Trà chanh giã tay lên trend, khách mua phải xếp hàng lấy số
Sau cơn sốt bánh đồng xu phô mai, bánh custard, tiếp tục có thêm món mới gia nhập “cuộc đua trào lưu”: trà chanh giã tay.
Lạ lùng ‘cơn sốt’ món trà chanh giã tay, chủ quán giã chanh đến sưng tay
Khách mua vây kín cửa hàng trà chanh giã tay nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) lúc 22h đêm 13-11
Trà chanh giã tay đang là “ngôi sao mới nổi” khi liên tục được gọi tên khắp mạng xã hội. Nhiều người không ngại xếp hàng cả tiếng để được nếm thử món trà tưởng quen mà lạ này.
Khách đông, chủ quán giã chanh… sưng tay
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại một quán trà chanh giã tay nằm trên đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM) tối 13-11, chỉ khoảng 15 phút đã có 50 khách ghé mua. Nhiều thời điểm khách đông tràn xuống vỉa hè vì hết chỗ xếp hàng.
Khách xếp hàng đông đúc mua trà chanh giã tay tại một xe đẩy trên đường Nguyễn Trãi (quận 5)
Khách đông, quán phải treo biển “nhờ” khách xếp hàng trật tự
Xếp hàng gần 20 phút mới mua được món trà chanh giã tay “hot trend”, Nguyễn Văn Hưng (22 tuổi) không kìm nổi, bóc ống hút đứng nếm thử ngay tại chỗ.
Được hỏi về hương vị, Hưng nhận xét: “Món này ấn tượng hơn mình tưởng. Trà chanh giã tay đậm vị trà và thơm hơn nhiều so với trà tắc thông thường”.
Tương tự, tại một cửa hàng nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 1), khách ghé mua vây kín cửa hàng từ chập tối tới khuya, nhân viên quán giã chanh liên tục vẫn không kịp bán.
Xếp hàng gần 20 phút vẫn chưa mua được, chị Thanh (ngụ Nha Trang) thở dài ngao ngán cho hay đây là lần thứ 2 chị xếp hàng trong chuyến du lịch TP.HCM với bạn thân nhưng vẫn chưa “đu trend” thành công.
“Mình tình cờ biết món mới này qua TikTok, không biết bao giờ loại trà này mới về tới Nha Trang nên ngày cuối ở TP.HCM quyết phải nếm thử xem hương vị ra sao”, chị Thanh nói.
Khách đông tràn từ vỉa hè xuống đường tại quán trà chanh trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 1)
Video đang HOT
Do khách quá đông nên quán phải phát số cho khách chờ đến lượt lấy
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chủ quán trên đường Cách Mạng Tháng 8 cho hay dù đã thuê thêm nhân viên nhưng quán vẫn làm không kịp bán. Vì chanh phải giã tay nên thời gian đợi lâu hơn bình thường, không thể làm trước vì để lâu trà sẽ bị đắng.
Trong khi đó, tâm sự trên kênh TikTok, chủ một quán đồ uống có tiếng nằm trên đường Lê Thị Riêng (quận 10) cho biết thậm chí phải chườm đá giảm đau vì giã chanh quá nhiều.
“Mình giã chanh bằng cả tính mạng, giã muốn sưng tay luôn. Nhiều khi mỏi lắm nhưng khách đợi vẫn ráng, trend này chắc được chừng 3 tuần gì đó nên phải cố gắng tận dụng”, cô chia sẻ.
Trà chanh giã tay có gì đặc biệt?
Theo tìm hiểu của phóng viên, món trà chanh giã tay có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện đầu tiên tại Hà Nội. Công thức pha trà khá đơn giản, gần giống món trà tắc với các nguyên liệu cơ bản như trà, chanh tươi, đường, đá… Một số quán có thể thay thế đường bằng mật ong để tạo ngọt.
Điểm đặc biệt ở chỗ chanh sử dụng pha trà không vắt nước như tắc (quất) mà được người bán trộn cùng đá lạnh rồi giã tay bằng cối nhựa để lấy tinh dầu thơm pha trà.
Theo các chủ kinh doanh, loại chanh này cũng không phải chanh Việt mà là chanh Quảng Đông (Trung Quốc). Chanh Quảng Đông thơm và ít nước hơn chanh Việt, hay còn được gọi là chanh nước hoa.
Nhân viên quán giã chanh liên tục vẫn không kịp trả đơn cho khách – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Theo đó, mùi chanh thơm cùng cách chế biến cầu kỳ là yếu tố chính khiến loại đồ uống này lên trend (xu hướng).
Một số reviewer đánh giá trà chanh giã tay có vị chua ngọt không lạ, cái lạ ở chỗ mùi chanh rất độc đáo, thơm tới nỗi đứng xa vẫn thấy mùi hương thoang thoảng. Một số khác lại bày tỏ sự thích thú khi xem người bán giã chanh bằng tay “trông như biểu diễn tại nhà hàng cao cấp”.
Trong khi đó, nhiều người mua chia sẻ tò mò vì không rõ loại trà chanh giã tay này khác gì so với trà tắc bình thường mà “hot” tới vậy.
Dù phải chờ đến 30 phút, chị Trúc Anh (22 tuổi) vẫn hào hứng khi “đu trend” trà chanh giã tay thành công
Hiện trà chanh giã tay được các cửa hàng tại TP.HCM bán với giá 19.000 – 49.000 đồng tùy topping đi kèm.
Ngoài trà chanh giã tay truyền thống, nhiều quán biến tấu thêm các loại trà giã tay khác như lục trà chanh nước hoa giã tay, ô long lệ chi giã tay…
Flex là gì mà "sốt rần rần" trên mạng xã hội?
Trào lưu "Flex" đang "sốt rần rần" trên mạng xã hội. Nhiều gen Z tỏ ra thích thú và nhiệt tình hưởng ứng.
Muôn kiểu "Flex" của gen Z
Một trong những group sôi nổi nhất Facebook những ngày gần đây có lẽ là group "Flex đến hơi thở cuối cùng". Hiện nhóm đã cán mốc hơn 800.000 thành viên, được xem là một trong những nhóm có tốc độ phát triển vào loại khủng nhất từ trước đến nay.
Số lượng thành viên của nhóm "Flex đến hơi thở cuối cùng" tăng mạnh mỗi ngày. Ảnh chụp màn hình.
Thành viên nhóm này có muôn kiểu "flex": khoe ảnh đẹp, khoe thành tích học tập - công tác xã hội, khoe trường, khoe gia đình,... Mỗi bài đăng đều nhận được lượt tương tác khủng. Thậm chí admin của các Fanpage khác cũng "tranh thủ" vào nhóm để "flex".
Khoe những bức ảnh đẹp "hết nước chấm". Ảnh chụp màn hình.
Khoe "gia tài" 500 quyển sách. Ảnh chụp màn hình.
Bộ sưu tập huy chương khủng thế này cũng đáng để khoe phải không các bạn? Ảnh chụp màn hình.
Đặc biệt, hiếm nhóm nào có nhiều người nổi tiếng "nằm vùng" như "Flex đến hơi thở cuối cùng". MC, ca sĩ, diễn viên, hoa hậu thi nhau "flex" khiến dân tình thích thú.
MC "Đường lên đỉnh Olympia" Khánh Vy. Ảnh chụp màn hình.
Ca sĩ LyLy. Ảnh chụp màn hình.
Phát hiện hoa hậu Lương Thùy Linh cũng flex nè! Ảnh chụp màn hình.
Ca sĩ Hoàng Dũng. Ảnh chụp màn hình.
Có thể thấy, đa phần bài đăng của thành viên nhóm đều mang màu sắc vui tươi, tích cực, cách tương tác cũng rất cởi mở, thiện chí. Tuy nhiên, nếu theo dõi nhóm thường xuyên, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ bắt gặp những bài đăng hoặc bình luận tiêu cực. Bên cạnh đó, khi chứng kiến sự lên ngôi của trào lưu "flex", một số người thẳng thắn nhận xét "khoe khoang cuối cùng vẫn là khoe khoang mà thôi".
"Người trong cuộc" nói gì?
Bạn Nguyễn Hoàng Phúc (sinh viên Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) - thành viên nhóm "Flex đến hơi thở cuối cùng" - chia sẻ: "Những người flex trong nhóm thường là người đã thành công ở một mức độ nào đó, nhưng họ rất hòa đồng, vui tính. Không phải lúc nào gen Z chúng mình cũng có cơ hội trò chuyện, giao lưu với các anh chị, các bạn tài giỏi trong không khí thoải mái thế này đâu. Chính những lần tương tác qua lại trong nhóm đã giúp mình nhận ra người Việt Nam vừa bản lĩnh, vừa thân thiện, rất đáng tự hào".
Gia nhập "Flex đến hơi thở cuối cùng" vì thấy trào lưu này quá hot, Thái Tân (cựu học sinh trường THPT Lấp Vò 1, Đồng Tháp) cho biết: "Mình mới vào nhóm cách đây vài ngày, chủ yếu là để... bắt kịp trend. Vào rồi mới thấy nhóm thật sự hài hước. Những bài đăng flex nhẹ nhàng, quan trọng là phần bình luận vô cùng giải trí, có mấy cú twist không ngờ được luôn".
Cô bạn Trần Khánh Đan (học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) bày tỏ: "Mình thấy nhóm được xây dựng theo hướng rất tích cực. Mọi người flex vui vẻ, chủ đề đa dạng và có những bình luận độc đáo "nghệ quá nghệ" luôn".
Gen Z có nên "Flex"?
Là một gen Z, Nguyễn Hoàng Phúc thẳng thắn trả lời câu hỏi này: "Nhiều người đang cố tình gán ý nghĩa xấu cho từ flex. Các thành viên trong nhóm chỉ khoe những điều họ đã làm, đang làm - những điều có thật 100%. Trong tháp nhu cầu Maslow, rõ ràng nhu cầu thể hiện bản thân được đặt cao nhất. Chưa kể mọi người flex với thái độ hết sức chừng mực, không tự cao, không so sánh. Đây cũng là cơ hội để gen Z hiểu ra: mỗi người đều có một thế mạnh riêng, không có ai là hoàn hảo, cao nhân ắt có cao nhân trị".
Những bài flex mang nội dung dễ thương, tích cực. Ảnh chụp màn hình.
Mang tâm thế người đu trend, Thái Tân nhận định: "Mọi người thường có xu hướng nhìn vào điều tiêu cực nhiều hơn tích cực nên mới thấy khó chịu khi đọc những nội dung thế này. Sự tự ti bắt nguồn từ chính suy nghĩ của bạn, chứ không phải vì người khác flex khiến bạn thấy bản thân yếu kém. Hãy thay đổi suy nghĩ của chính mình".
Sự tự ti bắt nguồn từ chính suy nghĩ của bạn, chứ không phải vì người khác flex khiến bạn thấy bản thân yếu kém
Thái Tân
Mình không phải gen Z nhưng cũng tò mò, vào xem nhóm này có gì đặc biệt. Nhiều bài flex mình thích lắm. Nhưng nói thật, nhiều bài flex và nhiều bình luận không thể cảm nổi. Hi vọng gen Z trở thành những người dùng mạng xã hội văn minh, mang lại năng lượng tích cực cho người khác thay vì khiến mọi người khó chịu rồi bị đánh đồng.
Chị Thái Nga (nhân viên văn phòng TP.HCM)
Gia nhập nhóm "Flex đến hơi thở cuối cùng" đã được một khoảng thời gian, Khánh Đan bày tỏ ý kiến: "Nói thật, mình không hề cảm thấy bị áp lực khi tham gia nhóm. Ngược lại, mình coi đó là động lực để cố gắng hơn, kiểu người khác làm được thì mình cũng có thể. Hôm trước mình có đọc bài flex của anh lính cứu hỏa, thật sự xúc động. Nếu bản thân giúp ích được cho xã hội thì chúng ta có quyền tự hào và khoe một chút mà".
Thể hiện bản thân, tự hào về những thành tích đã đạt được vốn là nhu cầu chính đáng. Gen Z chúng mình có quyền làm điều đó. Tất nhiên, làm gì cũng cần chừng mực. Hãy đu trend "flex" một cách văn minh, góp phần lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến cộng đồng các bạn nhé!
Flex là gì?
Hiểu đơn giản, flex trong hiphop là khoe khoang. Theo đó, flex là một hành động của con người thể hiện sự khoe khoang về vật chất, thành tựu của bản thân. Nhưng hiện tại, flex được sử dụng rất phổ biến ngoài phạm vi rap-hiphop như: flex nhà cửa, flex học tập, flex body,...
Thời gian gần đây trào lưu này đang rầm rộ trở lại, không khó để bạn tìm kiếm và bắt gặp từ khóa này trên các trang mạng xã hội như Tiktok, Instagram, Facebook,...Nếu flex thường xuyên và dày đặc sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu nhưng khi vào tay của GenZ thì cái gì cũng trở nên dễ dàng và hài hước hơn.
Đầu tư tiền tỷ "dao kéo", Võ Thành Ý nay hóa thân làm công chúa Thời gian gần đây, không chỉ ăn uống, nhảy múa mới có thể tạo thành trào lưu trên mạng xã hội mà những hoạt động khác cũng dễ dàng thu hút sự chú ý của giới trẻ. Điển hình như trend hóa thân thành công chúa dạo quanh các trung tâm thương mại hoặc siêu thị lớn khiến dân tình xôn xao. Và...