Trái cây của Hy Lạp mong muốn chinh phục người tiêu dùng Việt Nam
Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp mong muốn giới thiệu các sản phẩm trái cây và nông sản chất lượng cao của Hy Lạp và châu Âu đến các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Việt Nam.
Đại diện Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp giới thiệu về chương trình “Delicious Fruits – Trái cây tươi ngon và an toàn từ châu Âu”. Ảnh: BT
Trong khuôn khổ chiến dịch quảng bá nông sản chất lượng cao do Liên minh châu Âu tài trợ, Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp giới thiệu về chương trình “Delicious Fruits – Trái cây tươi ngon và an toàn từ châu Âu” để giới thiệu về trái cây của nước này đến với người tiêu dùng Việt Nam.
Chia sẻ tại sự kiện giới thiệu về chương trình, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam Georgios Stilianopoulos kỳ vọng những loại trái cây trồng tại Hy Lạp sẽ giúp chinh phục thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Đáng chú ý, trái cây từ châu Âu được áp dụng những quy định nghiêm ngặt nhất thế giới về an toàn thực phẩm. Tại Hy Lạp, các quy định này được áp dụng đầy đủ vào sản xuất. Các doanh nghiệp Hy Lạp sử dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng được chứng nhận, phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định GLOBAL GAP, GLOBAL GAP GRASP, AGRO 2, IFS, BRC và ISO 22000.
“Nhờ chất lượng, trái cây Hy Lạp đang ngày càng chiếm thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng. Tôi hy vọng, Việt Nam sẽ là một trong những thị trường quan trọng của trái cây Hy Lạp, cũng như người dân Việt Nam sẽ có cơ hội thưởng thức những loại trái cây rất ngon của chúng tôi”, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam Georgios Stilianopoulos chia sẻ.
Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp bao gồm 8 Hiệp hội thành viên, với năng suất đạt 63.000kg/ha trái cây tươi. Sản lượng trái cây tươi của Hiệp Hội đạt hơn 134.000 tấn năm 2019, xuất khẩu hơn 103.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước châu Âu như Đức, Anh, Italy, Phần Lan… Bên cạnh đó, Hiệp hội còn bao gồm các sản phẩm đào đóng hộp nổi tiếng của Hy Lạp, các loại salad trái cây và cocktail trái cây, dầu olive nguyên chất hảo hạng, phô-mai và các sản phẩm từ sữa, saffron đỏ, nho khô…
Trái cây ngoại ồ ạt về chợ Việt, có loại giá rẻ hơn rau
Nhập khẩu tăng mạnh, trái cây ngoại ồ ạt về chợ Việt, trong đó nhiều loại có mức giá rẻ hơn rau.
Video đang HOT
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến
Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), chỉ trong tháng 9, Việt Nam đã chi 230 triệu USD nhập khẩu các loại rau quả, chủ yếu là mặt hàng trái cây. Còn tính hết tháng 9 năm 2022, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này lên tới 1,49 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, 8 tháng năm 2022, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 37,6%, sau đó đến Mỹ với tỷ trọng 17%, Úc chiếm 8,3% trong tổng giá trị rau quả nhập khẩu.
So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm nay từ Trung Quốc tăng 74,1%, nhập từ Mỹ tăng 5,8% và từ Úc tăng 18,1%.
Thực tế, thời gian gần đây, các loại trái cây nhập khẩu được bày bán la liệt khắp siêu thị, cửa hàng, tràn cả ra chợ truyền thống và "chợ mạng". Dễ dàng nhận thấy từ siêu thị ra tới chợ, so với hàng nội, các loại trái cây ngoại chiếm tỷ trọng áp đảo.
Nhiều loại trái cây nhập khảu giá rẻ như rau. (Ảnh: Tâm An)
Đáng nói, một số loại trái cây vốn khá đắt đỏ, nay giảm dần về mức bình dân, thậm chí là siêu rẻ.
Đơn cử, một số cửa hàng trái cây hay siêu thị ở Hà Nội, táo Envy size 5 quả/kg có giá chỉ 79.000-85.000 đồng/kg, size 3 quả/kg giá cũng chỉ 99.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá rẻ nhất từ khi loại quả nhập khẩu này xuất hiện tại Việt Nam. Bởi Envy luôn là loại táo có giá đắt đỏ, dao động từ 150.000-250.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới trên dưới 300.000 đồng/kg.
Ngoài ra, táo Nam Phi cũng được nhiều nơi rao bán với giá 135.000 đồng/3kg (45.000 đồng/kg); táo Kiku size nhỏ giá 35.000 đồng/kg, táo Queen bở giá chỉ 15.000 đồng/kg...
Tương tự, các loại nho đỏ, nho xanh, nho kẹo... cũng phủ sóng khắp các chợ, giá chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng 1kg. Người tiêu dùng có thể mua theo cân, theo set, thùng hay mua cả rành về ăn. Dịp này, nho sữa Trung Quốc về ồ ạt, từ mức 120.000-180.000 đồng/kg giảm còn 80.000-105.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, trên thị trường nhiều loại trái cây nhập khẩu được rao bán với mức giá rẻ như rau. Lựu Tunisia từ mức 70.000-100.000 đồng/kg nay rớt xuống 30.000-55.000 đồng/kg, lựu Trung Quốc tại chợ giá chỉ 8.000-10.000 đồng/kg, táo đá 10.000 đồng/kg, quýt Thái 12.000 đồng/kg, quýt Ôn Châu (Trung Quốc) 20.000 đồng/kg...
Chị Đào Thị Tuyến bán trái cây tại Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết, các loại trái cây nhập khẩu dịp này đổ về chợ với số lượng lớn nên giá giảm mạnh. Nhiều loại như táo, lựu, dưa lưới của Trung Quốc hay quýt mini Thái Lan giá còn rẻ hơn rau ngoài chợ.
" Dân thắt chặt chi tiêu nên trái cây giá càng rẻ, càng đắt khách mua", chị nói. Tính cả bán buôn và bán lẻ, mỗi ngày ngồi ở chợ chị bán hết khoảng gần 4 tấn trái cây nhập khẩu các loại, trong đó chủ yếu là táo, lựu và quýt Thái.
Thuế giảm nên giá rẻ
Đề cập đến câu chuyện trái cây nhập khẩu giá rẻ, anh Nguyễn Văn Nam - quản lý một kho trái cây nhập khẩu ở Đồng Đa (Hà Nội) - lý giải, trái cây nhập khẩu khi vào mùa giá thường hạ nhiệt vì nguồn cung dồi dào. Thời gian này, giá các loại táo rất rẻ bởi hàng về chủ yếu là size nhỏ.
" Ở các nước xuất khẩu, size nhỏ giá thường rẻ chỉ bằng 1/3 so với size đại, trong khi chất lượng đạt 7/10. Với mức giá tương đối rẻ, mình nhập về rồi đưa ra thị trường tiêu thụ giá cũng hợp lý hơn", anh Nam cho hay.
Trái cây nhập khẩu phủ sóng khắp thị trường. (Ảnh: Tâm An)
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, thừa nhận, trái cây nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh theo mỗi năm.
Theo ông, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, thuế nhập khẩu rau quả giảm gần như bằng 0% - nguyên nhân chính khiến trái cây nhập khẩu không những có giá rẻ mà hàng lại nhiều.
Chưa kể, dịch COVID-19 được kiểm soát, hoạt động giao thương giữa các quốc gia trở lại bình thường. Vấn đề vận chuyển hàng hóa, trong đó có trái cây từ các nước về Việt Nam, thuận lợi hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến nhập khẩu trái cây tăng mạnh.
Với trái cây Trung Quốc, ông Nguyên cho rằng quốc gia này vẫn thực hiện chính sách "zero Covid". Do đó, trái cây Việt Nam xuất sang thị trường này bị kiểm soát rất chặt, trong khi chiều ngược lại nước ta không kiểm soát Covid-19 trên hàng hóa nhập khẩu nên trái cây từ Trung Quốc về dễ hơn.
Đặc biệt, các thương nhân buôn bán ở khu vực biên giới còn tận dụng được xe container rỗng để chở trái cây Trung Quốc.
Ví như, một xe container chở nông sản từ miền Nam ra cửa khẩu phía Bắc xuất bán sang Trung Quốc, chi phí vận chuyển hết khoảng 80-100 triệu đồng. Xuất hàng xong, thông thường xe sẽ quay về với container rỗng. Thương nhân tận dụng những xe này chở trái cây Trung Quốc về nội địa tiêu thụ với cước phí rất rẻ. Vậy nên, trái cây Trung Quốc vốn có giá rẻ nay lại càng rẻ hơn.
" Cuối năm là mùa cao điểm, trái cây nhập khẩu sẽ còn tăng mạnh bởi nhu cầu tiêu dùng cho lễ Tết. Trong khi, các loại trái cây nhập khẩu chủng loại luôn phong phú, mẫu mã bắt mắt hơn hàng nội nên người tiêu dùng ưa chuộng hơn", ông Nguyên nhận xét.
Đòn bẩy phát triển kinh tế tập thể trong bối cảnh mới Kinh tế tập thể, hợp tác xã không chỉ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo mà còn làm thay đổi bộ mặt nông thôn các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất và thu hoạch tại Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai....