Trái Đất cư ngụ ở một trong những nơi dị thường nhất vũ trụ?
Dữ liệu từ 3 cuộc khảo sát vũ trụ quy mô lớn xác nhận con quái vật Milky Way mà Trái Đất thuộc về rất khác biệt so với đồng loại của nó.
Thiên hà Milky Way, tức Ngân Hà, thế giới mà Trái Đất và tất cả những thứ khác trong hệ Mặt trời thuộc về, vốn được nhìn nhận như một con quái vật trong thế giới thiên hà.
Nó nằm trong một số lượng ít các thiên hà thuộc loại khổng lồ nhất ngày nay và từng nuốt chửng ít nhất 20 thiên hà nhỏ hơn để đạt kích thước và khối lượng hiện tại.
Mới đây, các nhà khoa học đã nỗ lực săn lùng khắp vùng vũ trụ để tìm ra 101 thiên hà có khối lượng tương tự Ngân Hà, được dự đoán ban đầu cũng mang các đặc tính tương đương.
Nhưng các kết quả ngiên cứu đã đem lại điều trái ngược.
Dải Ngân Hà theo góc quan sát từ Chile, thực ra là một thiên hà xoắn ốc. Trái Đất của chúng ta đang cư ngụ ở phần rìa của đĩa sao sáng rực rỡ của nó
Video đang HOT
Theo Universe Today, 3 cuộc khảo sát vũ trụ quy mô lớn là SAGA III, SAGA IV và SAGA V đã lần lượt thống kê hệ thống vệ tinh xung quanh 101 thiên hà nói trên, các đặc tính hình thành sao của 101 hệ thống vệ tinh đó, sau cùng là mô hình hóa các hệ thống vệ tinh này.
Sự so sánh giữa Ngân Hà và 101 thiên hà tưởng chừng là giống nó đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt đáng kể.
378 thiên hà vệ tinh của Ngân Hà và 101 thiên hà cùng khối lượng đã được phân tích cụ thể. Trong số đó có 4 cái thuộc về Ngân Hà, bao gồm Đám mây Magellan Lớn (LMC) và Đám mây Magellan Nhỏ (SMC) nổi tiếng.
Có những thiên hà có ít vệ tinh hơn hoặc không có, nhưng những cái có vệ tinh ngoại cỡ như LMC thì thường có rất nhiều vệ tinh, có thể lên đến 13. Bởi khối lượng vệ tinh lớn nhất luôn tỉ lệ thuận với số lượng vệ tinh của thiên hà đó.
Chỉ có mỗi Ngân Hà là sở hữu vùng không gian xung quanh vắng vẻ với vỏn vẹn 4 vệ tinh. Đó là điểm kỳ quặc thứ nhất.
Ngiên cứu thứ hai dựa trên bộ dữ liệu này chỉ ra các vệ tinh càng gần thiên hà mẹ thì tốc độ hình thành sao bên trong chúng càng chậm, có khả năng là do lực kéo lớn từ quầng vật chất tối của thiên hà mẹ.
Điều dị thường thứ 2 xuất hiện: Hai vệ tinh LMC và SMC của Ngân Hà đều đang hình thành sao mạnh mẽ dù đang ở rất gần “mẹ”, trong khi những cái xa hơn thì đã ngưng hình thành sao.
Các nhà khoa học cho rằng sự trái khoáy này có thể do LMC và SMC chỉ mới rơi vào quầng vật chất tối của Ngân Hà gần đây, nhưng vì sao các vệ tinh nhỏ khác ngừng hình thành sao thì không giải thích được.
GS Risa Wechsler đến từ Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia SLAC (Mỹ), đồng sáng lập dự án SAGA, cho biết các kết quả cho thấy Ngân Hà là một dạng thiên hà không điểm hình trong vũ trụ.
Để có thể hiểu thêm về nơi dị thường mà Trái Đất đang trú ngụ này, chúng ta chỉ có thể tiếp tục tìm kiếm trong vũ trụ những thế giới có khối lượng tương tự nó và – nếu may mắn – cũng kỳ quặc như nó.
Phát hiện tia vũ trụ cực mạnh tới Trái Đất từ ngoài Dải Ngân hà
Các nhà khoa học vũ trụ, đang nghiên cứu về nguồn gốc bí ẩn của các tia vũ trụ mạnh mẽ, đã phát hiện ra hạt năng lượng cao cực hiếm mà họ tin rằng đã tới Trái Đất từ bên ngoài Dải Ngân hà.
Năng lượng của hạt hạ nguyên tử này không thể thấy bằng mắt thường, tương đương với việc thả một viên gạch vào ngón chân của bạn từ độ cao thắt lưng, các tác giả của nghiên cứu mới cho hay ngày 23/11 trên tạp chí Science. Loại hạt này mạnh ngang với hạt Oh-My-God (hay hạt của Chúa) trong tia vũ trụ mạnh nhất từng quan sát được vào năm 1991.
Các tia vũ trụ là những hạt tích điện di chuyển qua không gian và rơi xuống Trái Đất liên tục. Các tia vũ trụ năng lượng thấp có thể phát ra từ Mặt trời nhưng các tia năng lượng cực cao thì khác. Chúng được cho là đã tới Trái Đất từ các thiên hà khác.
Ảnh minh họa: Đại học Kyoto
Bất chấp nhiều năm nghiên cứu, nguồn gốc chính xác của các hạt năng lượng cao này vẫn chưa rõ ràng. Chúng được cho là liên quan đến những hiện tượng dữ dội nhất trong vũ trụ, chẳng hạn như các hiện tượng liên quan đến hố đen, vụ nổ tia gamma và hạt nhân của thiên hà nhưng tia vũ trụ mạnh nhất mới được phát hiện dường như đến từ khoảng không vũ trụ - nơi mà không có sự kiện dữ dội nào từng diễn ra.
Các hạt được phát hiện gần đây, có tên là Amaterasu, được đặt theo tên Thần Mặt trời trong thần thoại Nhật Bản, đã được phát hiện bởi một đài quan sát tia vũ trụ có tên là Kính thiên văn Array ở Sa mạc phía Tây của bang Utah, Mỹ.
Kính thiên văn Array bắt đầu hoạt động vào năm 2008, đã quan sát được hơn 30 tia vũ trụ năng lượng cực cao nhưng không tia nào trong số đó mạnh hơn hạt Amaterasu đi qua bầu khí quyển ở Utah ngày 27/5/2021.
Một tia vũ trụ năng lượng cực cao mang năng lượng gấp hàng chục triệu lần năng lượng của bất kỳ máy gia tốc hạt nào do con người tạo ra, Giáo sư Vật lý Glennys Farrar tại Đại học New York cho biết.
Nguồn gốc của các hạt năng lượng cực cao đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu. Hạt Amaterasu dường như có nguồn gốc từ nơi được gọi là Local Void, một khoảng không giáp với Dải Ngân hà.
Đi tìm ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ: Vua các vì sao Ngôi sao này có vị trí nằm gần trung tâm dải Ngân hà chúng ta, cách Trái đất khoảng 9.500 năm ánh sáng. Nằm trong chòm sao Scutum, UY Scuti là một ngôi sao Đại siêu khổng lồ (Hypergiants). Khi nhắc đến sự vĩ đại, chúng ta thường đem Mặt trời ra so sánh. Điều này cũng không có gì là lạ vì...