Trắc nghiệm để biết bạn có bị rối loạn giấc ngủ
Bạn có gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ? Nếu có thì đây là một trong những dấu hiệu của bệnh rối loạn giấc ngủ.
Ảnh minh họa: The Health.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, phụ trách Phòng Chẩn đoán Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, giấc ngủ giúp cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc. Ngủ đủ thời lượng và chất lượng sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Khi bị mất ngủ, rối loạn chuyển động chân tay hoặc bị ngưng thở khi ngủ (ngừng thở lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ), nếu kéo dài sẽ làm cho bạn uể oải, buồn ngủ li bì vào ngày hôm sau.
Phần lớn bệnh nhân rối loạn giấc ngủ không nhận thức đúng vấn đề mình đang gặp phải. Để biết mình có bị rối loạn giấc ngủ hay không, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình có bị rối loạn giấc ngủ (trả lời có hoặc không). Nếu có, cụ thể rối loạn giấc ngủ đó là gì?
2. Bạn có ngáy hoặc ai đó nói rằng bạn ngừng thở trong khi ngủ (trả lời có hoặc không). Nếu có, đây chắc chắn là một dấu hiệu của hơi thở bị rối loạn giấc ngủ.
3. Bạn có bị buồn ngủ ban ngày quá mức (trả lời có hoặc không). Nếu có, điều này có thể đi kèm với rối loạn giấc ngủ nào làm thay đổi số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ của bạn.
4. Bạn có gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ (trả lời có hoặc không). Nếu có, đây là dấu hiệu thường thấy trong các dạng của bệnh mất ngủ và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
5. Bạn cảm thấy bồn chồn khi ngủ, di chuyển tay/chân hoặc có chuyển động quá mức trong khi ngủ (trả lời có hoặc không). Nếu có, điều này chứng tỏ có thể bạn mắc rối loạn chuyển động chi có chu kỳ khi ngủ. Đó cũng có thể là các cơn động kinh ban đêm hoặc các rối loạn khác.
Y học giấc ngủ là một chuyên ngành trong y khoa để đoán và điều trị các rối loạn giấc ngủ thường gặp, gồm:
Mất ngủ
Mất ngủ là không có khả năng ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Mất ngủ cũng được sử dụng để mô tả các tình trạng cảm thấy không hồi phục sức khỏe khi ngủ dậy. Các triệu chứng có thể là cấp tính (kéo dài một đến một vài đêm), hoặc mạn tính (từ một tháng trở lên).
Ngưng thở khi ngủ
Đây là một rối loạn có khả năng đe dọa sinh mạng tiềm ẩn vì ngưng hô hấp trong một thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Các triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngáy to, ngưng thở, thở hổn hển khi ngủ và buồn ngủ vào ban ngày. Ngáy và ngưng thở khi ngủ thường khiến bạn thức dậy nhiều lần trong đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi, nhức đầu buổi sáng, giảm năng suất làm việc.
Ngáy
Video đang HOT
Đây là tình trạng phổ biến ở tất cả lứa tuổi và ở cả 2 giới. Nó ảnh hưởng đến khoảng 90 triệu người Mỹ trưởng thành. Hiện tại ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số người ngáy.
Ngáy được gây ra bởi sự rung động mô khi đường thở bị tắc nghẽn một phần và có thể dẫn đến thở bất thường và gây gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, không phải ngáy nào cũng là bệnh lý, hãy hỏi bác sĩ và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Rối loạn chuyển động chi có chu kỳ
Một rối loạn ảnh hưởng đến các chi, do đó gây khó ngủ vào ban đêm, làm ảnh hưởng hoạt động bình thường trong ngày. Các chuyển động của rối loạn chuyển động chi có chu kỳ xảy ra thường xuyên nhất khi một người bắt đầu buồn ngủ và tự phát, bạn không thể điều khiển được các chuyển động này.
Hội chứng chân không yên
Một rối loạn chuyển động được đặc trưng bởi cảm giác khó chịu hoặc căng thẳng thần kinh ở chân, có một sự thúc đẩy phải di chuyển chân trong giấc ngủ. Các triệu chứng tạm thời giảm khi chuyển động hoặc có áp lực.
Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ nói chung được chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Đánh giá
Bác sĩ sẽ đánh giá ban đầu khi hỏi về bệnh sử và khám cho bệnh nhân. Sau đó tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ cho làm các xét nghiệm như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, đa ký giấc ngủ.
Giai đoạn 2: Điều trị
Với các kết quả thu được từ giai đoạn 1, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị dành riêng cho từng cá nhân. Kế hoạch này được thiết kế cho riêng từng bệnh nhân giúp tối đa hiệu quả phục hồi giấc ngủ.
Tùy thuộc vào rối loạn giấc ngủ của bạn và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn này, điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, thay đổi hành vi, sử dụng dụng cụ nha khoa, mang thiết bị thở khi ngủ, phẫu thuật…
Giai đoạn 3: Chăm sóc sau điều trị ban đầu
Tái khám thường xuyên để đảm bảo kết quả điều trị rối loạn giấc ngủ của bạn được thành công. Những thay đổi trong giấc ngủ của bạn sau điều trị sẽ có điều kiện để được theo dõi, đảm bảo can thiệp kịp thời và thích hợp nếu cần thiết.
Nhằm giúp cộng đồng hiểu chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả các rối loạn giấc ngủ, Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM tổ chức tư vấn về “Ngáy và ngưng thở khi ngủ” vào 8h sáng 22/6. Các chuyên gia tư vấn sẽ trình bày về tác hại, biến chứng của ngáy và ngưng thở khi ngủ, phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh. Bệnh nhân cũng được trải nghiệm sử dụng hệ thống máy đa ký giấc ngủ, một kỹ thuật hiện đại trong điều trị rối loạn giấc ngủ.
Đăng ký tham dự qua điện thoại (08) 5405 1010 – 3952 5353 (giờ hành chính). 100 bệnh nhân đăng ký sớm nhất sẽ được khám miễn phí khi có các triệu chứng:
- Ngáy hăng đêm.
- Ngưng thở khi ngủ có người chứng kiến.
- Chất lượng giấc ngủ kém, thức dậy nhiều lần trong đêm.
- Mệt mỏi khi thức giấc, nhức đầu buổi sáng.
- Buồn ngủ ngày.
- Giảm khả năng tập trung, giảm hiệu quả làm việc.
Thi Trân
Theo VNE
Người Việt thiếu trầm trọng 'thần dược' chiều cao
"Trong những trường hợp đến khám chỗ tôi, có đến 60 - 70% trẻ bị còi xương. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ thiếu trầm trọng một loại vitamin đặc biệt: đó là Vitamin D".
Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Quang Hào, Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế khi nói về tình trạng còi xương ở Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của vitamin D trong việc phát triển chiều cao của người Việt.
Vì sao vitamin D được xem là đặc biệt? Bác sĩ Hào lý giải: vitamin D hầu như không có trong thức ăn mà nó chỉ được cơ thể sản xuất ra dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Cho dù chế độ ăn có đầy đủ và khoa học cũng không cung cấp được đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Vì vậy, nguy cơ thiếu vitamin D vào mùa đông là rất cao. Trong khi đó, vitamin D rất cần cho sự phát triển của xương và nó có vai trò rất quan trọng, tác động tới mọi mặt sức khỏe của con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi.
Thiếu Vitamin D gây rối loạn giấc ngủ, còi xương
Gần đây thấy con lúc ngủ hay giật mình, đêm lại quấy khóc, chậm mọc răng, chị Trần Thi D ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy (Hà Nội) đưa con tới phòng khám và được bác sĩ cho biết cháu bị thiếu Vitamin D. Không những thế, cháu còn thiếu 4kg so với chỉ số cân nặng bình thường.
Chị D than thở: "Tôi vẫn nghĩ là con còi hơn so với những đứa trẻ khác nhưng lại nghĩ do thể trạng và ăn kém. Cũng tại không để ý, đúng là nhà không thoáng để ánh nắng có thể chiếu vào. Lo sợ cháu trúng gió, dễ ốm nên mùa đông tôi không dám bế cháu ra ngoài phơi nắng. Đi khám mới biết cháu bị thiếu vitamin D trầm trọng và nguy cơ bị còi xương cao".
Thiếu vitamin D sẽ ảnh gây nên rất nhiều bệnh. Vitamin D ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao của người Việt. Ảnh minh họa
Không chỉ trẻ nhỏ, gầy mới bị còi xương mà béo tốt, mập mạp cũng không tránh khỏi. Đó là hoàn cảnh của cháu Minh, con anh Lê Minh Q, công tác tại một công ty truyền thông ở Hà Nội.
"Cứ nghĩ con mập thế này (cháu 4 tuổi nặng 24 kg) thì làm gì có chuyện còi xương, thế mà đợt vừa rồi đi khám lại bị còi xương so với cơ thể!", anh Q. than thở. Thời gian gần đây, cháu M thường bị ra mồ hôi khi ngủ, dù là trời mùa đông; ngủ hay giãy dụa, khóc, vặn mình. Nghĩ con mắc bệnh gì nặng, anh đưa con đi khám và phát hiện ra con bị thiếu vitamin D, bị còi xương thể béo phì.
Không chỉ trẻ con mới gặp những bệnh liên quan tới thiếu vitamin D mà ngay cả người lớn cũng sẽ mắc nhiều bệnh nếu thiếu vitamin này.
Chị Phạm Anh T, 32 tuổi làm việc ở công ty về xây dựng cho biết: thời gian gần đây thấy trong người hay cáu bẳn, bực bội, không thích nói chuyện như trước. Đi khám mới biết ngoài chứng bệnh cũ lại bị thêm chứng bệnh nữa là thiếu vitamin D.
Trong tạp chí về sức khỏe Mayo clinic Proceedings mới đây cho biết: theo dõi 12.600 người tuổi từ 20-90, các nhà khoa học đã kiểm tra và đo mức vitamin D trong máu và cho kết quả: những người có mức vitamin D trong máu thấp nhất có nhiều khả năng mắc các triệu chứng liên quan tới chứng phiền muộn hơn so với người có mức vitamin D cao.
Ngoài ra, người thiếu vitamin D còn liên quan đến bệnh tim, loãng xương, đái tháo đường, béo phì, bị trầm cảm còn trẻ con thì sẽ bị tự kỷ... Những người thiếu loại vitamin này thì nguy cơ mắc các bệnh trên cao hơn hàng chục lần.
Cải thiện tầm vóc người Việt: Đừng ngại tắm nắng
"Trong những ca bệnh đến khám có tới 60-70% trẻ còi xương. Có trường hợp trẻ thiếu 10-12kg so với tiêu chuẩn trung bình. Một trong những nguyên nhân được xác định là do thiếu vitamin D", Bác sĩ Hào chia sẻ.
Mặc dù được gọi là vitamin, song vitamin D thực chất là một hormone, bởi trên thực tế, vitamin không thể được tổng hợp bởi cơ thể, chúng ta phải lấy chúng từ các nguồn bổ sung. Còn vitamin D lại được tổng hợp trong cơ thể, dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Vitamin D là hormone mạnh nhất trong cơ thể tác động đến tăng trưởng. Thiếu nó, trẻ em sẽ bị còi xương, chậm tăng trưởng và rất hay bị nhiễm khuẩn. Vitamin D liên quan trực tiếp tới tầm vóc của người Việt.
Bác sĩ Nguyễn Quang Hào: "Chúng ta đang thiếu trầm trọng thần dược cho sự phát triển chiều cao của người Việt." Ảnh NL
BS Hào cho rằng, một thói quen của chúng ta là thường tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do sợ đen da, nám da... Nhiều chị em ra ngoài nắng là bôi kem chống nắng hoặc bịt kín. Điều này làm ảnh hướng tới quá trình tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
"Khoa học đã chứng minh, cơ thể không thể tổng hợp vitamin D khi chúng ta ngồi sau một cửa sổ kính, cho dù ngồi trong xe hay trong nhà vì những tia cực tím không thể xuyên qua kính để tổng hợp vitamin D. Tương tự như vậy, các vật tránh nắng, cho dù là loại mỏng, hầu hết phá vỡ khả năng tổng hợp vitamin D của cơ thể.
Chính thói quen này đã dẫn tới tình trạng thiếu Vitamin D trầm trọng, ảnh hưởng tới chiều cao, thể lực của con người. Cho dù chúng ta có cố gắng ăn những thức ăn giàu can xi nhưng cơ thể không được tắm nắng thì việc tổng hợp vitamin D gần như là điều không thể", Bác sĩ Hào cho biết.
Để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể, bác sĩ Hào khẳng định, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, ăn những loại thực phẩm giàu canxi thì chúng ta phải kết hợp với tắm nắng. Ở miền Bắc, do có 1 mùa đông dài, hầu như không có ánh nắng mặt trời nên chúng ta phải bổ sung bằng con đường uống trực tiếp vitamin D.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhiều bệnh tật từ tiếng ồn mà ra Tiếp xúc với tiếng ồn lớn không chỉ gây điếc mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nhiều bệnh từ tiếng ồn Ngoài việc là nguyên nhân chính gây giảm thính lực, nghiên cứu của Trường Đại học Lund (Thụy Điển) thấy rằng tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn trên 64 đề-xi-ben có thể làm nguy...