Trải nghiệm hai ngày không điện thoại, chinh phục cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam
Gần như suốt cung đường Tà Năng – Phan Dũng, sóng wifi, sóng điện thoại bị ngắt kết nối. Tạm rời xa nhịp sống hiện đại, cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam sẽ mang đến những trải nghiệm chưa từng có.
Tà Năng – Phan Dũng được mệnh danh là cung đường trekking (đi bộ đường dài) đẹp nhất Việt Nam, đi qua hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ cùng địa hình khó nhằn, nơi đây trở thành điểm đến trong mơ của nhiều người yêu thích khám phá và thử thách bản thân.
Để chinh phục cung đường Tà Năng – Phan Dũng, trekker (người đi bộ đường dài) phải vượt qua ba loại địa hình gồm đồi núi, rừng thông và rừng già. Đặc biệt, hành trình này sẽ không có sóng wifi, điện thoại đồng hành, trekker hoàn toàn “cai” mạng xã hội hay công việc, toàn tâm với cung đường trekking và kết nối cùng thiên nhiên, đồng đội.
Bắt đầu hành trình chinh phục Tà Năng – Phan Dũng, những em bé dễ thương người đồng bào Churu trong ngôi nhà nhỏ nằm bên sườn đồi chính là hình ảnh đầu tiên đón chào trekker. Nụ cười trong veo của lũ trẻ ở một không gian yên bình khiến lòng người trở nên nhẹ nhõm.
Tà Năng đang trong mùa cỏ cháy, những ngọn đồi khoác lên mình tấm áo vàng úa vô cùng đẹp mắt. Mùa cỏ cháy mang đến cho Tà Năng vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa thơ mộng. Bước đi giữa những triền đồi mướt rượt, trekker như đang bước trong đi trong một bức tranh mộc mạc, yên bình.
Với địa hình không quá khó khăn lại có thêm khung cảnh rất đẹp, nên thơ, đoạn đầu của cung đường Tà Năng – Phan Dũng như một món quà ngọt ngào mà thiên nhiên dành tặng cho trekker.
Tạm biệt các đồi cỏ cháy, trekker bước vào chặng đường mới với những ngọn đồi cao ngất hòa mình giữa rừng thông xanh. Đây là chặng đường đầy thử thách với hàng loạt dốc cao khúc khuỷu.. Những người không quen trekking, khi đến cung đường này cũng là lúc đã thấm mệt, đòi hỏi ý chí mạnh mẽ và sự tập trung trong mỗi bước chân.
Đặc biệt, khi đặt chân đến cột mốc Tà Năng – Phan Dũng – nơi có độ cao 1.168m so với mực nước biển, là điểm giao nhau của ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận, các trekker sẽ thực sự cảm nhận sự giao thoa giữa đất với trời. Từ trên cao, phóng tầm mắt ra không gian rộng lớn, ngắm nhìn những ngọn núi trùng điệp nối tiếp nhau đến tận chân trời, rừng thông xanh mướt trải dài bất tận…
Anh Phạm Đại Lượng, founder Công ty Du lịch Itreck (đơn vị khai thác tour trekking cung Tà Năng – Phan Dũng) cho biết, tổng cung đường dài khoảng 30km đi từ rừng Tà Năng đến rừng Phan Dũng, băng qua cột mốc cao 1.168m giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Cung trek trải qua nhiều địa hình từ rừng thông độ cao 900m, lên đồi cỏ gần 1,200m rồi xuống rừng Phan Dũng với độ cao giảm dần xuống 500m.
Video đang HOT
Để chinh phục cung đường Tà Năng – Phan Dũng, trekker sẽ phải vượt qua hàng chục con dốc, trong đó có bốn dốc lớn, bao gồm dốc Ngo, dốc Cọp, dốc Lò Xo (dốc Lông Mít) và dốc Khuỷu Tay (dốc Mạ ơi). Do đó, thể lực, sức bền của trekker là cực kỳ quan trọng.
Đỗ Yến Hoa, nữ trekker 36 tuổi chia sẻ, bản thân chị chưa từng đi trekking, hành trình chinh phục Tà Năng – Phan Dũng là lần đầu chị thử sức. Khi đặt chân vào cung đường, chị cảm nhận được sự hứng khởi lạ kỳ. “Trước khi đi tôi đã rất phân vân, không biết mình có làm được không. Nhờ sự tiếp sức của thiên nhiên, sự động viên của đồng đội, tôi đã làm được. Cảm giác rất tự hào và hạnh phúc”, chị Yến Hoa chia sẻ.
Tương tự, chị Quỳnh My (37 tuổi) chia sẻ, vì ít vận động nên việc đi bộ vài chục kilomet đường đồi núi là một thử thách lớn. Khi đi được khoảng 15km đầu tiên, đôi chân rệu rã. Nhưng tâm niệm cứ đi rồi sẽ tới, chị đã chinh phục được chặng đường đầy thử thách. “Chinh phục được Tà Năng – Phan Dũng, tôi đã vượt qua giới hạn của chính bản thân. Mọi khó khăn, mệt nhọc đều tan biến, chỉ còn lại niềm tự hào và sự biết ơn vì đã dám thử thách mình”, chị My nói.
Sau một ngày dài chinh phục những con dốc hiểm trở trên cung đường Tà Năng – Phan Dũng, còn gì tuyệt vời hơn khi được độc quần bên bữa tiệc ấm áp giữa đại ngàn. Những món ăn đặc sắc, mang đậm hương vị núi rừng do chính tay người đồng bào Churu, Raglai và các hướng dẫn viên chuẩn bị đã làm dịu đi bao mệt mỏi. Bên cạnh ngọn lửa bập bùng, các trekker cùng giao lưu, tâm sự, múa hát… biến hành trình thành kỷ niệm không thể quên.
Ở ngày thứ hai, thử thách lớn nhất của hành trình là chính phục Đồi Lính và những con dốc. Lên dốc mệt bao nhiêu thì xuống dốc mệt bấy nhiêu, bởi trekker phải có kỹ năng giữ thăng bằng và kiểm soát tốt địa hình. Việc trượt chân hay mất tập trung có thể dẫn đến những vấn đề nguy hiểm nên trekker phải toán mồ hột để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, ở chặng này, trekker sẽ được trải nghiệm “grab rừng”, một “đặc sản” của hành trình chinh phục Tà Năng – Phan Dũng. Những tài xế người đồng bào điều khiển chiếc xe điêu luyện, vượt qua địa hình hiểm trở là trải nghiệm mà không phải ai cũng dám thử.
Trải nghiệm cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam mùa cỏ cháy
Tà Năng - Phan Dũng được các phượt thủ đánh giá là cung trekking (đi bộ đường dài) đẹp nhất Việt Nam, cung này dài 30 km xuyên qua địa phận Lâm Đồng - Bình Thuận.
Cung đường Tà Năng - Phan Dũng những ngày cuối năm rất đẹp và yên bình.
Sau khi dùng bữa sáng tại một quán ăn địa phương ở bìa rừng Tà Năng, đoàn trekking bắt đầu lên đường trong tiết trời se lạnh của Lâm Đồng.
Đoạn đường đầu tiên khá bằng phẳng và đơn giản với các trekker (người leo núi).
Cung đường Tà Năng - Phan Dũng đang vào mùa cỏ cháy, khắp nơi ngả màu vàng rực, tạo nên bức tranh thiên nhiên nên thơ, độc đáo. Theo các hướng dẫn viên, tháng 11 và 12 là thời điểm đi trekking Tà Năng - Phan Dũng đẹp nhất.
Đoàn trekker băng qua những con suối nhỏ trong rừng. Lâu lâu mọi người lại gọi nhau tránh sang một bên để xe hậu cần chở đồ đạc đi qua.
12h trưa, cả đoàn đã đến cột mốc cao nhất của cung Tà Năng - Phan Dũng. Cột mốc này cao 1.168 mét so với mực nước biển. Đây là cột mốc nằm giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận.
Đoàn tiếp tục đi bộ vượt qua những con dốc dài với những sườn đồi cỏ cháy vàng rực ở hai bên.
Ăn trưa xong, cả đoàn lên đường. Đoạn đường buổi chiều gian nan hơn với nhiều con dốc dài và dựng đứng. Các trekker phải nghỉ nhiều lần mới lên nổi những con dốc cao, trong đó có dốc "Má ơi" khiến các phượt thủ toát mồ hôi.
Việc lên dốc gian nan nhưng xuống dốc lại ẩn chứa nhiều sự nguy hiểm. Các trekker phải liên tục "phanh" bằng mũi giày và gậy hỗ trợ. Một số người liên tục bị trượt trên đường xuống dốc, phải bám vào những cành cây xung quanh để giảm tốc.
16h30, cả đoàn dừng nghỉ tại Đồi Lính (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) và cắm trại. Đội ngũ hậu cần và hướng dẫn viên tranh thủ nướng thịt, nấu cháo cho đoàn trekking.
Buổi tối, mọi người quây quần hát hò, ăn uống, kết thúc ngày đầu tiên với đôi chân ê ẩm. Tất cả trở về lều nghỉ ngơi, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.
Sáng hôm sau, mọi người ăn sáng đơn giản rồi tiếp tục di chuyển hướng về bìa rừng Phan Dũng. Đoạn đường cuối chủ yếu là đổ dốc và đi trong rừng cây mát mẻ. Cả đoàn về đích.
2 ngày trekking chinh phục Tà Năng Phan Dũng, cung đường đẹp nhất miền Nam Cung đường trekking dài 30km đẹp bậc nhất miền Nam bắt đầu từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng băng qua xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, Bình Thuận đưa đến trải nghiệm khó quên cho chúng tôi. Chúng tôi khởi hành sớm từ TP.HCM lúc 19h để đến Sàn Homestay của người dân tộc Tày ở bìa rừng Tà Năng...