Trả lương chậm quá 15 ngày, chủ sử dụng lao động phải trả thêm tiền
Mưc lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời gian làm việc bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền…
Trên đây là một số nội dung được quy định tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động vừa được Chính phủ ban hành.
Cụ thể về tiền lương, Nghị định quy định tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.
Tiên lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gôm mưc lương theo công viêc hoăc chưc danh, phu câp lương va cac khoan bô sung khac. Trong đó, mưc lương theo công viêc hoăc chưc danh la mưc lương trong thang lương, bang lương do ngươi sư dung lao đông xây dưng theo quy đinh tai Điêu 93 Bô luât Lao đông. Mưc lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời gian làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
(Ảnh minh hoạ: Lao động).
Nghị định nêu rõ, người lao động hưởng lương tháng được trả lương một tháng/lần hoặc nửa tháng/lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau: Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm.
Video đang HOT
Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Không nghỉ phép năm được hưởng lương tính thêm
Về tiền lương làm thêm giờ, Nghị định quy định tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm; cụ thể, ngày thường, ít nhất bằng 150%; ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
Nghi đinh cũng quy định tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương.
Cụ thể, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định, đối với người lao động đã làm việc từ đủ 6 tháng trở lên là tiền lương bình quân ghi trong hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân ghi trong hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm.
Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 6 tháng là tiền lương bình quân ghi trong hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.
Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định ở trên chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
P.Thảo
Theo Dantri
Tiến sỹ có 2 năm kinh nghiệm mới được làm dịch vụ quan trắc môi trường
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.Nghị định quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong 2 lĩnh vực: quan trắc tại hiện trường và phân tích môi trường.
Nghị định này quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; hồ sơ và thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Cụ thể, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường phải có đủ 3 điều kiện.
Đầu tiên, tổ chức phải có quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.
Cử nhân ra trường phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm mới được "nắm" phòng thí nghiệm quan trắc môi trường (Ảnh: Baotintuc.vn).
Tổ chức cần có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường. Cụ thể, người đứng đầu của tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên. Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận.
Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường; trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường. Cụ thể, phải có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;..
Nghị định cũng quy định tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường phải đáp ứng 3 điều kiện, trong đó về điều kiện nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường, người đứng đầu của tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên; người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 3 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 2 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường.
Nghị định có hiệu lực từ 15/2/2015.
P.Thảo
Theo Dantri
Cấm "ngặt" hủ tục đa thê, ép vợ góa lấy anh em trai của chồng Chính phủ lệnh cấm áp dụng những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình như hôn nhân đa thê; Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ; Thách cưới cao mang tính chất gả bán; Phong tục "nối dây"; Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn... Nghị định 126 năm 2014 được Chính...