Trà sữa nguy hiểm đến mức nào?
Nhiều người thừa nhận bị “nghiện” trà sữa. Loại đồ uống này có chứa nhiều thành phần tác động tiêu cực đến sức khỏe.
TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chia sẻ về tác hại của trà sữa đối với sức khỏe.
- Trà sữa là đồ uống khoái khẩu của giới trẻ, thậm chí cả người lớn, ông có thể cho biết thực chất loại đồ uống này là gì?
- Thành phần của trà sữa cơ bản thường gồm 3 thành phần chính:
Trà: Các loại trà cơ bản thường được sử dụng trong trà sữa bao gồm trà đen, trà xanh, trà trắng và trà ô long. Nếu sử dụng trà thật, chúng có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và chống ung thư. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng lại thường tẩm thêm hương liệu (hương nhài, hương sen) vào trà để trà có thêm hương vị quyến rũ.
Nếu không sử dụng đúng loại trà hoặc hương liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rất có thể những loại hương liệu này sẽ có chứa các hóa chất độc hại (hóa chất hương nhài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P – dimethoxy penzin, đều là những chất độc hại gốc hữu cơ).
Sữa: Trừ những thương hiệu nổi tiếng sử dụng các loại sữa tươi, sữa đặc thì đa số thương hiệu nhỏ đều sử dụng kem béo (không phải sữa). Loại kem béo này so với sữa thì lượng canxi, vitamin A, D, hàm lượng protein so với sữa cũng rất thấp. Kem béo này chứa rất nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe như làm tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt.
Trân châu: Thành phần chủ yếu của hạt trân châu chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80%), đường cô đặc, hương liệu thực phẩm và chỉ có dưới 1% thành phần của trân châu là chất xơ và protein. Do thành phần chủ yếu là từ tinh bột, nên mặc dù nhìn những hạt trân châu này rất nhỏ bé, nhưng lại có chứa rất nhiều năng lượng. Một hạt trân châu có thể chứa tới 5-14 kcal mỗi viên. Thông thường, một cốc trà sữa sẽ thường được thêm 2 thìa trân châu, có thể cung cấp tới 100 kcal. Tuy nhiên, về cơ bản, trân châu thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào.
Đường: Một ly trà sữa trân châu có thể sẽ chứa tới 50 g đường (cung cấp 200 kcal). Đó là chưa kể tới lượng calo mà sữa và trân châu đem lại.
Tuy nhiên, ngày nay, thành phần của trà sữa không chỉ có trân châu mà còn được bổ sung thêm nhiều loại đồ đi kèm (thường được gọi là topping), ví dụ như pudding trứng, kem phô mai, thạch… Tùy từng loại mà lượng calo trong mỗi loại sẽ tăng lên hoặc giảm đi, so với trân châu, kem phô mai có thể sẽ chứa nhiều năng lượng hơn, thạch có thể sẽ chứa ít năng lượng hơn.
Ngoài ra, nếu uống trà sữa có hương vị hoa quả, các cửa hàng còn cho thêm siro trái cây. Đây cũng là một nguồn cung cấp calo cho cơ thể. Tổng cộng, một ly trà sữa trân châu có thể cung cấp tới 335 kcal.
Ts.Bs Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: BSCC.
- Do chứa nhiều đường và calo, nên nếu uống quá nhiều trà sữa, có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, các bạn học sinh, đang là lứa tuổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, uống quá nhiều trà sữa có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển. Tuy nhiên, trà sữa không phải là nguyên nhân duy nhất cũng như nguyên nhân chính gây béo phì. Đây chỉ là một trong những nguyên nhân gây béo phì.
- Ngoài gây tăng cân, trà sữa còn có tác hại gì?
- Bên cạnh những nguy cơ năng lượng dư thừa, trà sữa cũng có những nguy cơ sức khỏe nếu các thành phần trong loại đồ uống này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Vì lợi ích, một số cửa hàng trà sữa trân châu không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu. Hương vị không khác với trà tự nhiên nhưng nó được chế tạo từ các chất tổng hợp hóa học.
Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn và sử dụng hạn chế thì không nguy hại nhiều tới sức khỏe. Nếu dùng thường xuyên trong thời gian dài, chúng sẽ gây thương tổn cho chức năng của gan, thận.
Nhiều người vì yêu thích món trà sữa nhưng sợ nguồn gốc không đảm bảo nên mua nguyên liệu về tự chế. Sữa kết hợp với trà nếu không đúng cách sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch có trong trà.
Ngoài ra, đồ uống này còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu các thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Về cơ bản, trân châu thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào. Ảnh: Shutterstock.
- Gần đây, thông tin bé gái bị nôn, ói, sốc nhiễm khuẩn sau khi uống trà sữa khiến nhiều người lo lắng. Thực chất trà sữa có nguy hiểm đến vậy?
- Ngoài những nguy cơ về thừa năng lượng, gây tổn thương gan, thận và vô sinh, trà sữa được sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Vấn đề này không đến từ bản thân trà sữa mà đến từ việc sản xuất cũng như nguồn gốc của nguyên liệu tạo ra loại đồ uống này.
- Chúng ta cần lưu ý gì khi uống trà sữa?
- Để uống trà sữa vẫn tốt cho sức khỏe chúng ta nên chọn trà sữa đảm bảo các tiêu chí như chế biến tại các cửa hàng uy tín, sử dụng loại nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sử dụng loại ít đường hoặc không đường, sử dụng sữa tươi để pha trà sữa, không phải sữa đặc hay kem béo.
Một ly trà sữa trân châu có thể không có tác động đến sức khỏe, nhưng đây không phải là món đồ uống có thể sử dụng hàng ngày. Không nên cho trẻ nhỏ sử dụng trà sữa. Không uống trà sữa thay cho các bữa chính.
Hà Quyên
Theo Zing
Chống viêm mạnh mẽ, giúp cơ thể khỏe đẹp từ trong ra ngoài nhờ bổ sung những thực phẩm này
Ngoài việc sử dụng thuốc, bổ sung những loại thực phẩm bổ dưỡng này cũng sẽ giúp bạn chống viêm hiệu quả.
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể kéo dài và dẫn tới một loạt vấn đề sức khỏe khác từ bệnh tự miễn đến ung thư. Tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường, giàu chất béo bão hòa là một trong những nguyên nhân gia tăng mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm.
Những người mắc bệnh tự miễn hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm nhiễm thường áp dụng chế độ dinh dưỡng ít đường.
Do đó, theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, những người mắc bệnh tự miễn hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm nhiễm thường áp dụng chế độ dinh dưỡng ít đường. Sở hữu chế độ ăn uống phù hợp cũng là cách hiệu quả để chống viêm trong cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể chống viêm, phòng chống bệnh tật mà bạn nên bổ sung:
Ớt chuông
Ớt chuông, đặc biệt là loại ớt có màu đỏ, sở hữu một lượng lớn chất chống oxy hóa và chứa ít tinh bột. Giống ớt cay, loại ớt ngọt này có thể giúp bạn bổ sung hợp chất capsaicin giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu cơn đau hiệu quả. Mọi người có thể thái nhỏ ớt chuông để làm salad, nước sốt hoặc cho vào các món xào, cà ri.
Lê
Tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều chất xơ như lê là cách đơn giản để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, Sarah Koszyk, thạc sĩ kiêm chuyên viên dinh dưỡng đồng thời là tác giả của cuốn 25 Anti-Aging Smoothies for Revitalizing cho biết, các thực đơn giàu chất xơ chứa một lượng lớn vi khuẩn lành mạnh giúp tạo cảm giác no lâu.
Do đó, tiêu thụ lê sẽ đem lại nhiều lợi ích cho những người muốn giữ dáng và giảm cân. Mọi người có thể tiêu thụ loại quả này trực tiếp, ép lấy nước uống hoặc thái nhỏ cho vào các món salad.
Tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều chất xơ như lê là cách đơn giản để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Cá thu
Chất béo trong cá thu giúp chống lại các bệnh liên quan tới tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như bệnh tim và chứng mất trí Alzheimer. Loại cá này cũng là nguồn cung cấp vitamin B12 và D dồi dào. Những chất này thường khó thể tìm thấy trong các sản phẩm đến từ tự nhiên.
Alissa Rumsey chuyên gia dinh dưỡng kiêm người đứng đầu hiệp hội Alissa Rumsey Nutrition and Wellness ở thành phố New York cho biết, vitamin D góp phần duy trì xương chắc khỏe, hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu nhiều canxi hơn. Trong quá trình chế biến cá thu, bạn có thể cho thêm một số loại thảo dược, dầu ôliu và chanh để tăng cường khả năng chống viêm.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là loại rau rất có lợi cho sức khỏe. Chúng cung cấp một lượng lớn vitamin E. Theo chuyên gia Alissa Rumsey, chất này có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các protein gây viêm cytokine.
Ngoài ra, màu xanh đậm của loại rau này cũng nói lên lượng dinh dưỡng chúng có thể cung cấp cho cơ thể. Mọi người nên sử dụng rau chân vịt làm món canh hoặc salad ăn kèm với bơ để tận dụng hết chất bổ đến từ loại rau này.
Mọi người nên sử dụng rau chân vịt làm món canh hoặc salad ăn kèm với bơ để tận dụng hết chất bổ đến từ loại rau này.
Trà đen
Loại trà này cũng đem lại nhiều lợi ích không kém trà xanh thông thường. Uống trà đen có thể giúp thư giãn và bổ sung các chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Một nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ loại trà này với khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Trà đen có vị ngon hơn khi cho thêm sữa và mật ong. Ngoài ra, bạn có thể pha một ít nước chanh và nước lựu vào trà để tạo một thức uống giải khát trong ngày hè.
Ngũ cốc nguyên hạt
Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nồng độ đường huyết trong máu do tình trạng viêm protein phản ứng C gây nên. Bhavesh Shah, giám đốc y khoa tại Trung tâm Y tế Long Beach, Californila cho hay, loại ngũ cốc này cũng không chứa gluten nên rất phù hợp cho những người mắc bệnh loét dạ dày.
Ngoài ra, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt còn hỗ trợ giảm cân, có lợi cho người bị tiểu đường, cao huyết áp và kiểm soát nồng độ cholesterol.
Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nồng độ đường huyết trong máu do tình trạng viêm protein phản ứng C gây nên.
Hạt lựu
Hạt lựu là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa. Chất này có thể giúp giảm nồng độ cholesterol và kiểm soát huyết áp.
Một số chuyên gia còn cho rằng, hợp chất punicalagin trong hạt lựu có khả năng làm chậm sự tiến triển của các bệnh liên quan đến viêm não. Bạn có thể sử dụng quả lựu trực tiếp, làm nước ép sinh tố hoặc cho vào món salad.
Nguồn: Health
Theo Helino
Thức uống từ củ sả dễ làm, giải độc gan, thận cực tốt mà bạn không thể không biết Tinh dầu sả rất tốt nhưng lại khó làm. Vì vậy, trang Boldsky giới thiệu một thức uống từ sả cũng có tác dụng không thua kém gì tinh dầu. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m, cây sả có lá dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, trong khi đó thân rễ trắng hoặc...