Trải nghiệm APC Smart-UPS SMC1000IC: Bộ lưu điện kết nối đám mây giúp theo dõi UPS từ xa, mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị
Giám sát và theo dõi tình trạng thiết bị từ xa nay đã trở nên dễ dàng hơn cho doanh nghiệp và các chuyên gia IT với bộ lưu điện thông minh sở hữu tính năng kết nối thông qua điện toán đám mây.
Chuyển đổi qua công nghệ điều khiển/điều hành từ xa có thể hỗ trợ các chuyên gia IT nói riêng và doanh nghiệp nói chung quản lý cơ sở hạ tầng CNTT phân tán hiệu quả, dễ dàng, đồng thời “tiết kiệm” chi phí cho nguồn nhân lực chất lượng cao.
Một trong số lựa chọn đáng quan tâm hiện nay là sản phẩm EcoStruxureTM Ready Smart-UPSTM SMC1000IC (gọi tắt là SMC1000IC) đến từ thương hiệu APC by Schneider. Đây là sản phẩm bộ lưu điện thông minh có kết nối đám mây tiên phong trên thị trường, phù hợp sử dụng cho các thiết bị mạng, Server, Router, Switch, Hub hay các thiết bị ở các điểm bán/chi nhánh ngân hàng như cho máy ATM, Kiosk và ứng dụng cho các thiết bị phổ biến như Desktop, NAS, thiết bị an ninh, thiết bị nghe nhìn…
Bộ lưu điện SMC1000IC có kích thước chỉ bằng khoảng 1/2 so với case máy tính. Công suất 600W phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
Với nhiều bộ lưu điện, thông thường chỉ có vài nút bấm cơ bản, nhưng dòng EcoStruxureTM Ready Smart-UPSTM này được APC thiết kế thêm màn hình LED để hiển thị nhiều thông tin/thông số như % công suất đang sử dụng, lượng điện còn lại trong UPS, hiệu điện thế nguồn ra/vào hay đèn báo nguồn/báo lỗi…
Ở mặt sau, SMC1000IC được trang bị bộ phận ngắt/kết nối an toàn. Thiết kế khá thông minh có thể hạn chế rủi ro và các vấn đề xảy ra khi vận chuyển hoặc lâu ngày không dùng tới.
Ngoài ra, sản phẩm còn sở hữu 1 cổng nguồn vào và 8 cổng nguồn ra.
Các cổng ra phía sau chia làm 2 nhóm và có thể cài đặt chu trình bật tắt của từng nhóm. Ví dụ như chọn nhóm bật vào ban ngày và tự động tắt đi vào ban đêm. Hoặc bạn có thể ưu tiên một nhóm được hoạt động khi mất điện, và nhóm còn lại sẽ tự động ngắt nguồn giúp tăng thời gian lưu điện của UPS, giúp các thiết bị quan trọng duy trì hoạt động được lâu hơn.
Video đang HOT
Đặc biệt, ở góc trên mặt sau của SMC1000IC còn có cổng Ethernet màu xanh giúp người dùng kết nối đến hệ thống cloud mà hãng cung cấp hoặc lựa chọn quản lý qua giao thức SNMP thông qua cổng Serial hay USB.
Bạn chỉ cần quét mã QR code trên nắp UPS, đăng kí theo mã hiệu sản phẩm là có thể đăng nhập vào giao diện web https://smartconnect.apc.com/ hỗ trợ trình giám sát từ xa miễn phí của APC bằng smartphone, máy tính hay các thiết bị kết nối với Internet nói chung. Đây là điểm nhấn của dòng sản phẩm EcoStruxure Ready Smart-UPS.
Điểm cộng nữa cho hệ thống quản lý từ xa là tính năng tự động gửi thông báo về email cho khách hàng mỗi khi gặp lỗi. Ví dụ như cảnh báo khi nối dây không chuẩn và gửi khuyến cáo yêu cầu người dùng kiểm tra lại hệ thống. Với người dùng không chuyên về công nghệ hay không quen vận hành các hệ thống phức tạp, đây là một giải pháp phù hợp vì giao diện và cách thức hoạt động qua đám mây tương đối đơn giản.
Trình quản lý bộ lưu điện của APC có giao diện dễ dùng, thông tin rõ ràng và nhiều tính năng kiểm tra, theo dõi tiện lợi.
Hệ thống quản lý SmartConnect thông qua đám mây của APC được cung cấp miễn phí, cho phép người quản trị có thể kiểm soát được hệ thống bộ lưu điện ở khắp nơi, tối đa đến 100 thiết bị. Ngoài ra, người dùng có thể kết nối UPS với phần mềm cao cấp có trả phí EcoStruxure IT của Schneider Electric để truy cập vào các tính năng cao cấp hơn như lưu trữ lịch sử hoạt động/cảnh báo, xuất báo cáo/biểu đồ lịch sử/xu hướng hoạt động… cực kì chi tiết và tiện lợi, phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn.
Bên cạnh trình quản lý từ xa, dòng sản phẩm EcoStruxureTM Ready Smart-UPSTM còn được tích hợp tính năng tiết kiệm năng lượng Green Mode, đầu ra sóng sin tiêu chuẩn, quản lý pin thông minh để kéo dài tuổi thọ acquy và khả năng chống xung sét cho mọi cổng nguồn ra/vào thiết bị.
Ngoài khả năng cấp nguồn, sản phẩm còn có thêm hàng loạt tính năng thông minh khác nên mới có tên là “Smart-UPS”.
Sử dụng thực tế với set-up như người dùng cá nhân, chiếc UPS cho trải nghiệm rất tốt với nguồn ra ổn định, cấp nguồn trực tiếp cho vài thiết bị cùng lúc một cách dễ dàng. Theo thông số từ nhà sản xuất, SMC1000IC có thể cấp điện trong vòng 6 phút ở mức công suất tối đa 600W.
Tuy nhiên, ở điều kiện sử dụng thông thường, kể cả dùng cho màn hình lẫn case thì con số này giao động trong khoảng 15 – 30 phút hoặc hơn nữa. Đây chắc chắn là thời gian đủ để bạn lưu lại dữ liệu cần thiết rồi tắt máy đi một cách an toàn, tránh hỏng hóc cho linh kiện bên trong. Ngoài ra, để đảm bảo các thiết bị hoạt động trơn tru, SMC1000IC cũng có thể tự động khởi động nếu đầu vào có điện sau khi sản phẩm hoàn thành chu trình xả cạn nguồn pin lúc mất điện.
SMC1000IC có công suất vừa phải, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng của cá nhân và doanh nghiệp.
Nếu quan tâm, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và mua hàng tại trang TMĐT Lazada với chương trình ưu đãi giảm giá lên đến 10%, miễn phí vận chuyển và tặng quà.
Phải chăng Microsoft đang dần loại bỏ Windows để chuyển sang Linux?
Microsoft Linux là bước tiến hoá tiếp theo của hệ điều hành desktop do Microsoft phát triển. Nó có thể là một giải pháp lợi cả đôi đường cho Microsoft, cho các chuyên gia IT, cho người dùng, và cho cả cộng đồng Linux.
Trong một bài viết nhận được khá nhiều sự quan tâm trên website ZDNet với tiêu đề " Windows nền Linux là bước đi cực kỳ hợp lý", nhà báo Steven J. Vaughan-Nichols đề cập đến một ý kiến rằng chúng ta đang tiến gần đến giai đoạn cuối của cuộc chiến desktop. Anh nhận định bước đi hợp lý tiếp theo mà Microsoft có lẽ đang cân nhắc là một hệ điều hành với giao diện Windows chạy trên nền nhân Linux.
Nếu bạn cho rằng đó là điều hoang đường, thì hãy nhìn lại những nỗ lực mà Microsoft đã bỏ ra đề hoàn thiện Windows Subsystem for Linux. Tuy nhiên, xét trên mọi thứ đã và đang diễn ra đối với hệ điều hành Windows lẫn tại Microsoft trong vài năm trở lại đây, có một giả thuyết mà nếu thành hiện thực sẽ còn hợp lý hơn nữa, đặc biệt đối với Microsoft.
Microsoft Linux là giải pháp tốt nhất
Đã từng có thời điểm con gà đẻ trứng vàng cho Microsoft là phần mềm - cụ thể là Windows và Microsoft Office. Nhưng giống như mọi thứ khác trong ngành công nghệ, tiến hoá là điều tất yếu phải diễn ra. Các công ty công nghệ từ chối tiến hoá đều sẽ lụn bại.
Microsoft hiển nhiên biết rõ điều đó, và họ đã tiến hoá. Một ví dụ rõ ràng là Microsoft Azure. Dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft, cùng với AWS và Google Cloud, đã trở thành một thế lực lèo lái ngành công nghiệp đang thay đổi từng ngày. Azure nay là con gà đẻ trứng vàng trong thế giới mới của Microsoft - nhiều đến mức công ty vẫn đang nắm thành trì vững chắc trên thị trường desktop bắt đầu nhận ra có lẽ còn có những cách tốt hơn nữa để duy trì và củng cố ảnh hưởng lên desktop.
"Đòn bẩy" cho điều đó đến từ Linux, nhưng không phải Linux mà bạn đang nghĩ đến. Linux mà chúng ta đề cập đến ở đây có thể là một bàn đạp đầy quý giá cho Microsoft, nhưng công ty cần thực hiện một bước nhảy lớn hơn nhiều lần - một bước nhảy vĩ đại như Neil Armstrong nhảy trên Mặt trăng vậy - một bước nhảy sẽ mang lại một cuộc sống dễ dàng hơn nhiều cho bất kỳ ai liên quan.
Microsoft phải bước sâu hơn nữa vào vùng nước của Linux. Hãy quên đi phiên bản desktop với giao diện Windows 10 chạy trên nền nhân Linux và thừa nhận rằng Microsoft Linux nhiều khả năng sẽ là giải pháp tốt nhất cho thế giới ngày nay.
Một distro Linux hoàn chỉnh được tung ra bởi Microsoft sẽ làm dịu đi những bực bội do bất kỳ ai liên quan. Microsoft có thể chuyển dịch những nỗ lực phát triển trên desktop Windows 10 sang một desktop khác ổn định hơn, đáng tin cậy hơn, linh hoạt hơn, và đã được kiểm chứng. Microsoft có thể chọn bất kỳ giao diện desktop nào cho hệ điều hành Linux của mình: GNOME, KDE, Pantheon, Xfce, Mint, Cinnamon... Microsoft có thể áp dụng nguyên xi giao diện desktop đó vào hệ điều hành của mình, hoặc góp phần phát triển nó và tạo nên một thứ giống hơn với những gì người dùng desktop đã quen thuộc.
Phát triển: Microsoft không hết trách nhiệm
Chuyển sang Linux, không có nghĩa Microsoft sẽ hết trách nhiệm phát triển hệ điều hành. Microsoft có lẽ cũng sẽ muốn trở thành một trong những bên đóng góp lớn vào sự phát triển của Wine nhằm đảm bảo mọi sản phẩm của mình hoạt động mượt mà với lớp tương thích này, và tích hợp nó vào hệ điều hành để người dùng cuối không phải làm bất kỳ điều gì để cài được các ứng dụng Windows.
Người dùng Windows cần Defender
Nhóm phát triển của Microsoft cũng sẽ muốn mang Windows Defender lên bản phân phối mới. Bạn nghĩ Linux mà cần Windows Defender ư? Đúng đấy. Tại sao lại không?
Người dùng cuối vẫn cần được bảo vệ khỏi lừa đảo phishing, khỏi các địa chỉ web độc hại, và các loại hình tấn công khác. Người dùng Windows thông thường có thể không nhận ra rằng việc sử dụng Linux kết hợp với các phương thức bảo mật như thường lệ sẽ an toàn hơn rất nhiều so với Windows 10 kết hợp với Windows Defender. Do đó, đưa Windows Defender lên Microsoft LInux sẽ là một bước đi hợp lý để mang lại sự an tâm và thoải mái cho người dùng.
Và người dùng Windows hẳn sẽ nhanh chóng thấy được sự thú vị của việc sử dụng máy tính mà không phải lo lắng đến những mối đe doạ thường ngày - điều luôn khiến họ bồn chồn trên hệ điều hành Windows. Các bản cập nhật sẽ mượt mà hơn và đáng tin cậy hơn, bản thân hệ thống thì có mức độ bảo mật tuyệt vời, và việc sử dụng desktop sẽ là một trải nghiệm tốt và hợp lý hơn trước đây.
Giải pháp lợi cả đôi đường cho Microsoft, người dùng, và các chuyên gia IT
Microsoft đã luôn làm mọi thứ trong khả năng của mình để thuyết phục người dùng chuyển từ các phần mềm máy khách thông thường lên đám mây và các giải pháp trực tuyến khác, và con gà đẻ trứng vàng của hãng nay cũng đang dần trở thành một dịch vụ trả phí định kỳ nền web. Mọi người dùng Linux vẫn có thể sử dụng Microsoft 365 và bất kỳ giải pháp SaaS nào khác mà Microsoft cung cấp - tất cả đều hoạt động tốt trên hệ điều hành Linux bảo mật.
Đó là một giải pháp lợi cả đôi đường cho Microsoft và người tiêu dùng, bởi Windows luôn là một thứ khiến người ta đau đầu khi vấn đề xảy ra, và với Microsoft Linux, người tiêu dùng sẽ có một giải pháp đáng tin cậy hơn mà không bỏ lỡ bất kỳ điều gì. Nếu Microsoft có kế hoạch hợp lý, công ty có thể tối ưu giao diện KDE hay bất kỳ giao diện desktop Linux nào thành giao diện không khác là bao so với Windows 10 hiện nay.
Nếu triển khai hợp lý, người tiêu dùng có lẽ sẽ chẳng biết sự khác biệt - họ sẽ cứ nghĩ đó là "Windows 11", bước tiến hoá tiếp theo của hệ điều hành desktop đến từ Microsoft.
Nói về hưởng lợi, các chuyên gia IT có lẽ còn vui mừng hơn khi không còn phải tiêu tốn quá nhiều thời gian để đối phó với virus, malware, và các vấn đề hệ thống khác, thay vào đó có thể tập trung hơn vào việc quản trị mạng và đảm bảo an ninh cho hệ thống máy chủ đứng sau các mạng đó.
Các cửa hàng bán lẻ thì sao?
Đây là lúc Microsoft phải tính thật kỹ. Để kế hoạch Linux thực sự hoạt động hiệu quả, Microsoft sẽ phải từ bỏ hoàn toàn Windows để chuyên tâm cho Linux. Microsoft sẽ cần đảm bảo các cửa hàng bán lẻ chỉ bán các mẫu PC cài đặt Microsoft Linux. Sẽ không có chỗ cho những giải pháp nửa vời - Microsoft sẽ phải làm thật triệt để nếu muốn quá trình chuyển đổi thành công.
Một khi các cửa hàng bắt đầu bán PC và laptop cài sẵn Microsoft Linux, kế hoạch sẽ đạt được thành công lớn. Microsoft sẽ được tán dương vì mang đến cho người tiêu dùng một hệ điều hành xứng đáng với sự chờ đợi; người tiêu dùng thì có một hệ điêu hành desktop không khiến họ đau đầu khi làm việc và giải trí; và cộng đồng Linux cuối cùng cũng đạt được giấc mơ thống trị thị trường desktop.
Microsoft Linux: không bây giờ thì bao giờ?
Có thể bạn cho rằng mọi ý tưởng nói trên thật điên rồ, nhưng nếu nghiền ngẫm, con đường tiến hoá của Microsoft Windows chỉ có thể đi theo hướng này. Tại sao không bỏ qua những thứ nửa vời và nhảy thẳng đến một thứ chắc chắn thành công? Đây là lúc Microsoft Linux nên xuất hiện.
Giới trẻ hào hứng trải nghiệm ngân hàng tự động bằng nhận diện khuôn mặt Giao dịch ngân hàng bằng nhận diện khuôn mặt - tính năng mới đang được các bạn trẻ hào hứng trải nghiệm. Công nghệ nhận diện khuôn mặt - cụm từ này được biết đến nhiều khi điện thoại Apple tích hợp tính năng FaceID - nhận diện khuôn mặt trên IphoneX. Hiện công nghệ này đã trở nên quen thuộc trong cuộc...