Trả về điểm thật ở Sơn La:Có thể phải nhờ Viện khoa học hình sự
Cách thức gian lận của Hà Giang và Sơn La rất khác nhau. Sơn La tinh vi và khó phát hiện hơn nhiều so với Hà Giang. Việc trả về điểm thật cho thí sinh cũng vì thế mà phức tạp hơn gấp bội lần. Có thể phải nhờ đến Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an vào cuộc.
Cách thức gian lận chấm thi ở Hà Giang và Sơn La
ĐỒ HỌA: VÕ BA
Ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty công nghệ tin học nhà trường – School@net, cho rằng cách thức gian lận của Hà Giang và Sơn La rất khác nhau. Sơn La tinh vi và khó phát hiện hơn nhiều so với Hà Giang (xem đồ họa).
Ông Hà cho rằng, tồn tại sơ hở ở công đoạn từ bước 3 sang 4 nên ông Vũ Trọng Lương ở Hà Giang đã thay đổi text file bài thi của TS và chuyển tệp đã thay đổi này vào máy chấm. Do đã sửa tệp nên việc nâng điểm dễ hơn nhiều. Sau đó, ông Lương mới sửa bài làm trên phiếu trả lời của TS (theo đáp án của Bộ GD-ĐT) cho phù hợp với mức điểm mà ông đã thay đổi trên text file. Tuy nhiên, việc này khi cơ quan điều tra vào cuộc thì dễ phát hiện vì sau khi scan bài thi của TS thì dữ liệu này đã phải gửi về Bộ (CD1) nên khi có dấu hiệu nghi ngờ, Bộ có thể sử dụng dữ liệu này để đối sánh và việc chấm thẩm định sẽ dễ dàng trả lại kết quả thực của TS.
Còn với vụ việc ở Sơn La, ông Hà cho rằng, theo thông báo bước đầu thì việc chỉnh sửa bài thi đã được tiến hành trước khi thực hiện bước 1 nên tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia mới cho biết sẽ phải điều tra thêm về việc chấm bài thi trắc nghiệm ở tỉnh này mà chưa đưa ra được kết luận gì.
Việc sửa bài thi (nếu có) trước khi thực hiện các bước chấm trắc nghiệm nên báo cáo của tổ công tác cũng cho hay, ảnh bài thi trắc nghiệm gốc và ảnh bài thi trắc nghiệm để xuất ra dữ liệu gửi về Bộ GD-ĐT để chấm bài là hoàn toàn giống nhau.
Do vậy, theo ông Hà, trong trường hợp này việc sử dụng công nghệ thông tin hầu như không phát hiện được gì trong việc điều tra. Cơ quan chức năng cần tiếp tục điều tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định dấu hiệu sai phạm sửa bài thi trắc nghiệm của một số TS.
Ông Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn toán, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, cho rằng có thể mời Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an lấy mẫu than bút chì của các bài thi có dấu hiệu chỉnh sửa, tẩy xóa để xem có phải cùng một loại hay không. Cũng có thể qua cách tô khoa học hình sự để xác định xem đấy có phải là do một người tô hay không…
Từ những “lỗ hổng” trong chấm bài trắc nghiệm, ông Bùi Việt Hà đề nghị cần có thêm một biện pháp kỹ thuật cho phép sau khi scan bài làm của TS (gửi về Bộ bản gốc) thì nhận dạng sẽ chia làm 2 giai đoạn: nhận dạng phần thông tin chung (phách phía trên) và nhận dạng phần bài làm phía dưới. Khi nhận dạng phần bài làm thì thông tin TS cần phải xóa, ẩn, che lấp đi trên màn hình (và có thể cả hình ảnh). Như vậy quy trình sẽ phải tăng thêm 1 bước bảo mật.
Theo ông Hà, không nên để việc chấm cuối cùng, trực tiếp bằng máy ở các địa phương, hội đồng thi mà chuyển toàn bộ về Bộ và xử lý chấm tập trung trong phòng máy tính của Bộ. Như vậy các hội đồng thi sẽ chỉ xử lý sơ bộ thông tin chấm thi. Cụ thể, các hội đồng xử lý đến mức ra được các tệp bài làm của TS. Nếu các tệp này là text file thì cần mã hóa ngay trước khi chuyển về Bộ.
Theo Tuệ Nguyễn (Thanh Niên, clip Vitalk)
Gian lận thi cử ở Hà Giang: Cấp trên nói một đằng, cấp dưới nói một nẻo
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết trong các cuộc họp, Hoài nói được Lương thuyết phục nên mới bàn giao chìa khoá, còn Lương nói cấp trên trực tiếp là người chủ động đưa.
Trao đổi với Zing.vn ngay sau khi Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng ông Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang khẳng định hành vi vi phạm của vị trưởng phòng sinh năm 1969 là không thể chối cãi.
Với tư cách Phó trưởng ban chấm thi, Trưởng ban thư ký Hội đồng thi tốt nghiệp THPT ở Hà Giang, ông Hoài đã đưa chìa khóa nơi lưu giữ bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm đã chấm cho cấp dưới là Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục của sở này. Từ đó, xảy ra chuyện hơn 300 bài thi được nâng điểm.
Không nói lý do đưa chìa khóa
Ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang chia sẻ không cần điều tra cũng biết Hoài là người đã đưa chìa khóa nơi lưu trữ bài thi cho Vũ Trọng Lương.
"Anh ý cầm chìa khóa thì còn chối đi đâu nữa", vị giám đốc sở quả quyết và giải thích rằng nơi lưu giữ bài thi trắc nghiệm, bài thi tự luận ngay cạnh phòng công an. Theo nguyên tắc, nơi này phải được khóa bằng 2 khóa. Trưởng ban chấm thi giữ một chìa, chìa còn lại giao cho trưởng ban thư ký.
Ông Nguyễn Thanh Hoài tại thời điểm cơ quan công an tống đạt lệnh bắt tạm giam. Ảnh: Diệu Loan.
Khi chấm xong, ban chấm thi bàn giao toàn bộ hồ sơ, đồ vật liên quan cho ban thư ký để xử lý các bước tiếp theo. Tuy nhiên, sau khi nhận bàn giao, Trưởng ban thư ký Nguyễn Thanh Hoài chỉ khóa một khóa rồi đưa chìa cho Vũ Trọng Lương.
Hoài tự đưa chìa khóa hay do Lương thuyết phục? Về câu hỏi này, ông Sử cho biết trong các cuộc họp do sở tổ chức, hai người này đổ trách nhiệm cho nhau. Hoài nói được Lương thuyết phục nên mới bàn giao, còn Lương nói được trưởng phòng khảo thí đưa chìa khóa.
"Nhưng lý do gì một người 49 tuổi, công tác 29 năm lại đưa chìa khóa cho cấp dưới", Giám đốc Sở GĐ&ĐT Hà Giang đặt nghi vấn với Nguyễn Thanh Hoài.
Với những vi phạm xảy ra, trước khi bị cơ quan điều tra khởi tố, ông Hoài đã bị đình chỉ nhiệm vụ liên quan đến kỳ thi. "Mình đã làm việc nhiều lần nhưng ông không nói được vì sao ông đưa chìa khóa", ông Vũ Văn Sử nói với Zing.vn.
Cần làm rõ ai là chủ mưu
Bình luận về diễn biến vụ án, tiến sĩ, luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia thuộc loại tài liệu phải được bảo mật. Người nào giữ chìa khóa nơi lưu giữ các bài thi cần có nhận thức rằng, chìa khóa được sử dụng để bảo đảm tính bí mật của nơi lưu giữ tài liệu.
Theo quy chế, ông Hoài buộc phải biết rằng bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm THPT quốc gia cần được bảo mật.
Trong vụ việc này, hành vi của ông Nguyễn Thanh Hoài có dấu hiệu tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, ông Hoài biết nơi lưu giữ tài liệu mật nhưng vẫn giao chìa khóa nơi này cho người khác.
Còn trong trường hợp xác định có sự bàn bạc, liên hệ giữa ông Hoài và cán bộ cấp dưới khi diễn ra việc đưa chìa khóa thì có thể khẳng định ông Hoài đã đồng phạm, giúp sức với bị can Lương về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.
Lúc này, cơ quan chức năng cần làm rõ ai là chủ mưu.
Bị can Vũ Trọng Lương. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Qua mặt lực lượng giám sát, sửa điểm 300 bài thi
Ba ngày trước (20/7), Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Trọng Lương về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự.
Đại diện Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83 - Bộ Công an) nói ông Lương được Sở GD&ĐT Hà Giang phân công sử dụng máy tính để quét bài thi trắc nghiệm. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, ông Lương đã tải đáp án về và lưu trong máy.
Điều tra ban đầu cho thấy khi có nhiều tin nhắn gửi số báo danh thí sinh và mức điểm đến số điện thoại ông Lương để nhập vào máy tính. Quy trình thực hiện khoảng 6 giây cho một trường hợp.
Đại diện A83 cũng cho hay quy trình thanh tra, giám sát của ngành giáo dục và cơ quan công an chưa chặt chẽ. Những thành viên giám sát về cơ bản không nắm được thao tác, quy trình nên để ông Lương qua mặt.
Ông Lương đã có thời gian hơn 2 giờ (từ 12h đến 14h38 ngày 27/6) chuyển toàn bộ hòm bài thi trắc nghiệm và máy tính về phòng khảo thí. Trong thời gian này, ông này đã mở ổ khoá niêm phong, rút bài ở túi và sửa đáp án.
Quá trình theo dõi lại camera lắp tại Sở GD&ĐT Hà Giang chưa phát hiện thêm cá nhân nào cùng tham gia với ông Lương trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, A83 nhận định rất khó để một mình ông Lương có thể làm hết những việc như vậy trong khoảng thời gian đó.
Kết quả rà soát cho thấy 114 thí sinh với 330 bài thi có tổng điểm đã chênh lệch từ hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lệch hơn 20 điểm so với thí sinh chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh được tăng lên 26,8 điểm; thậm chí 29,95 điểm so với bài chấm thẩm định.
Theo Bá Chiêm (Zing)
Khởi tố, bắt tạm giam người "tiếp tay" nâng điểm thi ở Hà Giang Ông Nguyễn Thanh Hoài - Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) - bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 23/7, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định...