Trả tiền thuê người giúp xin nghỉ việc ở Nhật Bản
Nhiều người lao động tại Nhật Bản luôn cảm thấy hồi hộp và căng thẳng khi nói chuyện với các ông chủ về vấn đề xin nghỉ việc, và họ đã tìm tới các cty giúp họ làm việc này.
Theo Al Jazeera, một cty ở Nhật Bản có tên là Exit đang cung cấp dịch vụ “trợ giúp xin nghỉ việc” với giá 20.000 Yen (khoảng 3,4 triệu VND).
Sau khi nhận được yêu cầu, Exit sẽ liên lạc với chủ lao động của khách hàng để thông báo về quyết định xin nghỉ việc. Điều này giúp cho các khách hàng của Cy tránh được những giờ phút căng thẳng khi phải đối mặt với ông chủ của họ.
“Khi bạn muốn xin nghỉ việc, các ông chủ sẽ luôn làm cho bạn cảm thấy có lỗi. Nếu bạn xin nghỉ khi chưa làm việc đủ 3 năm, họ sẽ có những lời lẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ. Bản thân tôi đã trải qua việc này cách đây vài năm”, ông Niino Toshiyuki – người sáng lập Exit chia sẻ.
Quảng cáo trợ giúp xin nghỉ việc của công ty Exit. Ảnh: AJ
Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, ông Toshiyuki đã cùng với người bạn Okazaki Yuichiro thành lập một công ty nhằm giúp đỡ những người cảm thấy khó khăn khi muốn nghỉ việc. Vào năm 2017, Exit ra đời và nhanh chóng được nhiều công ty khác học tập, tạo ra ngành công nghiệp “hỗ trợ xin nghỉ việc”.
“Hai lý do chính khiến nhiều người không dám nghỉ việc là nỗi sợ của họ với các ông chủ và cảm giác có lỗi. Mọi người không dám đối diện với cấp trên, đồng thời tự trách mình vì muốn rời bỏ công ty”, ông Toshiyuki nói.
Ông Niino Toshiyuki (phải), người thành lập công ty Exit từ kinh nghiệm của bản thân. Ảnh: AJ
Ông Toshiyuki cũng thừa nhận dịch vụ của mình không nhận được nhiều thiện cảm từ các chủ lao động. Tuy vậy, cũng có một số ông chủ cảm thấy vui vẻ khi nhận được những phản hồi trung thực nhất từ người lao động.
“Những người muốn nghỉ việc thường đưa ra những lý do ‘tượng trưng’ như phải lo cho gia đình hay có vấn đề sức khoẻ. Họ không dám nói thẳng rằng họ không thích ông chủ của mình, nhưng chúng tôi sẽ truyền tải điều này tới các chủ lao động”, ông Toshiyuki nói thêm.
Trên thực tế, việc ngành công nghiệp “hỗ trợ nghỉ việc” trở nên phổ biến có liên quan mật thiết tới văn hoá làm việc trọn đời, vốn rất phổ biến tại Nhật Bản trong thế kỷ 20. Trong những năm gần đây, văn hoá này đã dần phai nhạt, nhưng người lao động vẫn tỏ ra ngần ngại khi muốn “nhảy việc”.
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố năm 2019, thời gian gắn bó trung bình của một người lao động với công ty tại Nhật Bản là 12,4 năm. Con số này ở các nước thành viên khác của OECD chỉ là 10,1 năm.
Tổng thống Brazil ra lệnh quốc tang 3 ngày cho ông Abe
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 8/7 bày tỏ "sự phẫn nộ và đau buồn" về vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản, đồng thời cho biết ông đã ra lệnh quốc tang 3 ngày ở Brazil.
"Tôi vô cùng phẫn nộ và đau buồn khi biết tin về cái chết của ông Shinzo Abe, một nhà lãnh đạo tài ba, một người bạn tuyệt vời của Brazil. Tôi gửi đến gia đình Abe, cũng như những người anh em Nhật Bản của chúng tôi, tình đoàn kết của tôi và mong ước của tôi rằng chúa sẽ theo dõi linh hồn họ trong thời điểm đau đớn này", ông viết trên Twitter, theo CNN.
Tổng thống Brazil đã gặp ông Abe nhiều lần khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, vài tháng sau khi nhậm chức vào năm 2019, và trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào cuối năm đó.
Nhiều lãnh đạo thế giới khác cũng đã đồng loạt chia sẻ sự bàng hoàng và thương tiếc khi hay tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe qua đời vì bị ám sát ngày 8/7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi điện chia buồn tới gia đình ông Abe, trong đó ca ngợi cựu thủ tướng Nhật là "chính khách xuất chúng", người đã đóng góp rất lớn phát triển "quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước chúng ta", theo AFP.
"Tôi chúc gia đình sức mạnh và lòng dũng cảm để vượt qua nỗi mất mát không thể bù đắp này", ông Putin viết trong điện tín.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chia sẻ sự bàng hoàng trước việc ông Abe bị bắn.
"Đây là hành động bạo lực không thể chấp nhận. Ông Abe là một người bạn tốt của Singapore. Tôi chỉ vừa mời ông ấy ăn trưa hồi tháng 5 trong chuyến thăm Tokyo", ông Lý Hiển Long viết trên Facebook.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và ông Shinzo Abe, khi đó là thủ tướng, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/6/2019. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nước Anh sát cánh bên Nhật Bản trong thời khắc đen tối khi cựu Thủ tướng Abe được xác nhận qua đời.
"Đây là một tin rất buồn về ông Shinzo Abe. Khả năng lãnh đạo toàn cầu của ông ấy sẽ được rất nhiều người ghi nhớ. Tôi xin chia buồn với gia đình, bạn bè của ông Abe cũng như người dân Nhật Bản", Thủ tướng Johnson cho biết.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói bà bị sốc trước cái chết của ông Abe.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn lên án vụ ám sát là "hành vi bạo lực phi pháp".
"Cựu Thủ tướng Abe không chỉ là người bạn tốt của tôi mà còn là người bạn trung thành của Đài Loan. Tôi tin tất cả đều sốc và đau buồn như chính bản thân tôi", bà Thái cho biết.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói ông "buồn và chấn động" trước thông tin cựu Thủ tướng Abe qua đời. Nhà lãnh đạo khẳng định nước Đức đoàn kết bên Nhật Bản "trong thời khắc khó khăn này".
Zing từ Nara: Hiện trường nơi cựu Thủ tướng Abe bị bắn .CTV Thanh Hải (từ Nara, Nhật Bản) cho biết hiện trường vụ cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn vẫn đang được phong toả, rất đông phóng viên, người dân tập trung theo dõi sự việc.
Những di sản nổi bật của cựu Thủ tướng Abe Shinzo ở Nhật Bản và trên thế giới Di sản của cựu Thủ tướng Shinzo Abe có ảnh hưởng nhất định đến nền chính trị Nhật Bản và thế giới. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe đã bị ám sát và qua đời ngày 8/7/2022. Ảnh: Kyodo Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người giữ chức vụ thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã qua đời sau...