Trải nghiệm “muốn quên” khi mắc Covid-19 trong chuyến du lịch sau Tết: Cách ly 2,9 triệu/ngày tại resort giữa Côn Đảo, delay vé máy bay đến 2 lần chờ âm tính
Sau Tết Nguyên đán, người dân có xu hướng đi du lịch “phục thù”. Tuy nhiên, không ít tình huống oái ăm, “dở khóc dở người” khi khách du lịch không may mắc Covid-19 trong hành trình.
Chi phí cách ly 2,9 triệu/mỗi ngày giữa Côn Đảo
Anh Nguyễn Nhật C., 27 tuổi, sáng sớm 10/2 đáp chuyến bay từ TP.HCM đến Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Anh dự định vui chơi và tham quan trong vòng một ngày, sau đó về lại TP.HCM chiều 11/2. Tuy nhiên, cơn “ác mộng” ập đến khi anh xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngay khi đặt chân đến resort, dù hai ngày trước khi bay, anh đã test nhanh âm tính.
Mẫu gộp của anh C. và người bạn đi cùng dương tính. Sau khi xét nghiệm tách mẫu, anh C. tiếp tục dương tính, người còn lại âm tính. Nam du khách bắt buộc ở lại resort cách ly 7 ngày theo đúng quy định của địa phương. Trong khi đó, bạn anh chỉ có 2 sự lựa chọn, hoặc ở lại cùng cách ly, hoặc ngay lập tức bay về Sài Gòn. Người này đã chọn phương án thứ hai.
“Tôi rất hoang mang thời điểm biết mình là F0. Dù ở Sài Gòn cả năm qua, ngay khi dịch bùng phát mạnh mẽ nhất, tôi vẫn có thể tự bảo vệ bản thân. Tôi không ngờ, khi vừa đến Côn Đảo, chưa kịp đi đâu, làm gì, đã mắc Covid-19″, anh C. buồn bã nói.
Anh C. suy sụp phát hiện mắc Covid-19 khi vừa đặt chân đến resort
Theo quy định, du khách F0, F1 khi đến Côn Đảo phải thực hiện cách ly, điều trị tại cơ sở lưu trú, trường hợp du khách có nhu cầu về đất liền cần có máy bay chuyên chở. Anh C. không có sự lựa chọn nào khác, được hướng dẫn đến khu cách ly riêng của resort.
“Một cái khó đối với du khách đến Côn Đảo là ít chỗ lưu trú. Do đó, nếu không may mắc Covid-19, sẽ rất ít có sự lựa chọn địa điểm cách ly. Tại đây có homestay với chi phí thấp hơn resort nhưng khá đông, tôi chỉ còn phương án cách ly và điều trị tại resort với mức giá 2,9 triệu/ngày”, anh C. nói chi phí cách ly rất cao, nhưng chỉ bao gồm bữa sáng, không có bữa trưa và tối. Thuốc điều trị dành cho F0 cũng thiếu thốn.
Sau khi khai báo y tế với chính quyền địa phương, anh được cán bộ y tế gọi điện hỏi thăm và hướng dẫn sử dụng thuốc theo triệu chứng. Không chỉ nhờ nhân viên khách sạn, anh còn liên hệ những người dẫn tour du lịch, thậm chí gọi điện cho người nhà ở Sài Gòn, gửi nhờ thuốc ra Côn Đảo.
“Ngày đầu tiên, tôi vừa mệt mỏi vừa hoảng hốt vì đã quen sống ở Sài Gòn có người thân chăm sóc, dễ dàng mua thuốc men. Nhưng may mắn, đến ngày thứ 4, sức khỏe của tôi vẫn ổn định, các triệu chứng không quá nặng”, anh C. cho biết mỗi ngày đều xét nghiệm liên tục, các vạch cũng mờ dần.
Điều anh lo lắng nhất chính là chi phí cho 7 ngày, có thể 10 ngày cách ly tùy theo tình hình sức khỏe. “Giá cả đắt đỏ mà dịch vụ lại không đầy đủ. Nếu ăn trưa và tối ở resort có thể mất thêm tầm 1-2 triệu mỗi ngày, ngang với mức giá cách ly. Thực sự, tháng sau tôi sẽ phải sống tiết kiệm hơn”, anh nói.
Thuốc điều trị Covid-19 được người nhà gửi từ Sài Gòn ra Côn Đảo cho anh C.
Bữa sáng nằm trong chi phí cách ly gần 3 triệu mà resort cung cấp mỗi ngày
Video đang HOT
Ngoài ra, anh C. tự mua thêm hoa quả, bánh trái,… để bổ sung chất dinh dưỡng
Chuyến du lịch dự kiến kéo dài một ngày bỗng chốc biến thành chuỗi ngày điều trị và cách ly vì mắc Covid-19, không chỉ khiến công việc bị ảnh hưởng mà tinh thần của anh cũng suy sụp. Anh khuyến cáo người dân nếu đi du lịch trong tình hình này nên chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, những túi thuốc cơ bản, đề phòng bản thân có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào.
“Hi vọng tôi sớm âm tính để về lại Sài Gòn”, anh nói.
Ra Hà Nội đón Tết không may mắc Covid-19 là hoàn cảnh của anh N., 29 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM. Chuyến đi được anh lên kế hoạch từ trước, có sự chuẩn bị chu đáo từ vé máy bay, khách sạn, lịch trình cụ thể.
Gia đình từng khuyên anh nên hoãn chuyến đi vì tình hình dịch bệnh tại Hà Nội vẫn rất căng thẳng, đã vượt 3.5000 ca mắc/ngày. Dù hơi lo lắng, nhưng đã chuẩn bị kỹ lưỡng, có kiến thức sau 2 năm phòng chống dịch tại TP.HCM, nên anh N. vẫn quyết định thực hiện chuyến bay.
Anh N. có mặt tại Hà Nội chiều mùng 5 Tết. Ngay khi xuống sân bay, anh test nhanh âm tính, đã gặp gỡ một số người thân và bạn bè. Anh hạn chế di chuyển nhiều nơi, cố gắng nhớ tất cả những người mình tiếp xúc.
Đến chiều mùng 7 Tết, khi một người bạn thông báo là F0, anh test nhanh vẫn âm tính. Tuy nhiên, kết quả PCR lại dương tính. Anh phải huỷ vé máy bay về TP.HCM và tự cách ly, điều trị tại nhà người thân.
“Dù đã lường trước tình hình dịch bệnh ở Hà Nội rất căng thẳng nhưng khi mắc bệnh, tôi khá bối rối vì Hà Nội không phải nơi tôi sinh sống. Tôi phải nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của bạn bè để có thuốc và các vật dụng y tế cần thiết”, anh N. kể.
Sau 4 ngày cách ly, tình trạng sức khoẻ của anh N. ổn định. Dù test nhanh vẫn dương tính nhưng 2 vạch mờ dần, anh tiếp tục theo dõi sức khoẻ, sau khi PCR âm tính sẽ về lại TP.HCM.
“Hà Nội hiện rất lạnh nên ảnh hưởng một phần đến sức khoẻ của các F0. Do đó, những người không có công việc hay lịch trình quan trọng, nên hạn chế di chuyển. Rất may, trong thời gian cách ly, tôi vẫn có thể giải quyết phần công việc của mình”, anh N. nói.
Anh N. test lại âm tính sau 4 ngày tự cách ly và điều trị
Đến hiện tại, anh N. đã phải delay chuyến bay từ Hà Nội – TP.HCM 2 lần. “Hà Nội lạnh quá, giờ chỉ mong âm tính để về lại Sài Gòn thôi”.
Khuyến cáo đi du lịch an toàn sau Tết
Cuối tháng 1/2021, Việt Nam điều chỉnh điều kiện đối với hành khách đi lại bằng hàng không. Theo đó, không yêu cầu có giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc giấy chứng nhận khỏi bệnh và giấy xét nghiệm. Đặc biệt, người dân (bao gồm trẻ em dưới 12 tuổi) không phải test nhanh trước khi thực hiện chuyến bay nội địa.
Sau khi Việt Nam nối lại các đường bay nội địa, lượng khách du lịch “phục thù” gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong và sau Tết Nguyên Đán.
Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng khuyến cáo đón Tết 2022 an toàn. Trong đó, Bộ đề nghị người dân cân nhắc mức độ nguy cơ của mình và người thân trước khi thực hiện chuyến du lịch.
Để đảm bảo an toàn trước khi đi du lịch, Bộ Y tế và WHO lưu ý người dân cần tiêm đủ liều vaccine Covid-19, mở cửa sổ và luôn giữ không khí lưu thông khi ở trên phương tiện giao thông hay trong phòng, tuân thủ nghiêm quy định 5K, cân nhắc kế hoạch di chuyển nếu cảm thấy không khoẻ hoặc có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày qua.
Trước khi xuất phát, du khách nên khai báo y tế, xét nghiệm Covid-19, tìm hiểu quy tắc cách ly tại địa phương đó với F1, F0 và có sự chuẩn bị rõ ràng vì bất cứ lúc nào mình cũng trở thành F0.
Nếu không may mắc Covid-19, du khách cần khai báo với trạm y tế địa phương để có hướng dẫn chi tiết. F0 nếu đủ điều kiện sẽ được phép cách ly tại nhà/nơi lưu trú. Nếu không, cần nhờ sự hỗ trợ của cơ quan y tế.
Khách du lịch lên Đà Lạt vạ vật đầu năm do không kiếm được nhà nghỉ
Chị Trang, 38 tuổi, sống tại Hà Nội, trong Tết đã du lịch Phú Quốc an toàn kéo dài 4 ngày 3 đêm cùng gia đình. Nhóm gồm 6 người lớn và 5 trẻ nhỏ.
Trước khi bắt đầu hành trình, chị kiểm tra tình hình Covid-19 tại điểm đến. Theo đó, Phú Quốc là một trong những địa phương tiên phong mở cửa đón khách du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát. Trong 9 ngày Tết (từ 29/1/2021 đến 6/2/2022), địa phương này đón hơn 120.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày có 20 chuyến bay nội địa.
Theo chị Trang, trong quá trình vui chơi ở Phú Quốc, chị liên tục nhắc nhở người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ đeo khẩu trang, không sờ mó lung tung, rửa tay thường xuyên. Gia đình chuẩn bị nhiều bộ test Covid-19, sẵn sàng xét nghiệm bất cứ khi nào nếu xuất hiện triệu chứng.
“Dù khá lo lắng vì trẻ nhỏ chưa tiêm vaccine, nhưng may mắn, chúng tôi đã có chuyến du lịch an toàn. Sau hành trình, sức khỏe mọi người đều ổn định, quay lại nhịp sống và công việc bình thường”, chị nói.
Tổng kết một số khuyến cáo khi đi du lịch sau Tết để phòng, chống dịch bệnh:
- Tiêm phòng đầy đủ vaccine Covid-19.
- Chuẩn bị những túi thuốc cơ bản để điều trị Covid-19 theo triệu chứng (có thể tham khảo tại đây).
- Tìm hiểu kĩ tình hình dịch Covid-19 tại điểm đến và các quy định cách ly của địa phương.
- Trước khi đi, hãy khai báo y tế và test nhanh Covid-19.
- Nếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách tiếp xúc, hạn chế chạm vào các bề mặt và vệ sinh tay thường xuyên.
- Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, hãy cố gắng dừng lại ở mức tối thiểu bằng cách mang theo đầy đủ đồ ăn thức uống và đổ xăng trước cho xe.
- Lên kế hoạch đầy đủ cho chuyến đi, hạn chế chỗ đông người.
- Sau khi kết thúc chuyến du lịch, hãy chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân và gia đình…
Đà Nẵng: Đẩy mạnh tiến độ các công trình trọng điểm
Trong dịp kiểm tra các công trình trọng điểm ra quân đầu năm, lãnh đạo TP.Đà Nẵng nhấn mạnh du lịch, CNTT là những mũi nhọn cần tập trung đẩy mạnh tiến độ, kể cả các dự án dân sinh.
Công trình Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn (lưu vực đường Hồ Xuân Hương đến Quảng Nam) tại Q.Ngũ Hành Sơn có tổng mức đầu tư lên đến 1.340 tỉ đồng. Công trình có chức năng thu gom, đưa nước thải về trạm xử lý, nâng cao hiệu quả các trạm xử lý, khắc phục ô nhiễm do nước thải và nước mưa ở các bãi tắm phía đông Q.Ngũ Hành Sơn. Trong đó, hạng mục xây hệ thống gom nước thải riêng các lưu vực cửa xả Furama, dọc sông Cổ Cò có phạm vi quy hoạch 522 ha với gần 68 km đường ống, 5 trạm bơm nước thải và đấu nối nước thải cho gần 4.400 hộ dân. Hạng mục tuyến cống đưa nước mưa về sông Hàn cho lưu vực cửa xả Furama và khu sân bay Nước Mặn về đường Phạm Hữu Nhật quy hoạch 18,5 ha, hơn 6,5 km cống hộp. Công trình do liên danh Công ty CP Xây dựng số 5 - Công ty TP Tư vấn cấp thoát nước và môi trường thực hiện, dự kiến hoàn thành tháng 4.2023.
Dự án đường vành đai phía Tây 2 đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh HOÀNG SƠN
Xứng đáng vị thế
Kiểm tra công trình này những ngày đầu năm, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó bí thư thường thực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng, đánh giá công trình có ý nghĩa đặc biệt, giữ gìn môi trường biển bởi bãi biển Đà Nẵng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển du lịch, nghỉ dưỡng - mũi nhọn số 1 trong 5 lĩnh vực trọng điểm của TP.Đà Nẵng. "Để phát triển du lịch, TP.Đà Nẵng cần giữ gìn nhiều thứ, trong đó có môi trường biển, nên công trình vượt tiến độ càng sớm thì càng góp phần bảo vệ môi trường", ông Triết nói.
Ông Lương Nguyễn Minh Triết tặng quà động viên công nhân đầu xuân. Ảnh NGUYỄN TÚ
Cũng trong dịp đầu năm mới, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng đã ghé thăm Sheraton Grand Danang Resort (Công ty CP Biệt thự và khách sạn biển Đông Phương, đường Trường Sa, Q.Ngũ Hành Sơn). Sau khi TP.Đà Nẵng mở cửa, từ tháng 1 đến nay, resort này đã đón 1.600 khách, công suất phòng dịp tết 57%, trong đó có đoàn hơn 100 khách đón tết tại resort, cho thấy sự phục hồi đáng kể của lĩnh vực du lịch.
Thêm một mũi nhọn khác, CNTT, cũng được TP.Đà Nẵng quan tâm kích hoạt. Khu công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1) tại cầu Thuận Phước (Q.Hải Châu) có tổng mức đầu tư 986 tỉ đồng, khởi công tháng 10.2020. Công trình gồm 2 khối nhà 8 tầng, 1 khối nhà 20 tầng. Dù gặp nhiều khó khăn do Covid-19 nhưng công trình vượt tiến độ, hoàn thành xây lắp khối ICT 1 vào 31.12.2021, dự kiến hoàn thành xây dựng khối ICT và ICT 2 tháng 3.2022.
Ông Nguyễn Văn Quảng (giữa) tìm hiểu tiến độ dự án Cải thiện hạ tầng giao thông TP. Ảnh HOÀNG SƠN
Ông Lương Nguyễn Minh Triết đánh giá Khu công viên phần mềm số 2 đóng vai trò công trình trọng điểm, động lực trong thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm CNTT, trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm nhân lực theo chiến lực chuyển đổi số. "Để xứng đáng vị thế, tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm hoàn thiện đề án quản lý vận hành và thu hút đầu tư để Công viên phần mềm hoạt động và phát huy hiệu quả ngay khi hoàn thiện", ông Triết nói.
Quan tâm tiến độ và mức độ ảnh hưởng đến dân sinh
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khi đến tham dự lễ ra quân đầu năm tại một số dự án động lực, trọng điểm cũng lưu ý các chủ đầu tư dự án phải đẩy nhanh tiến độ, tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tại lễ ra quân đầu năm dự án Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng, ông Quảng yêu cầu Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng (chủ đầu tư) cùng các nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực đẩy nhanh tiến độ; quá trình xây dựng phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đà Nẵng. Công trình này có tổng mức đầu tư hơn 495 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 5.2023, quy mô 11 tầng nổi, 1 tầng kỹ thuật và 2 tầng hầm, 404 giường bệnh.
Tại dự án đường vành đai phía Tây 2 thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông TP.Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng đề nghị hoàn thành đúng tiến độ. Theo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, công trình có tổng chiều dài 14,3 km, cam kết hoàn thành đoạn từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến nút giao cuối tuyến với đường Nam Hải Vân - Túy Loan trước ngày 30.6.2022.
Cứu kịp thời 2 ngư phủ bị chìm tàu rơi xuống biển ngày đầu năm mới Do sóng to gió lớn dẫn đến tàu cá bị chìm, 2 ngư phủ Sóc Trăng rơi xuống biển và may mắn được cứu kịp thời ngay đầu năm mới 2022. Lúc 18h ngày 1/1, tàu ST92567-TS của ông Phạm Văn Mẫm (ngụ ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã đưa 2 ngư phủ gặp nạn trên...