Trà Vinh: Hơn 220 ha dừa hữu cơ được công nhận đạt chuẩn quốc tế
Vùng nguyên liệu dừa hữu cơ hơn 220 ha của 202 hộ nông dân xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh vừa được công nhận đạt chuẩn quốc tế châu Âu – EU, Mỹ – USDA.
Chủ nhà vườn dừa sáp ở Trà Vinh giới thiệu sản phẩm với du khách.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, vùng nguyên liệu dừa hữu cơ diện tích hơn 220 ha của 202 hộ nông dân xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh) vừa được công nhận đạt chuẩn quốc tế (châu Âu – EU, Mỹ – USDA).
Vùng nguyên liệu dừa hữu cơ này do Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu bao tiêu đầu ra. Đây là vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt chuẩn quốc tế thứ 2 của tỉnh Trà Vinh.
Trước đó, năm 2018, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) đã xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt 3 chuẩn quốc tế, gồm châu Âu – EU, Mỹ – USDA và Nhật – JAS, trên diện tích 327 ha của 348 hộ nông dân xã Đại Phước, huyện Càng Long.
Bà Nguyễn Ngọc Hài, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, mô hình trồng dừa hữu cơ được liên kết khá chặt chẽ bởi nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà vườn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tranh thủ nguồn vốn từ Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để thuê chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trồng dừa hữu cơ cho nhà vườn, hướng dẫn quy trình chăm sóc và sử dụng phân bón theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Sau đó, đơn vị kết nối với doanh nghiệp để hỗ trợ thủ tục công nhận vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Điều an tâm nhất là toàn bộ diện tích dừa hữu cơ đạt chuẩn này đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với mức giá cao hơn giá thị trường từ 10-15%.
Hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến dừa Lương Quới đang triển khai xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ với diện tích 150 ha tại xã Long Đức, thành phố Trà Vinh; Công ty cổ phần Trà Bắc xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ khoảng 300 ha tại các xã Phú Cần, Hùng Hòa, Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần.
Tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 23.000 ha dừa trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Tiểu Cần và Càng Long.
Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ và thị trường xuất khẩu không ổn định nên giá dừa liên tục biến động, khiến nhà vườn trồng dừa gặp nhiều khó khăn.
Việc xây dựng vùng trồng dừa tập trung đạt chuẩn hữu cơ là xu hướng tất yếu để nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, giúp người trồng dừa có thu nhập ổn định./.
Giá nhiều loại thủy sản tăng trở lại
Gần một tuần nay, thị trường thu mua thủy sản ở tỉnh Trà Vinh đã sôi động trở lại.
Giá tôm thẻ chân trắng loại 90 con/kg có giá 100.000 đồng/kg. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN
Điều nông dân phấn khởi nhất là giá nhiều loại thủy sản đều tăng trở lại với mức từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với gần 2 tháng qua.
Các loại thủy sản đang được các thương lái tập trung thu mua, như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cua biển, sò huyết. Cụ thể, tôm sú loại từ 10 - 15 con/kg có giá 290. 000 - 300.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 90 con/kg có giá 100.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; tôm càng xanh mua xô 130.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; sò huyết loại 60 con/kg có giá 70.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng/kg.
Riêng cua biển hiện nông dân trong tỉnh Trà Vinh bước vào đầu vụ thu hoạch và được nhiều thương lái tập trung thu mua cung ứng thị trường các tỉnh và tại TP Hồ Chí Minh. Giá cua thịt loại 5 - 6 con/kg từ 150.000 - 160.000 đồng/kg, cua thịt loại I (3 con/kg) từ 270.000 đồng/kg, cua gạch từ 300.000 đồng/kg, tăng bình quân 10.000 đồng/kg.
Gia đình chị Nguyễn Thị Nhanh, ấp Thôn Vạn, xã Long Hòa, huyện Châu Thành thu hoạch tỉa thưa 0,2 ha nuôi cua biển bán với giá cua thịt loại 6 con/kg là 160.000 đồng/kg. Theo chị Nhanh, với giá cua này người nuôi có lãi khoảng 30 triệu đồng/ha/vụ. Chị Nhanh dự đoán trong vài ngày tới vào dịp lễ 30/4 giá cua sẽ còn tăng.
Chị Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý thu mua thủy sản ở xã Long Hòa cho biết, dịch COVID-19 được kiểm soát và gần nửa tháng qua các tỉnh và TP Hồ Chí Minh không có ca nhiễm bệnh mới nên nhu cần thị trường hàng hóa thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng tăng trở lại. Nhiều đại lý thu mua tại TP Hồ Chí Minh ngay từ tuần trước đã đặt hàng thu mua nhiều loại thủy sản, với giá tăng hơn, giúp nông dân giảm bớt được khó khăn về đầu ra.
Nhiều năm nay, nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh Trà Vinh đã chọn cua biển làm con nuôi chủ lực để thay thế cho 1 - 2 nuôi tôm, nhằm hạn chế sự rủi ro việc nuôi tôm 3 vụ trong năm. Bình quân mỗi năm, Trà Vinh có diện tích nuôi cua biển khoảng 13.000 ha; trong đó, có khoảng 35 % diện tích nuôi thâm canh, năng suất đạt từ 0,8 - 1,2 tấn/ha. Tổng sản lượng cua biển thương phẩm thu hoạch của tỉnh đạt trên 1.400 tấn/năm, mức lợi nhuận nuôi cua biển thâm canh đạt từ 100 - 120 triệu đồng/ha/năm.
Phúc Sơn
Doanh nghiệp đăng ký mới tại Trà Vinh tăng Theo UBND tỉnh Trà Vinh, mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng số lượng doanh nghiệp phát triển mới trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay vẫn đạt khá cao. Chỉ tính trong tháng này, toàn tỉnh phát triển mới thêm 31 doanh nghiệp và cấp đăng ký bổ sung cho 100 doanh nghiệp, nâng tổng số...