Trải nghiệm cảm giác như đi trên chảo sắt nóng tại nơi nóng nhất Trái Đất
Dasht-e Lut chỉ là sa mạc lớn thứ 25 trên thế giới nhưng nắm giữ kỷ lục cao nhất về nhiệt độ, trên 70 độ C.
Trải nghiệm cảm giác như đi trên chảo sắt nóng tại nơi nóng nhất Trái Đất
Dasht-e Lut ở Iran là sa mạc lớn thứ 25 trên thế giới nhưng là nơi có nhiệt độ bề mặt cao nhất từng được ghi nhận, ước tính trên 70 độ C.
Dasht-e Lut, theo tiếng Ba Tư có nghĩa là ‘Đồng bằng trống rỗng’, là một sa mạc muối lớn, hình thành dưới đáy biển.
Hàng triệu năm trước, sự thay đổi khiến đáy biển dâng cao, nước bốc hơi từ từ do nhiệt độ cao.
Ngày nay, nơi đây trở thành vùng đất cằn cỗi có diện tích khoảng 51.800 km2, xung quanh là những dãy núi ở mọi phía. Vị trí địa lý ngăn không khí ẩm ướt từ Địa Trung Hải và biển Ả Rập đến góp phần hình thành nên nhiệt độ cao kỷ lục trong khu vực.
Video đang HOT
Máy đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải trung bình lắp đặt trên vệ tinh Aqua của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA thực hiện các khảo sát toàn cầu từ năm 2003 đến năm 2010. Dữ liệu thu thập được cho thấy nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 70,7 độ C vào năm 2005. Theo dữ liệu vệ tinh, sa mạc Iran có nhiệt độ hàng năm cao nhất trong 5-7 năm.
Trong đó, phần nóng nhất của sa mạc Dasht-e Lut là một vùng có tên Gandom Beryan, cao nguyên có đá cuội đen núi lửa bao phủ rộng khoảng 480 km2.
Những viên sỏi sẫm màu là một trong nhiều yếu tố quyết định đến nhiệt độ khắc nghiệt của vùng đất, vì chúng hấp thụ nhiều năng lượng hơn từ ánh sáng mặt trời và chỉ phản xạ một phần nhỏ.
Điều thú vị là cái tên Gandom Beryan, có nghĩa là ‘Lúa mì nướng’ trong tiếng Ba Tư, xuất phát từ một truyền thuyết địa phương về đống lúa mì bỏ lại trên sa mạc bị cháy xém sau vài ngày. Thực ra với nhiệt độ lên tới khoảng 70 độ C thì truyền thuyết này nghe cũng không quá phi lý.
Theo các chuyên gia, yếu tố khác góp phần vào việc tăng sức nóng khắc nghiệt của Dasht-e Lut là thiếu thảm thực vật. Đất mặn khiến cho những loài thực vật có khả năng chịu đựng cao nhất cũng rất khó tồn tại ở nơi đây. Dấu hiệu duy nhất về sự sống của thực vật trong khu vực là địa y sa mạc và tamarisk, những loại cây bụi có khả năng phục hồi, chiều cao tối đa khoảng 10 mét.
Roger Pielke Sr, nhà khí hậu học, Viện hợp tác nghiên cứu khoa học môi trường tại Đại học Colorado cho biết: “Nhiệt độ nóng nhất thường xuất hiện ở các địa điểm không có thảm thực vật. Điều này có nghĩa là nếu sự thay đổi cảnh quan trong khu vực dẫn đến ít thảm thực vật hơn, thì nhiệt độ bề mặt tối đa dự kiến sẽ nóng hơn. Nếu ốc đảo phát triển, nước ngầm có trên sa mạc thì nhiệt độ tối đa sẽ thấp hơn”.
Sức mạnh ý chí là chìa khóa để vượt qua thử thách về sức khỏe thể chất?
Với hầu hết mọi người, chạy marathon nghe như vô cùng khó khăn và họ sẽ không nghĩ đến việc tham gia một đường chạy dài quá 1 ngày.
Đây là những sự kiện dành cho các vận động viên vượt qua những quãng đường dài hơn đường marathon thông thường (đường chạy marathon thường chỉ trong phạm vi 42km trở lại) hoặc đòi hỏi thể lực gắng sức liên tục trong hơn 6 tiếng. Thông thường đây là những vận động viên đua xe đạp, bơi hoặc chạy. Ngoài ra còn có các môn thể thao khác như chèo thuyền kayak.
Một nghiên cứu mới đây đã tìm hiểu "ý chí tinh thần dẻo dai" ở những vận động viên chạy siêu bền. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý chí quyết tâm là một hiện tượng có thật, nhưng chỉ có thể giúp bạn ở một mức độ nào đó.
Thực chất của các sự kiện siêu bền
Các cuộc thi chạy marathon siêu bền nổi tiếng là đầy thử thách, với độ dài quãng đường bắt đầu từ khoảng 56 km đến 150km và thường được tổ chức ở những vùng đồi núi xa xôi và hầu hết đều có những điều kiện tự nhiên không thể đoán trước và thay đổi lớn về độ cao địa hình. Chính vì thế rất nhiều vận động viên đã gặp phải các vấn đề về sức khỏe khiến họ đôi khi phải bỏ cuộc, như là chóng mặt, nôn ói, phỏng rộp, và đau cơ. Bên cạnh những tổn thương về thể chất, nhiều vận động viên còn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nhiều cảm xúc khó chịu, thậm chí cả những ý nghĩ tiêu cực.
Vậy có thực sự ý chí giúp họ vượt mọi khó khăn không?
Sức bền ý chí thường đi cùng với khả năng một là luôn quyết tâm đối mặt với thử thách, hai là nhanh chóng hồi phục sau thất bại hoặc nghịch cảnh.
Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem điều gì thúc đẩy các vận động viên siêu bền tiếp tục bước tới bất chấp những thử thách về thể chất và tinh thần. Để biết được điều này, họ tập trung vào theo dõi một nhóm 56 vận động viên chạy marathon siêu bền trong cuộc thi có tên Chạy đường trường Hawaii 100.
Đường chạy này dài 160,1 km gồm 5 vòng chạy khó khăn ở vùng đồi núi phía trên cao của thành phố Honolulu, Hawaii, Mỹ. Đường chạy có rất ít quãng bằng phẳng mà hầu hết là gập ghềnh, nhiều vật cản, dốc cao lên xuống.
Những vận động viên giỏi nhất trong số 56 người được theo dõi đã trả lời hai bảng câu hỏi khảo sát. Qua đó các nhà nghiên cứu nhận thấy không thể dự đoán được kết quả thông qua sức bền ý chí của các vận động viên. Trên thực tế, có một "ngưỡng cửa" của ý chí quyết tâm mà một người phải vượt qua để có thể chuẩn bị tinh thần và thể chất trước khi tham gia chứ không chỉ bước vào và hoàn thành một đường chạy như vậy. Nhưng vượt ra khỏi ý chí quyết tâm, còn có những yếu tố khác là tâm lý, thể lực và hậu cần là những yếu tố tác động nhiều hơn đến các vận động viên trên đường chạy.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh nhóm vận động viên chạy này với các vận động viên ở các môn khác như là hockey, tennis, bóng đá, thể dục dụng cụ mức độ khó dành cho nam và các môn võ thuật tổng hợp. Kết quả cho thấy các vận động viên chạy có mức độ ý chí dẻo dai cao hơn các môn khác.
Xét về đặc điểm cụ thể nào khiến cho một người có ý chí dẻo dai hơn, như là sự tự tin, tính cam kết, trách nhiệm cá nhân hoặc khả năng kiểm soát suy nghĩ bản thân thì "tự tin vào năng lực bản thân" là yếu tố được đánh giá cao. Đối với các vận động viên thì đây chính là niềm tin rằng họ có khả năng thực hiện được một nhiệm vụ. Ví dụ: các vận động viên chạy marathon trong nghiên cứu nói trên có tin rằng họ có thể hoàn thành quãng đường 160,1 km trong vòng 36 giờ hay không.
Có thể tập luyện để nâng cao sức mạnh ý chí hay không?
Nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực với các vận động viên xem họ có muốn nâng cao sức dẻo dai của ý chí hay không hoặc là để họ biết được cái gì là cần thiết để chạy được trong một sự kiện đòi hỏi sức siêu bền như vậy.
Hiểu biết tốt về các cơ chế tác động đến mức độ ý chí dẻo dai (như là tự tin vào năng lực của bản thân) cũng giúp các nhà tâm lý học và huấn luyện viên thể thao đưa ra chương trình luyện tập có mục đích và hiệu quả hơn.
Có thể nói nghiên cứu này đã mở ra cánh cửa trả lời nhiều câu hỏi, chẳng hạn như những yếu tố khác để dự đoán được khả năng của các vận động viên chạy marathon siêu bền là gì? Có bao nhiêu đặc điểm liên quan đến sức bền ý chí? Và những người khác có thể luyện tập để tăng sức bền ý chí không? Có ý kiến cho rằng một số người bẩm sinh đã có mức độ ý chí dẻo dai cao hơn những người khác và đặc điểm này do gene quyết định.
Ý kiến khác lại cho rằng mức độ ý chí quyết tâm có thể tăng theo thời gian khi một người có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm cá nhân. Đây là vấn đề được chú ý từ lâu và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu.
Bố chịu trận khi bị con gái tô son trát phấn Dù bị vẽ móng tay hay tô son phấn lên mặt, các ông bố vẫn ngồi im chiều theo sở thích con gái.