Trải nghiệm đêm Noel của ông lão 22 năm kéo chuông Nhà thờ Lớn Hà Nội
“Tôi cũng biết người ta chờ tiếng chuông của mình. Dù sao Giáng sinh cũng là lễ lớn nhất của người Công giáo nên tôi phải chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiếng chuông ngân”, ông Tiến nói.
Vài tuần trước, người ta dỡ hết hệ thống dây kéo chuông của Nhà thờ Lớn Hà Nội. Những quả chuông khổng lồ treo trên đỉnh tháp cao hơn 30m, từ nay được kéo bằng mô tơ và hệ thống bảng mạch lập trình. Chuông sẽ tự động rung lên trước giờ lễ Giáng Sinh.
Ông Đào Mạnh Tiến (70 tuổi) xuất viện sau khi mổ 1 khối u ở bụng, trở về nhà là căn gác nhỏ trên phố Nhà Chung. “Tôi nghỉ việc từ mùa Giáng sinh này”, người đàn ông làm công việc kéo chuông Nhà thờ Lớn suốt 22 năm qua buồn bã chia sẻ.
Người kéo chuông cuối cùng
Lững thững bước dọc theo Nhà thờ Lớn trong khi vết mổ ở vùng bụng chưa lành hẳn, mặc chiếc áo phông, quần jean short cũ sờn, người kéo chuông nhà thờ ngỡ như mình đã về hưu lâu lắm. Mấy bà Sơ vẫy tay chào ông. Một cậu thanh niên chặn đường, hỏi ông về chiếc ghế xoay bị hỏng mà ông hẹn sẽ sửa chữa.
22 năm qua ông Tiến thường xuyên có mặt tại Nhà thờ Lớn để làm công việc kéo chuông. (Ảnh: Ngọc Tân)
Ông Tiến giật mình khi chuông nguyện lúc 12h ngân lên. 9 tiếng dạo, 3 hồi dài. Người kéo chuông không đứng trong tháp chuông. Máy móc thay thế con người khá đột ngột, ông Tiến vẫn chưa quen với suy nghĩ mình đã nghỉ việc. Và nếu chuông điện được duy trì mãi, ông sẽ là người kéo chuông Nhà thờ Lớn cuối cùng.
Ông Tiến lớn lên ở phố Nhà Chung. Thời trẻ, ông là công nhân cung ứng vật liệu xây dựng, từng tham gia xây nhiều công trình lớn ở Hà Nội như: Chợ Hôm, nhà tù Hỏa Lò (Cầu Diễn).
“Ai đã là người Công giáo thì sinh ra cũng đều được mang đến nhà thờ để rửa tội, để đặt tên thánh. Tên thánh của tôi là Giuse”, ông Tiến nói.
Năm 1954, gia đình ông Tiến nằm trong số những giáo dân không di cư vào miền Nam sau hiệp định Geneve. Những mùa Noel ở miền Bắc trong chiến tranh, theo mô tả của ông là vắng và buồn. Trên đỉnh Nhà thờ Lớn Hà Nội chỉ vỏn vẹn 1 ngôi sao trong đêm giáng sinh 1972. Cả thành phố hạn chế đèn điện vì máy bay địch quần thảo.
Hệ thống chuông trên đỉnh tháp Nhà thờ Lớn. (Ảnh: Ngọc Tân)
“Tiếng chuông thì không ngưng được. Người gác chuông vẫn kéo chuông, giáo dân vẫn hành lễ”, ông Tiến nói.
Đến năm 1996, ông Tiến bắt đầu nhận công việc kéo chuông Nhà thờ Lớn. Ở độ tuổi mà nhiều người “ngấp nghé chờ hưu”, ông vẫn rất sung sức và đón nhận công việc một cách tự nhiên.
“Tôi kéo chuông nhà thờ từ năm 49 tuổi, trước tôi là thầy Đạt, trước thầy Đạt là ông Bình, nhà thờ không bao giờ được thiếu người kéo chuông”. Theo người đàn ông 70 tuổi, tiếng chuông là tiếng Chúa gọi, nên phải đều, phải đúng giờ. Người kéo chuông không chỉ cần sức khỏe mà phải kéo bằng cả tâm hồn.
Những chiếc chuông cổ được làm từ thời Pháp, trên thân còn ghi dòng chữ “INDOCHINE” (Đông Dương) và “TONKIN” (Bắc Kỳ). (Ảnh: Ngọc Tân)
“Những năm chưa có nhà cao tầng, tiếng chuông Nhà thờ Lớn ngân xa lắm, hồi trẻ có lần tôi đứng ở Xí nghiệp May 10 bên kia sông vẫn nghe thấy chuông. Bây giờ khó hơn, đứng ở cầu Long Biên thì may ra”.
22 năm đón Noel, Giao thừa trong gác chuông
Tháp chuông Nhà thờ Lớn cao 31 m, có một hệ thống cầu thang hẹp bằng gỗ dẫn lên đỉnh tháp. Tầng 2 của tháp là sàn gỗ rộng khoảng 10 m2, nơi ông Tiến làm công việc kéo chuông hơn hai thập kỷ.
Video đang HOT
Sân trước Nhà thờ Lớn nhìn từ đỉnh tháp chuông. (Ảnh: Ngọc Tân)
Có những ngày mặc áo mưa kéo chuông vì mưa hắt vào qua các vòm cửa. Ốm đau đến mấy cũng không được bỏ công việc. “Nếu không có lòng tin, anh không làm được đâu”, ông Tiến nói.
Nhớ lại ngày mới nhận việc, ông thao thức đến sáng vì sợ ngủ quên quá giờ kéo chuông. Ông không bao giờ dám đi quá xa nhà thờ, dù là đi thăm họ hàng hay du lịch. Đồ vật luôn bên ông là chiếc đồng hồ và radio để so giờ với đài tiếng nói.
“Một ngày bình thường sẽ có 4 lần kéo chuông: Vào 5h (chuông lễ sáng), 12h (chuông nguyện), 18h (chuông lễ chiều) và 19h (chuông “tắt lửa”). Riêng ngày Chủ Nhật có đến 9 lần kéo chuông do có nhiều buổi lễ. Có cả buổi lễ bằng tiếng Pháp và tiếng Anh cho giáo dân ngoại quốc”, ý nghĩa của từng hồi chuông được ông Tiến say sưa giảng giải.
Hệ thống chuông tự động thay thế cho người kéo. (Ảnh: Ngọc Tân)
Trong gác chuông hôm nay, những sợi dây chuông to hơn bắp tay được tháo rời nằm dưới sàn. Trên tường là một hộp điện với dòng chữ “Hệ thống giật chuông tự động”.
Vậy là ông Tiến “mất việc” chỉ sau vài tuần đi chữa bệnh. Kẻ cướp công việc của ông là một cỗ máy với mô tơ và bảng mạch lập trình.
“Chuông điện vừa ngân đúng giờ lại đỡ sức người lắm, nhưng cảm giác vẫn không hay, không rền như chuông người kéo, thi thoảng bị hẫng nhịp”, ông Tiến nói.
Trải nghiệm tự do ở tuổi 70
“Các con tôi cũng không muốn tôi tiếp tục công việc này, vì lo tuổi già lên xuống cầu thang sẽ nguy hiểm. Nhiều lần tôi bảo ‘cứ làm đi, còn Chúa sẽ lo liệu’”, ông Tiến mỉm cười với khuôn mặt đồi mồi và mái tóc bạc.
Không khí Giáng sinh 2018 phía trước Nhà thờ Lớn. (Ảnh: Việt Linh)
Người đàn ông 22 năm trước tự nhận mình “khỏe hơn thanh niên” rồi cũng đến ngày bước đi không vững. Căn bệnh thấp khớp đã theo ông nhiều năm. Ông bảo việc máy móc thay thế mình là điều tất yếu.
Cuộc sống không còn bị bó buộc với tháp chuông nhà thờ, ông Tiến bắt đầu trải nghiệm những ngày tự do đầu tiên của mình. Nhàn hạ hơn, nhưng lại bứt dứt mỗi khi đến giờ kéo chuông.
“Trước đây tôi làm đủ việc. Sáng sớm mở cửa nhà thờ, lễ to thì đi treo cờ, rồi lau nhà thờ, tưới cây, nhiều việc vặt khác. Có những hôm trót uống cà phê, tôi cứ chong chong thức để sáng kéo chuông. Tôi cầm chùm chìa khóa nặng nửa cân, các chìa khóa của tất cả cửa nhà thờ tôi đều giữ hết”.
Với vị giáo dân ngoài 70 tuổi, về hưu sau ngần ấy năm gắn bó với nhà thờ là điều không dễ dàng.
Nhà thờ Lớn Hà Nội có 2 tháp chuông. Tháp bên phải treo 4 quả chuông nhỏ và tháp bên trái treo 1 chuông lớn (chuông boòng). Trong 4 quả chuông nhỏ, có 3 quả ngân lên hàng ngày theo từng giờ lễ. Quả còn lại ngân trầm hơn, thường dùng khi có tang lễ (ông Tiến gọi là “chuông buồn”).
Chuông lớn nhất (ở tháp bên trái) gọi là chuông boòng, mỗi năm chỉ ngân lên 6 lần vào Giáng sinh và các dịp đại lễ. Chuông boòng phải ngân cùng lúc với 4 quả chuông còn lại. Bên trong lòng chuông chứa vừa 5 người trưởng thành, mỗi lần kéo chuông cần trên 10 người dồn sức.
Vào đêm Giáng sinh, gần 20 người trưởng thành tập chung tại 2 tháp chuông, tay nắm sẵn dây kéo. Ông Tiến cầm sợi dây to nhất và hô “1..2..”, tất cả đều gồng sức giật dây, tiếng binh boong của 5 quả chuông ngân vang khắp khu phố cổ.
Nguồn: Zing News
Gặp gỡ 5 chàng trai ngọt ngào hết cỡ mà ai cũng muốn hẹn hò trong mùa Giáng Sinh
Đâu chỉ có ở Trung hay Hàn mới có "soái ca", làng điện ảnh Âu Mỹ cũng sở hữu những chàng trai vô cùng ngọt ngào và ấm áp, xứng đáng được ví như hình mẫu bạn trai bước ra từ trong mơ.
Không phải tự nhiên mà những ngày cuối năm lại hóa thành mùa hẹn hò "gà bông" khi không khí lễ hội cuối năm tràn ngập khắp nẻo đường. Nổi tiếng với ngoại hình đẹp mắt, tính cách tuyệt vời cùng với những điểm cộng không thể bỏ qua trong quá trình yêu đương trên màn ảnh, dàn cực phẩm "bạn trai nhà người ta" chắc chắn sẽ làm rất nhiều mọt phim phải đổ liêu xiêu trong mùa Giáng sinh.
1. Alex Stewart tron Love, Rosie (Bồng Bột Tuổi Dậy Thì, 2014)
Được chuyển thể từ tiểu thuyết Where Rainbows Ends, không phải ngẫu nhiên mà Love, Rosie trở thành món ăn tinh thần được yêu thích của những ai luôn tìm kiếm sự lãng mạn đến ấm lòng trong từng khoảnh khắc được tái hiện trên màn ảnh. Bộ phim chính là những dòng tâm tình mà tuổi trẻ để lại, là những cơ hội, lầm lỡ, là nỗi lòng mà ai cũng đã từng ít nhất một lần trải qua trong những năm tháng thanh xuân.
Bản nhạc tình yêu của "Love, Rosie" sẵn sàng sưởi ấm mọi tâm hồn cô đơn.
Theo cơn sốt Love, Rosie, Alex Stewart (Sam Claflin) trở thành từ khóa sốt xình xịch trong lòng mỗi cô gái, bởi tình yêu cùng sự quan tâm thủy chung của anh dành cho Rosie (Lily Collins), cô bạn thanh mai trúc mã đồng thời cũng là chấp niệm lớn nhất của đời mình.
"Anh ấy không làm tôi đắm chìm trong bồn tắm trải đầy cánh hoa hồng hay cùng tôi bay đến Paris vào mỗi cuối tuần, nhưng khi tôi cắt mái tóc mới, anh ấy đều chú ý. Khi tôi ăn diện để ra ngoài vào buổi tối, anh ấy ngợi khen. Khi tôi khóc, anh ấy sẽ lau khô những giọt nước mắt của tôi. Khi tôi cảm thấy cô đơn, anh ấy khiến tôi cảm thấy mình được yêu thương. Và ai cần đến Paris khi mà bạn có thể tận hưởng những cái ôm ngọt ngào ?"
2. Nicholas Devereaux trong The Princess Diaries 2: Royal Engagement (Nhật ký Công Chúa: Đám Cưới Hoàng Gia, 2004)
Là hậu duệ của Hoàng gia Genovia với sự giúp đỡ nhiệt tình của người chú, Nicholas Devereaux (Chris Pine) dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt ngôi báu vốn thuộc về công chúa Mia Thermopolis (Anne Hathaway). Trong nỗ lực ngăn Mia kết hôn cùng với vị hôn phu người Anh để lên ngôi nữ hoàng, Nicholas tận dụng triệt để ... mỹ nam kế, cố gắng thu hút sự quan tâm của Mia bằng hàng loạt các cử chỉ lãng mạn.
Oái oăm thay, chính anh cũng không ngờ bản thân mình lại "gậy ông đập lưng ông", nảy sinh tình cảm thực sự với Mia, hơn nữa tình yêu đó lại lớn đến mức khiến anh có thể dũng cảm từ bỏ quyền thừa kế vương vị để cô nàng thuận lợi trở thành Nữ Hoàng Genovia.
Chàng hầu tước trong mơ của mọi cô gái.
Đẹp trai không chỗ chê chính là cụm từ vàng dành cho Chris Pine trong vai diễn hầu tước Nicholas. Hình ảnh một chàng trai mang dòng máu hoàng gia quyến rũ, ga-lăng hết cỡ và không kém phần hóm hỉnh chưa bao giờ hết hiệu quả trong việc cưa đổ trái tim của hàng vạn thiếu nữ trước màn ảnh nhỏ.
Kết thúc có hậu của anh cùng công chúa Mia có lẽ cũng là bức tranh đẹp trong tuổi thanh xuân của nhiều người khi mà The Princess Diaries trở thành một nốt nhạc bay bổng không thể không nhắc đến khi nói về đỉnh cao phim thiếu niên những năm trở về trước.
3. Jack Dawson trong Titanic (1997)
Không thể phủ nhận sự thật rằng Jack Dawson (Leonardo DiCaprio) đã đốn gục trái tim của biết bao nhiêu thế hệ kể từ khi siêu phẩm Titanic (1997) ra mắt. Khi nhắc đến một chuyện tình lãng mạn, người ta sẽ chọn Romeo và Juliet, nhưng khi nhắc đến tình yêu cao thượng đúng nghĩa, không ai là không nghĩ đến Jack và Rose (Kate Winslet).
Không chỉ là nụ cười hay tình yêu bất tận, Jack còn mang đến cho Rose niềm hy vọng sống cực kì mãnh liệt mà giả sử, nếu không tồn tại lời hứa với anh, chắc hẳn Rose đã không có đủ nghị lực để giải thoát chính bản thân nàng khỏi vòng tay của Tử thần.
Vừa nghĩ đến Titanic là tình khúc "My heart will go on" đã vội vang lên rồi.
Jack là mẫu hình chuẩn không cần chỉnh của một chàng trai trẻ hiện đại, tất cả những sự phóng khoáng, chân thành, cởi mở xuất phát một cách tự nhiên từ bản thân nhân vật này đã thành công lôi cuốn sự mong nhớ của hàng triệu người xem. Ai mà lại không thích thú khi tay trong tay một chàng trai thú vị như Jack Dawson trên mũi tàu Titanic chứ?
4. Noah Calhoun trong The Notebook (Nhật Ký Tình Yêu, 2004)
Noah Calhoun (Ryan Gosling) xứng đáng nhận được một ngôi sao chói chang trong lòng mọi cô gái đã từng xem The Notebook, tác phẩm được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nicholas Sparks. Chàng thợ mộc Noah trúng "tiếng sét ái tình" cùng Allie (Rachel McAdams) trong một mùa hè nên thơ và phát triển tình cảm đó nhiều đến mức ... đã chọn xong ngôi nhà tương lai của bọn họ. Không may tình cảm của cả hai đã vấp phải sự phản đối của mẹ Allie, bà chia cắt chuyện tình của họ ngay trước khi mùa hè kết thúc.
Mỗi lần xem lại The Notebook là một lần mọt phim lại phải tốn khăn giấy.
Khán giả được một dịp khóc hết nước mắt khi 365 lá thư mà Noah viết đều không thể đến tay Allie, cả hai đều đợi chờ trong tuyệt vọng để rồi Allie quyết định kết hôn với một vị hôn phu có thân thế vượt trội hơn. Nhiều năm sau, Noah vẫn giữ ý định mua lại ngôi nhà tương lai mà anh đã chọn, trang trí theo đúng những gì Allie đã từng muốn, chờ đợi cô từng ngày và từng giờ, giống như bọn họ chưa bao giờ phải chia xa.
"Tôi không có riêng một kì tích nào cho mình và tên của tôi cũng sẽ sớm bị lãng quên. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác tôi đã đạt đến thành công mỹ mãn như bất kì ai đã từng được sống: Tôi đã yêu một người bằng tất cả tâm can và tâm hồn mình, với tôi, điều này là đủ.".
Allie được Noah xem như một vật báu bên mình, thậm chí cho đến khi bà mất trí thì Noah vẫn vun đắp, giữ gìn thứ tình yêu ấy. Sau 14 năm ra mắt, The Notebook cùng chàng Noah vẫn được xem là hiện thân của những tình cảm gắn bó vĩnh hằng, sẵn sàng chiếm lấy niềm khát khao, sự đồng cảm cũng như nước mắt từ người hâm mộ.
5. Matt Flamhaff trong 13 Going On 30 (Thiếu Nữ Tuổi 30, 2004)
Trước chàng khổng lồ xanh Hulk, có bao nhiêu người nhận ra Mark Ruffalo trong 13 Going On 30? Được xem như một trong những tác phẩm mang chủ đề mới lạ và hấp dẫn nhất thời bấy giờ, bộ phim thể hiện một "nếp gấp thời gian" mà tại đó, tâm hồn của một thiếu nữ 13 tuổi Jenna Rink (Jennifer Garner) có dịp được tận mắt trông thấy và vô tình phải lòng anh chàng bạn thân Matt của mình ở tuổi 30.
Tình cảm ấm áp bất chấp thời gian, không gian hay tuổi tác.
Một điều tuyệt vời ở anh chàng này là Matt luôn đáp ứng mọi điều kiện của Jenna, bất kể là một thiếu niên hay đã ở tuổi trưởng thành. Ở tuổi 13, Matt đã im lặng cho dù Jenna có cố ý gạt bỏ mình và tự do tìm kiếm những người bạn hào nhoáng mà cô bé nghĩ là xứng đáng hơn. Khi đã trở thành một người đàn ông chín chắn, mặc dù sau bao nhiêu rào cản chia cắt, tất cả những gì Matt làm vẫn chỉ để Jenna có được niềm vui cho riêng mình.
Theo Helino
Nguyên tắc vàng khi mua sắm mùa Giáng sinh tránh 'cú lừa' Mua sắm online càng trở nên phổ biến trên thị trường càng đồng nghĩa rủi roi bị lừa cao, đặc biệt như các dịp lễ lớn: Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết nguyên đán... Đảm bảo an ninh tuyệt đối Action Fraud khuyên người mua hàng nên cài đặt các bản cập nhật cho ứng dụng và dùng các phần mềm chính hãng...