Trái đất nóng lên, 150.000 người Việt có thể chết
Một nghiên cứu cảnh báo trái đất nóng lên có thể giết chết 150.000 người Việt và khiến khoảng 5 triệu dân mắc nhiều chứng bệnh.
“Việt Nam là một trong những nước đang phải chịu rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trái đất nóng lên có thể sẽ làm hơn 150.000 người Việt Nam thiệt mạng và 5 triệu người khác bị mắc các chứng bệnh khác nhau. Con số này có thể sẽ còn tăng gấp đôi vào năm 2030, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh kinh tế- xã hội và tính mạng con người.”
Thông tin trên vừa được đưa ra sáng nay (15/10), trong khuôn khổ hội thảo khu vực “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học,” do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp tổ chức.
Đà Nẵng tan hoang sau cơn bão khủng khiếp vừa đi qua
“Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đã gây ra những hệ quả như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất khiến suy thoái đa dạng sinh học nhanh và trầm trọng hơn. Cùng với đó, biến đổi khí hậu cũng góp phần làm tăng một số nguy cơ đối với người bệnh, thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người,” Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhận định.
Nhìn nhận ở góc độ đơn vị tài trợ, ông Tomoyki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Và, nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 8,5 triệu người sẽ mất nơi ở, 30% cơ sở hạ tầng giao thông bị phá hủy.
Cùng với đó, ít nhất 25% đất nông nghiệp sẽ bị ngập mặn.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, bảo tồn đa dạng sinh học là một hướng đi bền vững, có ý nghĩa rất quan trọng đối với an sinh và hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, thời gian qua, đa dạng sinh học ở nước ta vẫn đang bị đe dọa, dẫn đến suy giảm nghiêm trong.
Theo Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến, có nhiều nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học như: Tác động của con người đến nơi cư trú của các loài; xâm lấn của sinh vật ngoại lai; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sống; ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp; tăng dân số và biến đổi khí hâu. Trong đó, biến đổi khí hậu được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra những tác động tiêu cực nhất.
Trước mối lo ngại nêu trên, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho biết, thông qua hội thảo, Việt Nam sẽ tiếp cận giải pháp mới để thích ứng với rủi ro thiên tai. Theo đó, phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái là cách thức để quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên đất, nước và sinh vật, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững. Đây cũng là cơ hội để hỗ trợ người dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra.
“Song song với đó, việc lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái với quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cũng là cách thức hiệu quả về chi phí, nhằm cải thiện việc quản lý các nguồn thiên nhiên, tạo ra các lợi ích về kinh tế-xã hội và bảo vệ sự sống cho con người,” Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhìn nhận.
Theo VTC
Điều khủng khiếp nhất sắp xảy ra với Trái Đất
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tự nhiên (Nature) ngày 9/10, Trái Đất có thể sẽ phải trải qua một giai đoạn khí hậu cực kỳ khắc nghiệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống hiện tại trong vòng 34 năm tới.
Trong nghiên cứu do giáo sư Camilo Mora thuộc Khoa Địa lý, Đại học Hawaii (Mỹ) chủ trì, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới, nghiên cứu riêng biệt từng khu vực trên thế giới, từ đó xác định thời điểm mà khí hậu khu vực đó sẽ biến đổi cơ bản và những hậu quả kéo theo đối với nhiệt độ không khí, nhiệt độ lớp nước bề mặt và nồng độ axít trong nước đại dương, lượng mưa...
Trong nghiên cứu do giáo sư Camilo Mora thuộc Khoa Địa lý, Đại học Hawaii (Mỹ) chủ trì, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới, nghiên cứu riêng biệt từng khu vực trên thế giới, từ đó xác định thời điểm mà khí hậu khu vực đó sẽ biến đổi cơ bản và những hậu quả kéo theo đối với nhiệt độ không khí, nhiệt độ lớp nước bề mặt và nồng độ axít trong nước đại dương, lượng mưa...
Trái Đất có thể sẽ phải trải qua một giai đoạn khí hậu cực kỳ khắc nghiệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống hiện tại trong vòng 34 năm tới.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng dựa trên kết quả những nghiên cứu về diễn biến của tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hiện nay để dự đoán về kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai.
Theo kết quả nghiên cứu, đến năm 2047, nhiệt độ của phần lớn các khu vực trên Trái Đất sẽ vượt qua "ngưỡng biến đổi khí hậu" (mức khí hậu khắc nghiệt nhất từng được ghi nhận trong vòng 150 năm) và đến năm 2069, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ ở duy trì ở mức ổn định.
Nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng từ 400 ppm (phần triệu) lên 936 ppm vào năm 2100, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng trung bình 3,7 độ C (6,6 độ F) trong thế kỷ này.
Trong khi đó, nếu mức độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính chậm lại, thì thời điểm xảy ra sự biến đổi khí hậu nói trên có thể là vào năm 2067, nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ ở mức 538 ppm vào năm 2100 và nhiệt độ Trái Đất tăng trung bình khoảng 1,8 độ C (3,24 độ F), chưa tính đến mức tăng 0,7 độ C (1,3 độ F) từ khi cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra vào năm 2000.
Biến đổi khí hậu sẽ xảy ra sớm nhất và khắc nghiệt nhất tại các vùng nhiệt đới, khu vực đa dạng sinh học và tập trung đông dân cư nhất trên Trái Đất, do các loài động thực vật nhiệt đới khó thích nghi với biến đổi khí hậu, rất dễ bị tổn thương, thậm chí đối với cả những thay đổi nhỏ của khí hậu.
Cụ thể, thời điểm xảy ra biến đổi khí hậu tại Manokwari ở Indonesia là 2020; Lagos ở Nigeria là 2029; Mexico City ở Mexico là 2031; Reykjavik ở Iceland là 2066 và Anchorage ở Alaska, Mỹ là năm 2071.
Đến năm 2050, tại các nước đang phát triển sẽ có khoảng hơn 1 tỷ người sống ở các khu vực có khí hậu ổn định và 5 tỷ người sống ở khu vực chịu tác động của khí hậu khắc nghiệt. Các quốc gia có khả năng chịu tác động của biến đổi khí hậu khắc nghiệt sớm nhất chính là các quốc gia có khả năng ứng phó kém nhất.
Nghiên cứu trên đã làm gia tăng quan ngại đối với việc đảm bảo an ninh nguồn cung cấp lương thực, nước uống và sức khỏe của con người, sự phát tán các dịch bệnh truyền nhiễm, tình trạng nhiệt độ tăng lên, những xung đột và thách thức đối với các nền kinh tế trên thế giới.
Trước đó, phần lớn các nghiên cứu đều dự đoán sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt có thể xảy ra vào năm 2100. Nghiên cứu của nhóm giáo sư Mora đã khiến nhiều người sửng sốt.
Chuyên gia Ken Caldeira ở bộ phận nghiên cứu về hệ sinh thái toàn cầu, Viện Carnegie, khẳng định nghiên cứu trên đã cho thấy chúng ta đang đẩy các hệ sinh thái trên Trái Đất từ môi trường quen thuộc sang một môi trường hoàn toàn khác biệt mà các sinh vật khó có khả năng thích nghi dẫn tới sự tuyệt chủng.
Trong khi đó, chuyên gia Eric Post, Khoa Sinh học, Đại học quốc gia Pennsylvania của Mỹ, cũng nhấn mạnh các nhà bảo vệ môi trường cần nhận thức được rằng tình trạng biến đổi khí hậu không chỉ đang diễn ra nhanh chóng, mà nguy cơ tuyệt chủng cũng đang tăng lên, nhất ở các khu vực nhiệt đới.
Liên hợp quốc cũng đang đẩy mạnh những nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Tổ chức này đã đặt ra mục tiêu hạn chế tình trạng nhiệt độ Trái Đất tăng lên 2 độ C (3,6 độ F) so với mức trong giai đoạn tiền công nghiệp.
Trong nghiên cứu do giáo sư Camilo Mora thuộc Khoa Địa lý, Đại học Hawaii (Mỹ) chủ trì, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới, nghiên cứu riêng biệt từng khu vực trên thế giới, từ đó xác định thời điểm mà khí hậu khu vực đó sẽ biến đổi cơ bản và những hậu quả kéo theo đối với nhiệt độ không khí, nhiệt độ lớp nước bề mặt và nồng độ axít trong nước đại dương, lượng mưa...
Theo VTC
Thịnh vượng nhờ năng lượng sạch Dù vẫn là một trong những quốc gia công nghiệp phát triển có nhiều chất thải gây hiệu ứng nhà kính nhất song Canada lại bất ngờ được xếp vào top đầu thế giới về chỉ số năng lượng bền vững. Một ngôi làng ở Canada sử dụng năng lượng bền vững với những tấm pin mặt trời trên nóc nhà Trong Chỉ...