn tàu chở dầu Aframax chứa tới 700.000 thùng.
Theo Financial Times, các nhà quan sát quốc tế đã nhận xét rằng Nga có thể sẽ sử dụng đội tàu trên để bán khối lượng năng lượng ngày càng tăng cho các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vốn không chịu lệnh trừng phạt của EU hoặc Mỹ.
Sau khi EU và G7 áp giá trần dầu Nga, ngày 3/12, Điện Kremlin cho biết Nga sẽ không chấp nhận mức giá trần này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ Nga sẽ phân tích tình hình và sau đó Nga sẽ cho biết phản ứng của mình.
Nga cũng khẳng định sẽ tiếp tục tìm được khách hàng mua dầu mỏ của nước này và cho rằng việc các chính phủ phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ Nga là động thái nguy hiểm.
Trong bài đăng trên Telegram, Đại sứ quán Nga tại Mỹ chỉ trích động thái trên là định hình lại các nguyên tắc thị trường tự do, đồng thời khẳng định thế giới vẫn có nhu cầu đối với dầu mỏ Nga bất chấp những biện pháp trên. Bài đăng nhấn mạnh những biện pháp như vậy sẽ không tránh khỏi dẫn tới những hậu quả làm gia tăng bất ổn và khiến khách hàng phải trả chi phí cao hơn.
Trong khi đó, ngày 2/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mức giá trần 60 USD đối với dầu Nga là không đáng kể và sẽ ít có tác dụng. Ông cho rằng áp đặt giá trần dầu Nga ở mức này sẽ làm ngân sách Nga tăng thêm 100 tỷ USD mỗi năm. Trước đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cho hay mức trần dầu Nga nên là 30 USD/thùng.
Simone Tagliapietra, chuyên gia về năng lượng từ viện nghiên cứu Bruegel, trụ sở tại Brussels, Bỉ cũng cho rằng con số 60 USD, ở điều kiện thị trường hiện tại, sẽ không gây hại cho Nga mà nó chủ yếu chỉ đáp ứng mong muốn của Mỹ là ngăn giá dầu tiếp tục tăng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố trên tài khoản mạng xã hội: "Liên minh châu Âu đang đưa ra mức trần đối với giá dầu. Tuy nhiên, đã đến lúc EU nhận ra rằng điều này và các biện pháp tương tự gây tổn hại nhiều nhất cho nền kinh tế châu Âu".
Đức cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc tấn công trên bộ ở Syria Cảnh báo của Đức được đưa ra khi Ankara tiếp tục từ chối phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: EPA Theo mạng tin Euractiv.de (Đức) ngày 1/12, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã kêu gọi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt Cavusoglu không thực hiện bất kỳ biện pháp...