Trái chiều kết quả hoạt động kinh doanh một số thành viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Các doanh nghiệp thành viên của Vạn Thịnh Phát đều có điểm chung là đều huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp rất lớn.
Bản công bố tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn An Đông (An Đông CorP) mới đây cho biết, 6 tháng đầu năm công ty này đã báo lỗ hơn 22,84 tỷ đồng.
Trong khi đó, cả năm 2019, lợi doanh nghiệp này vẫn báo lãi gần 35,6 tỷ đồng. Tính tới cuối tháng 6/2020, vốn chủ sở hữu của An Đông Corp đạt gần 9.110,5 tỷ đồng với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu giữ nguyên ở mức 4.05 tương tự như cuối năm 2019.
Trong thông báo của mình, An Đông cho biết, đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn trong kỳ. Trong đó, bao gồm chi trả tiền lãi hơn 829,16 tỷ đồng lần lượt cho 2 lô trái phiếu trị giá gần 15.000 tỷ đồng phát hành vào tháng 9/2019 và hơn 554,52 tỷ đồng cho lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng phát hành vào tháng 1/2019.
Video đang HOT
Được biết, tiền thân của An Đông Corp là Công ty cổ phần Đầu tư An Đông (An Đông Group), được thành lập vào năm 2007, trực thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trái ngược với An Đông Corp, một thành viên khác của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Sunny World lại công bố báo lãi hơn 2 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2020, Sunny World có vốn chủ sở hữu đặt hơn 1.509,4 tỷ đồng tăng so với con số hơn 810,42 tỷ đồng cuối 2019. Kéo theo đó là hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 2,26, giảm so với 3,13 thời điểm cuối năm 2019.
Sunny World đã tiến hành phát hành thành công 2 đợt trái phiếu có mã SNW-2018.10 và SNW-2018.12, có kỳ hạn 5 năm, huy động được tổng cộng 3.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hồi cuối tháng 11/2019, công ty này đã mua lại trước hạn 700 tỷ đồng trái phiếu mã SNW-2018.12 từ 2 nhà đầu tư tổ chức, dù số trái phiếu này được phát hành chưa đầy 1 năm.
Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận cũng công bố lãi hơn 1,47 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên vốn chủ sở hữu của Quang Thuận không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2019.
Quang Thuận là doanh nghiệp từ ngày 24 – 27/12/2018 đã liên tiếp phát hành 2 lô trái phiếu với tổng khối lượng 4.500 tỷ đồng, trong đó lô QT-2018.12 có kỳ hạn 3 năm, trị giá 3.000 tỷ đồng và lô QT-2018.12.1 kỳ hạn 5 năm với giá trị 1.500 tỷ đồng.
Trong đó, lô trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng có trái chủ là Ngân hàng SHB và đã được mua lại vào tháng 10/2019.
PV Shipyard: Quý 2/2020 tiếp tục báo lỗ thêm 9 tỷ đồng
PVShipyard đã thua lỗ liên tiếp từ 2016, dự kiến năm 2020 lỗ thêm 51 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (UpCOM: PVY) đã công bố BCTC quý 2/2020 với khoản lỗ 9,3 tỷ đồng ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp không thể kinh doanh có lãi.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 113,4 tỷ đồng giảm 26% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm tới 95% trong doanh thu thuần khiến lãi gộp chỉ còn 6,5 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính hơn 13 tỷ đồng, chi phí QLDN gần 3 tỷ đồng nên kết quả PVShipyard lỗ ròng 9,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng lỗ hơn 5 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, PVShipyard đạt 158 tỷ đồng doanh thu thuần, kinh doanh dưới giá vốn và chi phí phát sinh vẫn ở mức cao khiến lỗ ròng 35,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng lỗ 20 tỷ đồng.
PVShipyard đã báo lỗ liên tiếp kể từ năm 2016 đến nay, năm 2020 công ty lên kế hoạch đạt 389 tỷ đồng và dự kiến lỗ 51 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/06/2020, tổng cộng tài sản công ty còn hơn 779 tỷ đồng, tăng 35 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả gần 1008 tỷ đồng, trong đó riêng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 384,5 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn gần 235 tỷ đồng. Đến hết quý 2 vốn chủ sở hữu công ty ghi nhận âm 228,3 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu gần 595 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế chưa phân phối đến hết quý 2/2020 lên đến 825,7 tỷ đồng.
Được biết, PV Shipyard thành lập vào năm 2007 với các cổ đông lớn đến nay không đổi, bao gồm Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (28,7%), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC (7,5%), BIDV (4,03%), Liên doanh Vietsopetro (3,63%) và Lilama (4,03%), hơn 50% cổ phần còn lại thuộc cổ đông khác.
PV Shipyard từng định hướng trở thành đơn vị tiên phong thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo dầu khí Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính của PV Shipyard là đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, phương tiện nổi và kinh doanh các nguyên vật liệu, thiết bị liên quan. PV Shipyard định hướng trở thành đơn vị tiên phong thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo dầu khí Việt Nam, tuy nhiên tình hình kinh doanh không thuận lợi khiến Công ty không những không đáp ứng kỳ vọng, mà còn liên tục thua lỗ hàng chục hàng trăm tỷ đồng.
Sông Đà 1.01 (SJC) tiếp tục điệp khúc báo lỗ 6 tháng đầu năm 2020 Hoạt động kinh doanh truyền thống gần như đứng hình, trong khi mảng bất động sản cũng bế tắc sau khi bị PVCombank thu hồi dự án Tokyo Tower, CTCP Sông Đà 1.01 (SJC) tiếp tục báo lỗ. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính công bố mới nhất cho thấy, kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu bàn hàng và...