Trả giá đắt cho cách hành xử tầm thường
Một câu nói vô thưởng vô phạt của bị hại đã khiến bị cáo cảm thấy mình bị chà đạp, bị “cướp” hết danh dự.
Nhát dao vung ra, hai trụ cột gia đình một mất mạng, một vào tù, hai gia đình lâm vào hoàn cảnh điêu đứng. Cái giá quá đắt ấy cho thấy văn hóa ứng xử trong đời thường có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi con người.
Gặp họa vì trêu nhầm người
Theo cáo trạng, khoảng 8h ngày 19/4/2011, Nguyễn Văn Tân (43 tuổi, ở xóm Minh Tân, phường Minh Nông, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) được bạn cùng xóm là Nguyễn Minh Hà (30 tuổi) gọi điện rủ đi ăn sáng. Hai người thống nhất sẽ gặp nhau ở quán ăn Út Thảo cách nhà Hà chừng 500m.
Khoảng 20 phút sau, Tân dùng xe máy chở vợ là chị Chu Thị Hoa (38 tuổi) ra quán Út Thảo. Đến nơi, Tân thấy Hà và Nguyễn Hà Giang (em trai của Hà) đã ngồi đợi sẵn. Chị Hoa ngồi ăn trước, còn ba người đàn ông gọi rượu ra uống.
Hơn 9h cùng ngày, khi các “đấng mày râu” đã nốc hết hơn hai chai rượu, chị Hoa đứng dậy trả tiền cho chủ quán để ra về. Hà vội đứng dậy tranh giành trả tiền với chị Hoa. Hai người họ cứ đưa đi đẩy lại mãi mà không ai chịu ai.
Lúc này, ngồi trong quán cũng có một nhóm thanh niên khác là công nhân của Công ty TNHH Phú Đạt gồm: Nguyễn Văn Bình, Ngô Duy Sơn và Nguyễn Thành Trung. Thấy chị Hoa và anh Hà cứ tranh nhau trả tiền, Trung bỗng dưng “ngứa miệng” trêu trọc: “Trả được thì trả hết đi”.
Video đang HOT
Nghe Trung nói vậy, Tân nghĩ anh này có ý trêu ghẹo vợ mình nên quay sang hỏi Hà xem có quen biết đám thanh niên này không. Hà đáp lại là không biết. Bực tức vì đám người lạ này dám gây sự, tham gia vào việc người khác, Tân lập tức đứng dậy, đi sang bàn của Trung để “hỏi chuyện”.
Thấy sự việc có vẻ căng thẳng, phức tạp, chị Hoa và anh Bình vội vàng đứng dậy can ngăn .
Dù sự việc không có gì nghiêm trọng và đã được mọi người can ngăn nhưng Tân vẫn tỏ ra hậm hực vì chưa đánh được anh Trung. Trong lúc hai bên đang phân bua giảng hòa, Tân lẳng lặng đi vòng ra sau lưng anh Trung, vơ lấy con dao nhọn dài khoảng 20cm (dùng để chặt trứng vịt lộn) ở trên bàn rồi đâm một nhát vào anh Trung.
Anh Trung được đưa đi cấp cứu, nhưng nhát dao đó đã cắt đứt nhiều mạch máu trên cổ anh khiến anh tử vong.
Nguyễn Văn Tân đã bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 21/4/2011, hung thủ ra đầu thú tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ.
Phút tức giận nhất thời đã đưa Nguyễn Văn Tân ra trước vành móng ngựa.
Bị hại vị tha, bị cáo thoát án tử
Hành vi dùng dao tước đoạt tính mạng của anh Trung chỉ vì một câu nói thể hiện rõ tính chất côn đồ và coi thường pháp luật của Nguyễn Văn Tân, do đó hắn bị VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố về tội “Giết người” theo điểm n, Khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt theo quy định từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình!
Ngày 16/9 vừa qua, TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Văn Tân với tội danh nêu trên.
Tại phiên tòa, bị cáo đã thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải. Hồ sơ vụ án cũng thể hiện: Sau khi gây án, Tân bỏ trốn khỏi địa phương nhưng bị cáo vẫn gọi điện về xin lỗi gia đình bị hại và sau đó ra đầu thú. Trong những ngày bị tạm giam, Nguyễn Văn Tân đã tác động cho gia đình mình khắc phục hậu quả cho gia đình bị hại với tổng số tiền 125 triệu đồng. Nhận thấy việc làm của mình là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã tước đi tính mạng của anh Trung và không có gì bù đắp được nên tại phiên tòa, Tân đã quay lại xin lỗi bố đẻ, vợ và hai con của anh Trung và được gia đình nạn nhân đồng ý.
Sau khi phân tích hành vi, tính chất mức độ phạm tội cùng với lời khai tại tòa của bị cáo, xét đơn đề nghị xin giảm nhẹ tội cho bị cáo của gia đình bị hại, trong phần luật tội, vị đại diện VKS đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự (Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật) để xử phạt bị cáo với mức án dưới khung vì bị cáo có một số tình tiết giảm nhẹ. Cụ thể, công tố viên đề nghị HĐXX chỉ xử phạt bị cáo từ 7 đến 8 năm tù.
HĐXX nhận định: Mặc dù bị cáo được hường nhiều tình tiết giảm nhẹ, lại được gia đình bị hại mở rộng lòng vị tha có đơn xin giảm nhẹ tội cho bị cáo, tuy nhiên hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây mất trật tự trị an tại địa phương, gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Chỉ vì một nguyên do rất nhỏ mà bị cáo ra tay tước đi tính mạng người khác, khiến vợ mất chồng, hai đứa con nhỏ mất cha, gia đình mất đi một người thân… Hành vi đó cho thấy bị cáo thể hiện sự coi thường pháp luật, xét cần phải xử phạt bị cáo một mức án nghiêm khắc thì mới đủ để răn đe giáo dục cải tạo, làm gương cho những kẻ khác.
Từ những lý lẽ trên, HĐXX xử phạt Nguyễn Văn Tân mức án 9 năm tù và buộc bị cáo phải bồi thường 183 triệu đồng cho gia đình bị hại.
Theo GiaDinh.net.vn
Chồng đẩy vợ mang thai vướng vào lao lý
Mặc dù vợ đang mang bầu đứa con thứ, nhưng nhân dịp về quê chơi, Trần Văn Bình, SN 1971, trú tại Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn tận dụng cơ hội này để lấy hàng trắng cho vợ mang về xuôi bán lấy "lộ phí" đi đường. Nghe lời, vợ Bình đã không ngần ngại ôm 2 cây heroin về quê Thái Bình. Ngay chuyến hàng đầu năm ấy, sự việc bị phát giác, cả hai vợ chồng Bình cùng vướng vào lao lý, để lại hai đứa con thơ dại cho người mẹ đã ngoài 80 tuổi...
Từ một "con nghiện"...
Cơn mưa chiều rơi nhẹ trong khuôn viên Trại giam Ninh Khánh, Bộ Công an, một phạm nhân nam dáng người gầy, khuôn mặt nhỏ nhắn bước vào hội trường lớn phân trại số 2 của trại giam. Phạm nhân ấy chính là Trần Văn Bình, SN 1971, trú tại Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. So với những phạm nhân tôi từng gặp, Bình có vẻ như "khó bảo" hơn nhiều. Nhưng khi thấy tôi gợi chuyện, nói về những đứa trẻ, cậu ta bắt đầu thoải mái hơn để bắt đầu câu chuyện nghiệt ngã đưa đẩy cả hai vợ chồng vào vòng lao lý.
Là con út trong gia đình có 7 anh chị em ở vùng cao nghèo khó thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Bình được chiều chuộng hơn cả. Nhưng chính việc anh ta được nuông chiều đã hại đến cả cuộc đời Bình sau này. Khi chỉ mới 21 tuổi, Bình ngày đêm vùi mình trong làn khói thuốc đặc quánh rồi bập vào nghiện ngập lúc nào không hay.
Bao nhiêu tiền của trong nhà của cha mẹ cả đời dành dụm đã bị Bình bán sạch ném vào ma túy. Bức bách, khi đã lấy hết của nả trong nhà, Bình tiếp tục lên kế hoạch cùng chúng bạn trộm cắp tài sản công dân. Rồi Bình bị bắt quả tang và năm 1997, cậu ta bị TAND huyện Điện Biên xử phạt 9 tháng tù về tội: Trộm cắp tài sản". Sau khi phải trả giá, có vẻ như Bình đã "sáng mắt ra" và tự hứa sẽ không đi theo vết xe đổ trước đây của mình nữa, gắng cai nghiện, tu trí làm ăn cho cha mẹ và những người thân khỏi phiền lòng.
Năm 1998, sau khi được mãn hạn tù, Bình lấy vợ là Nguyễn Thị Thao, SN 1972, quê ở xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình và ngay năm ấy, vợ Bình hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Có con, Bình khấp khởi mừng thầm và thay đổi tâm tính ra mặt. Ngày ngày cậu ta lên nương làm lụng đến tối mịt mới về. Còn vợ Bình, sau khi đầy cữ con, cô ta cũng bắt đầu những ngày buôn bán bơ muối, mớ rau, con cá quanh cái bản nghèo ấy.
Cuộc sống tuy vất vả nhưng cũng có cái ăn, cái để và vợ Bình cũng mừng ra mặt vì tưởng rằng chồng đã quên luôn "nàng tiên nâu". Ba năm sau, đứa con gái thứ 2 của cặp vợ chồng Bình - Thao ra đời. Có thêm miệng ăn, vợ chồng Bình lại thêm một lần nữa vất vả, thêm nữa, vợ Bình bắt đầu đổ bệnh, không đi buôn bán được như trước, khiến kinh tế gia đình eo hẹp. Đáng lẽ, Bình là người đàn ông, là trụ cột chính trong gia đình thì hắn ta phải gánh vác, lo cơm áo gạo tiền cho cái gia đình nhỏ bé ấy. Nhưng ngược lại, Bình lại bắt đầu lao vào cờ bạc, rượu chè. Hắn ta đi thâu đêm, suốt sáng rồi lại tái nghiện. Vậy là, bao nhiều đồ đạc trong nhà đều theo Bình mà ra đi, bay theo làn khói trắng.
... Đến xúi vợ phạm tội
Cho đến đầu tháng 2-2006, vợ Bình tiếp tục mang thai đứa con thứ 3. Bụng mang dạ chửa, nhìn chồng xa ngã vào ma túy mà vợ Bình không cách gì níu được chân chồng. Chán nản đã đưa đẩy Thao làm bừa. Trong một chuyến về quê, cô ta đã vác 2 cây heroin mang về quê Thái Bình tìm nơi tiêu thụ kiếm lời. Khi đang giao dịch mua bán thì Thao bị Công an tỉnh Thái Bình bắt quả tang. Cùng bị bất với Bình hôm đó còn một người họ hàng với cô ta. Người đàn ông này được làm rõ là Trần Văn Hinh (SN 1951, trú cùng xã với vợ chồng Bình - Thao, ở xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).
Trần Văn Bình cúi gằm, giấu đi những giọt nước mắt muộn mằn
Hinh sinh ra ở xã Minh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chưa học hết lớp 3, Hinh nghỉ học làm ruộng, sau đó tham gia trong quân ngũ 7 năm. Năm 1979, ông Hinh về phục viên rồi bắt đầu đi xây dựng vùng kinh tế mới ở tại xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Tại đây, Trần Văn Hinh đã lấy vợ và sinh liền 5 người con. Đứa lớn nhất năm nay cũng ngoài 30, còn bé nhất cũng ngót 20 tuổi.
Sau khi bắt quả tang cả Thao và Hinh đang giao dịch mua bán, cảnh sát đã điều tra, mở rộng vụ án và bắt thêm Trần Văn Bình (chồng Thao), đóng vai trò đồng phạm trong vụ mua bán này. Theo đó, vốn quen nhau thông qua quan hệ họ hàng thông gia nhà bác của Thao nên vợ chồng Bình thường xưng hô với Hinh là ông cháu. Tối 4-2-2006, tình cờ Hinh gặp Bình ở quán nước của anh Hoàng Văn Thanh, thuộc xóm 5, xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Tại đây, do Hinh và vợ Bình cùng quê Thái Bình nên ông ta khoe với Bình rằng: "Đợt này, tôi về quê chơi". Được thể, Bình cũng khoe rằng: "Đợt này gia đình cháu cũng có người về quê, hay mỗi người mua một ít "hàng trắng" đem về Thái Bình bán lấy tiền đi đường". Nghe lời cháu, ông Hinh đồng ý ngay và ngày hôm sau đã có mặt ở nhà Bình để bàn định làm ăn.
Khoảng 20g ngày 5-2, Hinh đi xe máy đến nhà Bình. Trong bàn tròn ngồi tính toán có ông Hinh và vợ chồng Bình, Thao. Sau khi thống nhất, hai bên sẽ mang "cắm" chiếc xe máy của ông Hinh lấy tiền mua "hàng", còn chiếc xe máy của Bình thì sẽ để lại làm phương tiện đi lại. Do mới là chuyến "hàng" đầu tiên nên ông Hinh chưa biết "đường đi, lối lại" nên đều một tay Bình dẫn dắt. Sau cuộc bàn tính, ông Hinh và Thao đã mang chiếc xe máy 27F5- 0756 đến một hiệu cầm đồ ở Chợ bản phủ Noọng Hẹt (Điện Biên) cầm cố được 15 triệu đồng, rồi trực tiếp ông Hinh đã đưa số tiền cho Bình, rồi ngủ lại nhà người cháu.
Sáng 6-2, Bình mang 11 triệu đồng và chở Hinh đến gặp một nam thanh niên tên Âu, là bạn thường cung cấp "hàng" cho Bình hút chích. Sau đó, trực tiếp Bình đã chở Âu và ông Hinh đến bờ suối gần trạm biên phòng Ba Thơm. Sau lời dặn dò của Bình, ông Hinh đã "ôm" tiền cùng Âu sang Cửa khẩu Tân Trang mua 2 cây heroin. Khoảng 20g cùng ngày, sau khi có số hàng trên, ông Hinh và Bình đã mang hàng xuống bếp "tút' lại rồi mang cất giấu trong tủ.
Đến 3g30' sáng ngày 8-2, Bình giao cho Thao 2 cây heroin, rồi đưa giấy tờ xe máy cho ông Hinh đèo người vợ xinh đẹp của mình "ôm hàng" về Thái Bình tiêu thụ. Về đây, cả hai này tá túc ở nhà em gái Hinh ở xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, Thái Bình. Sáng ngày 9-2, ông Hinh đi thám thính, tìm nơi tiêu thụ và bắt mối được với một nam thanh niên đồng ý mua 2 cây heroin của ông Hinh và Thao với giá 13 triệu đồng.
Đến 13g chiều 10-2, ông Hinh chở Thao trên chiếc xe của Bình đến điểm gác nước thuộc thôn Xuân La, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà để giao "hàng". Tại đây, nam thanh niên này nói rằng chỉ đủ tiền mua 1 cây heroin nên ông Hinh đã đưa lại cho Thao 1 cây heroin để Thao cất giấu. Khi hai bên đang giao dịch thì bị lực lượng Công an tỉnh Thái Bình bắt quả tang. Cảnh sát thu giữ trên người ông Hinh 2 gói nilon trong có chất bột màu trắng dạng cục có trọng lượng 36,532 gam và thu tại cạp quần của Thao 1 cục heroin có trọng lượng 37,216 gam.
Sau khi điều tra, mở rộng, bắt Trần Văn Bình, do đang mang thai nên Thao được tại ngoại. Hơn bốn tháng sau, phiên tòa xét xử vợ chồng Bình - Thao được diễn ra dưới cái nắng oi bức của ngày hè. Không khí gian phòng càng nóng nực hơn khi Bình một mực chối tội. Anh ta nại ra rằng, vào thời kỳ vợ anh ta mang hàng về dưới xuôi, Bình không hề hay biết, bởi trong thời gian ấy, hắn ta đi lấy thuốc chữa bệnh, không có mặt ở nhà và không biết việc làm phạm pháp của vợ và người đàn ông kia.
Bình cho rằng, đây chỉ là một thế cờ "bí gí tốt" và thế anh ta vào chân của ai đó (?!). Tuy nhiên, từ nhiều bản khai khác anh ta vẫn nói rằng trong khoảng đầu tháng 2-1006, Bình vẫn ăn ngủ và sinh hoạt ở nhà... Mặc dù Bình ngoan cố không nhận tội nhưng xét thấy việc khai báo của hắn ta không thống nhất và chính lời khai của vợ anh ta là Nguyễn Thị Thao và người đàn ông đi cùng đều có chứng cứ trực tiếp buộc tội đối với Bình. Cuối cùng, TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt Trần Văn Bình 16 năm tù, Nguyễn Thị Thao 13 năm tù và người đàn ông kia đóng vai trò chính trong vụ án cũng phải nhận 16 năm 6 tháng tù giam vè hành vi "Mua bán trái phép chất ma túy".
Giọt nước mắt muộn mằn
Hơn 5 năm gặp Trần Văn Bình tại trại giam, anh ta vẫn một mực "kêu oan". Nhưng khi nhắc đến những đứa con, người đàn ông tưởng như cứng rắn ấy bỗng cúi gằm, giấu đi những giọt nước mắt muộn mằn. "Nghĩ mà tội cho bọn trẻ, chúng còn quá bé để hiểu hết sự tình.
Hai đứa con, một đứa năm nay đang học lớp 7 và đứa thứ 2 đang học lớp 5 hiện nay đang sống với bà nội đã 83 tuổi. Cả ba bà cháu giờ chỉ trông chờ vào vài sào ruộng khoán. Chúng không những thiếu thốn tình cảm chả cha lẫn mẹ ngay từ ngày đầu cắp sách đến trường mà còn thiếu thốn cả vật chất". Mỗi lần thấy con đến trại thăm mình, nhìn chúng nheo nhóc, thương con, nhưng giờ Bình cũng chẳng biết làm sao khi mà khoảng thời gian dài đằng đẵng vẫn ở phía trước.
Năm 2007, Bình bị đổ bệnh và phải nằm viện. Đứa con gái còn quá nhỏ nhưng nó vẫn lặn lội đường xa theo chân các bác xuống thăm bố. Nó ngây thơ hỏi rằng: "Đến bao giờ bố mới về với hai anh em con...?" Câu hỏi của con trả khiến lòng người cha tội lỗi như Bình quặn thắt. Những lúc như thế, Bình không biết nói gì hơn ngoài những lời động viên con học ngoan và "năm sau bố sẽ về".
Bình bảo rằng, cả hai vợ chồng ở cùng trại giam, vợ anh ta thì cải tạo ở phân trại số 3 của trại giam, do sức khỏe yếu, nay ốm mai đau nên cán bộ cũng sắp xếp vào công việc nhẹ nhàng như làm mi và làm cói. Còn Bình hiện nay đang làm ở xưởng khâu bóng, công việc tuy không vất vả nhưng thấy buồn và vẫn còn giận vợ.
"Tôi vẫn giận cô ấy, bởi ngần ấy năm cải tạo trong trại giam, hai phân trại cách nhau chưa đầy 1 cây số mà cô ấy cũng không viết cho tôi một lá thư. Cho đến cuối năm 2008, tôi nhận được tin cán bộ báo rằng cô ấy phải nhập viện để mổ u sơ cổ tử cung. Lúc đó, giận nhưng tôi vẫn muốn được nhìn thấy vợ, được chăm sóc vợ một lần nhưng theo quy định của trại giam thì không được phép. Vậy mà sau đó, cô ấy cũng không tin tức gì cho tôi. Nghĩ mà cay đắng, nếu ngay từ đầu, chúng tôi biết cái đúng, cái sai, không vướng vào ma túy, không hám lợi trước mắt thì gia đình tôi đã không phải trả giá đắt như này...", Trần Văn Bình chua chát nói.
Theo Phunutoday
Yêu cuồng, yêu dại! "Yêu thì không hối tiếc" là tuyên ngôn của nhiều bạn gái trẻ và không ít bạn gái đã phải trả giá đắt cho sự hết mình đó... Mỗi khi nhắc đến việc chọn người yêu, Hạnh (PR của công ty quảng cáo Q.L, quận Đống Đa - Hà Nội) luôn mạnh miệng nói: "Thà chọn người yêu đẹp mà khổ còn hơn...