Trà gừng có công dụng gì?
Trà gừng là thức uống quen thuộc của nhiều người trong mùa đông, vậy trà gừng có tác dụng gì?
Vào mùa đông các triệu chứng viêm họng, đau họng thường xuyên xuất hiện. Chứng đau họng xảy ra khi cổ họng bị đỏ và sưng. Đây là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn viêm họng gây ra.
Việc nuốt có thể đặc biệt khó khăn, người đau có cảm giác ngứa, khô, đau ở vùng họng. Một thức uống không thể bỏ qua để khắc phục tình trạng này đó là trà gừng.
Trà gừng là thức uống đơn giản, nó không chỉ làm ấm cơ thể, mà còn giúp giảm đau họng trong những tháng lạnh giá.
Gừng được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh, tác dụng kỳ diệu trong việc giảm bớt sự khó chịu liên quan đến chứng đau họng.
Khi cho gừng vào nước sôi, nó sẽ giải phóng các hợp chất tự nhiên, gồm cả gingerol, chất được chứng minh có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.
Trà gừng rất tốt cho sức khoẻ
Dưới đây là những công dụng của trà gừng đã được chứng minh.
Công dụng của trà gừng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những công dụng của trà gừng như sau:
Làm ấm cơ thể
Trà gừng có nguyên liệu chính là gừng, tính nóng nên tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cơ thể. Trong những ngày gió lạnh, hoặc nhiễm mưa lạnh, chỉ cần một cốc trà gừng là có thể làm ấm cơ thể từ bên trong, giảm cảm giác mệt mỏi và phòng chống cảm lạnh.
Tính cay và nóng của trà gừng tác dụng tốt trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn. Vì thế đây là đồ uống được khuyên dùng đối với những người ốm nghén, buồn nôn hoặc bị say tàu xe.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Video đang HOT
Nếu bị rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng, bụng âm ỉ khó chịu thì có thể uống một cốc trà gừng để làm dịu ngay cảm giác này. Uống trà gừng hàng ngày cũng là cách để kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng trao đổi chất, chống đầy hơi, táo bón, trị tiêu chảy, hữu ích đối với người bị viêm tá tràng.
Làm dịu và thoải mái cho cơ thể, tránh chuột rút
Rất nhiều người bị tình trạng co cơ bắp khiến chân bị chuột rút vô cùng đau đớn khó chịu. Một gốc trà gừng có tác dụng làm cho cơ thể thoải mái, chống viêm, làm dịu tình trạng chuột rút.
Gừng rất giàu các hợp chất hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe. Các hợp chất hoạt tính sinh học lợi nhất trong gừng đó là shogaol và gingerol. Chúng có đặc tính chống viêm có thể giúp kiểm soát và giảm nguy cơ đau họng.
Đặc tính chống viêm của gừng có chức năng tương tự như chất ức chế COX-2 (một loại thuốc chống viêm không steroid dùng để điều trị chứng đau và viêm). Nó cũng có thể làm giảm cơn đau do đau họng.
Ngoài ra, gừng cũng giúp ngăn chặn các protein gây viêm trong cơ thể, những protein này thường hay gây đau họng và ngứa họng.
Độ nóng ấm giúp thư giãn các cơ trong họng
Độ nóng ấm của trà gừng có thể giúp giảm đau cho cổ họng đang bị ngứa, hoặc bị đau khó chịu. Nó còn giúp thư giãn các cơ cổ họng, làm dịu sự kích ứng khó chịu, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh.
Gừng chứa nhiều gingerol, paradol, sesquiterpenes, shogaol và zingerone, tất cả những thứ này đều có các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ. Chúng có tác dụng loại bỏ nhiễm trùng, vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể trong mùa đông.
Kháng khuẩn hiệu quả
Vi khuẩn, virus mầm bệnh và độc tố có thể gây đau họng, bao gồm cả viêm họng liên cầu khuẩn (do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra).
Gừng có thể ức chế vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của gừng giúp chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng cổ họng, giúp căn bệnh sớm được đẩy lùi và phục hồi nhanh hơn.
Trên đây là những công dụng của trà gừng với sức khoẻ. Nếu bạn đang có vấn đề về viêm họng, hãy pha cho mình một cốc trà gừng mật ong nhé.
Những loại trà nào có tác dụng làm dịu cơn đau họng?
Các nghiên cứu cho thấy trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà đen và masala chai đều có tác dụng làm dịu cơn đau họng của bạn.
Đau họng có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau từ cảm lạnh tới suy giảm chức năng miễn dịch, thay đổi thời tiết, dị ứng theo mùa...
Các nghiên cứu cho thấy trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà đen và masala chai đều có tác dụng làm dịu cơn đau họng của bạn.
Uống trà ấm còn có tác dụng giữ ẩm, giữ nước cho cổ họng. Bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ trong ngày vì điều này có thể giúp phục hồi nhanh hơn và điều trị cảm giác kích ứng ở cổ họng.
1. Trà gừng
Được sử dụng nhiều ở các nền văn hóa khác nhau, gừng là một loại gia vị có mùi thơm được yêu thích và cũng là một loại dược liệu được dùng để chữa trị các triệu chứng đau họng.
Một nghiên cứu của Tây Ban Nha năm 2022 được công bố trên tạp chí Molecules cho thấy rằng các hợp chất hoạt tính sinh học của gừng làm cho nó trở thành một chất chống viêm và chống ôxy hóa mạnh.
Theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Khoa học Y tế Quốc tế từ Đại học Qassim ở Saudi Arabia, gingerol trong gừng cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, đồng thời ngăn ngừa chứng đau họng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Vì đau họng thường do viêm nên dùng gừng dưới dạng trà có thể giúp giảm đau hiệu quả.
2. Trà hoa cúc
Bên cạnh việc chứa nhiều chất chống ôxy hóa như apigenin, hoa cúc còn được biết đến với đặc tính chống viêm và chứa chất nhầy.
Chất nhầy là một chất giống như gel bao phủ màng nhầy và làm dịu kích ứng ở cổ họng.
Trà hoa cúc. (Nguồn: Themissinglokness)
Trà hoa cúc - một loại thuốc giúp thư giãn - có thể làm dịu sự căng thẳng ở các cơ ở cổ họng do bạn phải liên tục cố gắng làm sạch nó.
Trà có tác dụng như một loại thuốc an thần nhẹ, có thể hỗ trợ giấc ngủ - do đó thúc đẩy quá trình nghỉ ngơi mà cơ thể bạn cần để tự chữa lành một cách tự nhiên.
3. Trà bạc hà
Trà bạc hà là một loại đồ uống mà mọi người thường tìm đến khi muốn giảm bớt các triệu chứng đau họng.
Menthol là một trong những thành phần chính của trà bạc hà. Theo một bài báo năm 2018 trên tạp chí Alimentary Pharmacology & Therapeutics, tinh dầu bạc hà có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm sưng tấy do đau họng.
Hơi nước từ trà bạc hà có thể giúp giảm nghẹt mũi.
Tuy nhiên, cần lưu ý không uống trà bạc hà nếu cơn đau họng là do trào ngược axít dạ dày. Bạc hà có thể làm cho các triệu chứng trào ngược axít trở nên tồi tệ hơn.
4. Trà đen
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2019, trà đen không chỉ giàu polyphenol và chất chống ôxy hóa mà còn có chất tannin mạnh có thể làm giảm viêm.
Vì có chứa caffeine nên trà đen cũng trở thành "thuốc lợi tiểu" - nghĩa là nó giúp giảm hàm lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Trà đen là một lựa chọn tốt để bổ sung nước. Theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, trên thực tế, đặc tính dưỡng ẩm của nó có thể so sánh với nước.
Trà đen có thể sẽ là một nguồn năng lượng mà bạn cần để vượt qua một ngày mà bạn cảm thấy khó chịu.
5. Masala chai
Thành phần của trà masala chai là sự kết hợp của trà đen, gừng và các loại gia vị khác như thảo quả, đinh hương, nhục đậu khấu, quế, thì là, hạt tiêu đen. Đôi khi, người ta có thêm hoa hồi, hạt rau mùi và hạt tiêu đen vào trong thành phần của trà.
Đó là một sự pha trộn thú vị khiến masala chai là một lựa chọn đúng đắn khi bị đau họng.
Masala chai kết hợp các lợi ích của trà đen, gừng, quế và đinh hương, đồng thời cung cấp một số nguồn chất chống ôxy hóa phong phú.
Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Pharmaceutical Biology, đặc tính chống viêm của quế và đinh hương cũng làm giảm kích ứng cổ họng.
Viêm họng, đau họng xử trí thế nào? Viêm họng, đau họng là bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê có đến 80% các trường hợp viêm họng là do virus như adenovirus, rhinovirus, cúm, sởi...; 20% còn lại là do vi khuẩn như các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu... Trong số các vi khuẩn thì nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết nhóm A....