Trái chiều kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp ngành cảng biển
Tác động của dịch Covid-19 lên ngành cảng biển trong quý I được cho là không nhiều.
Một số doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng như Viconship, Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng… Trong khi, Gemadept, Hải An, Cảng Sài Gòn… lãi giảm.
Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng tác động của dịch Covid-19 tới sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong quý I không nhiều. Cụ thể, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam quý đầu năm đạt hơn 159 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hàng container là hơn 5 triệu TEUs, tăng 14%. Điều này có thể lý giải cho việc nhiều doanh nghiệp cảng biển vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, sang đến quý II, Chứng khoán BIDV (BSC) dự đoán sản lượng thông cảng toàn ngành sẽ khó tăng trưởng. Tác động tiêu cực từ dịch có thể sẽ bị trễ 1 – 2 tháng do các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hàng tồn kho nên việc giảm sản lượng chậm hơn. Với việc chỉ số PMI giảm từ 49 điểm của tháng 2 xuống 41,9 điểm trong tháng 3 báo hiệu mức giảm mạnh của sức khỏe hoạt động sản xuất tại Việt Nam, đồng thời, dịch lây lan khiến nguồn cầu từ các thị trường quan trọng khác như Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu suy giảm.
Nguồn: BCTC
Doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất là Gemadept (HoSE: GMD) với giá trị 122,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này giảm 16% so với quý I/2019 do biên lợi nhuận hoạt động chính là khai thác cảng giảm, trong khi, các loại chi phí đều tăng đáng kể.
Video đang HOT
Trong năm 2020, công ty kỳ vọng cảng Gemalink – cảng nước sâu có quy mô lớn nhất Việt Nam, năng lực tiếp nhận Megaship – loại tàu container thế hệ lớn nhất thế giới, sẽ khai thác kỹ thuật vào quý IV. BSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận CAGR đạt 40%/năm, giúp lợi nhuận tăng ít nhất 17%/năm trong giai đoạn từ 2022 đến 2025.
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm 8% còn 31 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động tài chính không hiệu quả khi doanh thu giảm và chi phí tăng.
Năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu là 1.370 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 120 tỷ đồng, giảm 1% so với lợi nhuận thực hiện năm 2019 – mức thấp nhất từ năm 2014.
Kế hoạch kinh doanh đặt ra trong bối cảnh doanh nghiệp đánh giá năm 2020 có nhiều thách thức lớn do cạnh tranh gay gắt ở khu vực sông Cấm và chi phí gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Trong các doanh nghiệp thống kê, Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) có mức giảm lợi nhuận mạnh nhất là 45,5%, còn gần 21 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là biên lợi nhuận gộp giảm. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này đã cải thiện so với quý III và quý IV/2019.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp dự kiến thay đổi cơ cấu mặt hàng tại các cảng, tập trung khai thác các bến mềm để thực hiện chuyển tải hàng hóa, hỗ trợ cho việc thiếu hụt cầu cảng khi di dời, đồng thời, nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ bốc xếp. Về kế hoạch mở rộng và phát triển sản xuất, Cảng Sài Gòn sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn tất xây dựng dự án Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước giai đoạn 1, triển khai giai đoạn 2 và dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM.
Công ty cũng triển khai dịch vụ logistics đối với các mặt hàng rời, sắt thép và trung tâm phân phối hàng hóa tại khu đất Tân Thuận B, quận 7. Cảng Sài Gòn cũng hợp tác, mở rộng cầu cảng tại chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận các tuyến tài khác ngoài các tàu của nhà máy thép Phú Mỹ.
Bên cạnh Gemadept, Hải An, Cảng Sài Gòn…, ngành cảng biển vẫn có những doanh nghiệp ghi nhận lãi tăng đáng kể. Cụ thể, Viconship (HoSE: VSC) ghi nhận doanh thu thuần giảm 3,5%, còn 409 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tăng 42%, lên 72 tỷ đồng. Sở dĩ có sự khác biệt là bởi lợi nhuận gộp tăng nhờ giá vốn giảm mạnh hơn doanh thu. Bên cạnh đó, trong quý I, công ty đã đẩy mạnh công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh và lượng tàu phải chuyển ở các cảng ngoài giảm nên giảm được chi phí.
Cảng Xanh VIP (UPCoM: VGR), công ty con của Viconship, cũng ghi nhận mức tăng lợi nhuận ấn tượng 86%, lên 42,5 tỷ đồng nhờ lượng hàng được duy trì, nhưng các chi phí về giá vốn được cải thiện, phản ánh trực tiếp từ các chi phí đầu vào như xăng dầu, công nhân…
Nhờ doanh thu tài chính hơn gấp 4 lần, lợi nhuận của Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) tăng thêm 26% lên 122 tỷ đồng, xấp xỉ doanh nghiệp đầu ngành là Gemadept. Theo giải trình, năm 2020, công ty mẹ thay đổi cách hạch toán, ghi nhận lãi dự thu tiền gửi tiết kiệm ngân hàng theo tháng, thay vì hạch toán lãi dự thu 6 tháng/lần.
Bên cạnh đó, tỷ giá đồng Yên Nhật trong quý I giảm, giúp ghi lãi chênh lệch tỷ giá, trong khi quý cùng kỳ lỗ. Đồng thời, nhiều tài sản cố định của công ty mẹ và công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu – công ty con đã hết khấu hao từ tháng 7/2019 cũng giúp lợi nhuận sau thuế tăng.
BSC: Trường hợp tích cực, VN-Index giữ trên 750 điểm trong tháng 5
BSC cho rằng thị trường không còn các yếu tố thuận lợi từ mặt bằng giá thấp và dòng vốn nội tích cực để duy tri đà tăng tốt.
BSC thận trọng vơi diễn biến ngắn hạn và dự báo thị trường sẽ vận động quanh 750 điểm trong tháng 5.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), sau gần 1 tháng thực hiện cách ly xã hội, một số quốc gia đã thực hiện nơi lỏng biện phap này và đang từng bươc đưa nền kinh tế về lại hoạt động bình thường. Kiểm soát dịch bệnh đông hành vơi khôi phục kinh tế hậu dịch bệnh của thế giơi và trong nươc là thông tin quan trọng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Cùng vơi đó, gói hỗ trợ 63.000 ty bắt đầu được giải ngân là những yếu tố ky vọng đưa nền kinh tế nhanh chóng trở lại hoạt động binh thường và sơm lấy lại được đà tăng trưởng. Tuy nhiên mức phục hôi nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình hình cải thiện của các nền kinh tế chủ chốt thế giơi.
Kết quả kinh doanh quý I giảm 10,6% so cùng kỳ, chỉ số P/E và P/B của VN-Index tăng lần lượt 17% và 14% so đáy 24/3. P/E của VN-Index tại thời điểm 30/4 là 12,2 và có thể điều chỉnh lên mức 13 lần sau khi cập nhật đầy đủ mức giảm lợi nhuận sau thuế 10% quý I. VN-Index vẫn thấp hơn đang kể so vơi mức P/E bình quân 15,5 lần của 5 năm gần nhất. Mức định giá này có thể sẽ không quá rẻ nếu kết quả kinh doanh quý II sẽ tiếp tục giảm mạnh. Dù vậy, đây vẫn là mức khá hợp lý cho hoạt động đầu tư dài hạn khi các nền kinh tế phục hôi dần vào cuối năm.
Trong khi đó, ẩn số từ dòng tiền nội của nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng là yếu tố tích cực đến thị trường chứng khoán nhưng đây là yếu tố cần thời gian kiểm chứng. Cùng với đó, các quỹ ETFs dựa trên bộ chỉ số VNFin Lead Index và VNDimond Index thực hiện chào bán sẽ giúp thêm lựa chọn cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, một số yếu tố được BSC nhận định sẽ tác động không tốt đến thị trường trong tháng 5 là hoạt động rút vốn của khối ngoại có thể kéo dài sang đầu quý II; Nguy cơ suy thoai cao ở cac nươc và khu vực chủ chốt thế giơi; Xung đột địa chính trị gia tăng tại Syria và các nguy cơ xung đột cac nươc vùng Vịnh.
VN-Index vận động quanh 750 điểm trong tháng 5
BSC cho biết mua kết quả kinh doanh quý I đang ở giai đoạn cuối, áp lực chốt lãi ngắn hạn và hoạt động bán ròng khối ngoại đẩy thị trường vào trạng thái giằng co và phân hóa trong 10 ngày cuối tháng 4. Dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định hỗ trợ thị trường tháng 5. Tuy vậy thị trường không còn các yếu tố thuận lợi từ mặt bằng giá thấp và dòng vốn nội tích cực để duy tri đà tăng tốt. Kịch bản "Sell in May and Go away" sẽ phụ thuộc khá lơn vào khả năng hôi phục của các nền kinh tế chủ chốt sau dịch bệnh và dòng tiền đầu tư trên thị trường. Vơi bối cảnh hiện tại, BSC thận trọng vơi diễn biến ngắn hạn và dự báo thị trường sẽ vận động quanh 750 (50 điểm) trong tháng 5.
Trường hợp tích cực, VN-Index giữ trên 750 điểm và vận động phân hóa theo những chủ đề lơn liên quan đến đầu tư công và sản xuất hôi phục. Trường hợp tiêu cực, VN-Index quay lại kiểm tra vung đay cũ nếu các nền kinh tế chủ chốt không hôi phục như ky vọng sau dịch bệnh và áp lực thoái vốn từ khối ngoại.
Bộ Tài chính chốt phương án triển khai IFRS được chia thành 3 giai đoạn Việc triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được kỳ vọng sẽ khó có cửa cho ban lãnh đạo công ty thực hiện hành vi phản ánh không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đi vay, đẩy giá cổ phiếu hoặc che dấu những khoản lợi nhuận để hưởng lợi về thuế... Góp...