Trà thuốc hạ huyết áp và mỡ máu ở người già
Hai bài trà thuốc đơn giản, dễ làm dưới đây không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống lão suy, tăng cường đề kháng và kéo dài tuổi thọ, mà còn có tác dụng trị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đau xương khớp… cho người già.
Đông y coi trà dược là thứ đồ uống có giá trị rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Trà dược có tính vị ngọt đắng, hơi hàn, vào 4 kinh: Tâm, Phế, Tỳ, Vị. Công dụng: thanh nhiệt, giáng hỏa, tiêu thực, giúp tỉnh ngủ có thể trừ được uất nhiệt ở thượng tiêu, tỉnh táo đầu mắt, giải nắng nóng khát nước, uống vào sảng khoái, giải độc…
Trà hoa hòe: Ngưu tất 12g, ngũ gia bì 10g, hoa hòe 4g, gừng khô 6g, đậu đen rang vàng 8g. Tất cả cho vào ấm pha nước sôi để 15 – 20 phút hoặc đun lấy nước uống thay trà hằng ngày, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục nhiều ngày.
Ảnh minh họa
Thứ trà này dùng để phòng chữa xơ vữa động mạch. Áp dụng cho những người bị mỡ máu cao, tăng cholesterol, tăng triglcyceride trong máu.
Video đang HOT
Kết quả thử nghiệm áp dụng cho 62 bệnh nhân từ 58 đến 74 tuổi cho thấy: Lượng nước tiểu bài tiết hằng ngày tăng từ 20 đến 30% so với đối chứng cùng chế độ ăn. Sau 20 ngày uống thấy chỉ số cholesterol giảm 15 đến 20% và triglcyceride giảm 15 – 30% so với mức trước khi uống, ở 48 người, 14 người không có kết quả.
Trà gừng: Ngưu tất 12g, câu đằng 10g, gừng khô 6g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang dưới dạng trà để chữa cao huyết áp người già. Uống nhiều ngày sau 1 tuần 75% số người có huyết áp cao ở giai đoạn II và III, mức huyết áp giảm từ 10 đến 40 mmHg so với đối chứng, trong số đó có trên 20% người huyết áp giai đoạn II trở về mức bình thường. 25% số bệnh nhân uống không kết quả, nhưng đều thấy lượng nước tiểu tăng và cảm giác chủ quan dễ chịu, đỡ nặng đầu.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, trà này còn làm giảm urê và creatinin máu, xuống từ 15 đến 20% mức cũ ở những người suy thân độ I và độ II; giảm axit máu ở những người tăng chất này trong máu xuống 15 – 40% mức cũ.
Gia giảm: Có thể áp dụng công thức hai loại trà này cho những bệnh nhân cao tuổi kèm theo các rối loạn chức năng cơ quan khác, bằng cách gia giảm như sau: Người già xơ vữa mạch hoặc cao huyết áp có kèm ăn uống chậm tiêu, chức năng tiêu hóa kèm: dùng bài đậu đen, hoa hòe gia thêm nhân trần 10g, chi tử 8g; Nếu kèm đau xương khớp có thể áp dụng một trong hai bài, gia thêm: đỗ trọng 8g, đương quy 8g.
GS.TSKH Hoàng Tuấn (nguyên Giám đốc Bệnh viện 19-8)
Thúy Nga
Nhận biết sớm trẻ thừa cân
Thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2016 có khoảng 41 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5-19 tuổi bị thừa cân-béo phì. Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua, đặt biệt là ở khu vực thành phố.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghĩ ngay tới tình trạng béo phì ở trẻ.
Có hai cách để xác định trẻ thừa cân hay béo phì: Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi....) và dùng cân đo để xác định trẻ thừa cân hay béo phì. Nếu trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Nếu trẻ có số cân nặng vượt mức bình thường 50% thì chắc chắn trẻ đó đã bị bệnh béo phì.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng QG cho biết, trẻ béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể , do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức.
Những trẻ có chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Nếu quan sát trẻ béo phì ta thường thấy trẻ tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù,... đây chính là đặc điểm của trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng thể phù.
Điều dễ nhận thấy nhất, trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là phù ở mí mắt, mặt và hai chân. Ngoài biểu hiện phù, trẻ còn có rối loạn sắc tố da như có vết loang lổ trên da, có những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lở loét...
Trẻ thừa cân, béo phì thường kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe sau này như mắc nhiều bệnh mãn tính, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, trẻ thiếu năng động, khó hòa nhập.
Để phòng tránh thừa cân, trong quá trình mang thai, mẹ không nên để trẻ sơ sinh có cân nặng quá cao hay suy dinh dưỡng thấp còi. Trong quá trình chăm sóc trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhanh, hạn chế đồ ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh, không cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối. Thêm vào đó ngủ ít cũng được xem là một yêu tô nguy cơ cao đối với thừa cân. Các nghiên cứu của nước ngoài cho biết, hoạt động tiêu mỡ của cơ thể đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung.
Hương Lan
Điều kỳ diệu gì xảy ra khi bạn uống trà gừng mỗi ngày? Từ lâu, gừng đã là phương thuốc phổ biến trị buồn nôn, đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, gừng còn có đặc tính kháng virus rất mạnh. Chất chống ô xy hóa làm cho gừng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus... - Ảnh minh họa: Shutterstock Chất chống ô xy hóa làm cho gừng...