TQ tuyên bố đặt giàn khoan Nam Hải 4 ở Biển Đông 1 năm
Trang web của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, nước này sẽ đặt giàn khoan Nam Hải 4 ở Biển Đông trong 1 năm.
Thông báo này của Cục Hải sự Trung Quốc được đưa ra vào ngày 10/7. Theo đó, giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được đưa vào vị trí mới có tọa độ 183648,47″ Bắc/1074028,43″ Đông, phục vụ cho hoạt động khai thác dầu khí ở khu vực nằm sát đường phân giới Vịnh Bắc Bộ, trong khoảng thời gian từ ngày 9/7/2014 đến 30/6/2015.
Ngoài ra, Cục Hải sự Trung Quốc yêu cầu các tàu bè không được vào khu vực có bán kính 2 km tính từ giàn khoan với tâm là tọa độ trên.
Giàn khoan Nam Hải số 4 của Trung Quốc.
Cơ quan Hải sự Trung Quốc cũng sẽ không đưa ra thông báo nếu hoạt động kết thúc sớm hơn dự kiến. Đồng thời, giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 cũng sắp tham gia thăm dò ở Biển Đông.
Điểm hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4 tuy nằm trong khu vực Vịnh Bắc bộ nhưng không xâm phạm chủ quyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vị trí hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4 cách điểm vuông góc gần nhất trên đường phân giới vịnh Bắc bộ khoảng 35km về phía Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã kéo giàn khoan Nam Hải 9 để thăm dò tại vị trí sát đường phân giới vịnh Bắc Bộ.
Video đang HOT
Vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4.
Các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông liên tục vấp phải sự phản đối của cộng động quốc tế.
Ngày 11/7, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Michael Fuchs đề xuất Trung Quốc và các nước có tranh chấp lãnh thổ nên tự nguyện “đóng băng” những hành động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông.
Ông Fuchs đã tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng hành động “đơn phương và khiêu khích” của Trung Quốc luôn đặt nghi vấn về việc Bắc Kinh có sẵn sàng tuân thủ luật quốc tế hay không.
“Chúng tôi kêu gọi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ tự nguyện đóng băng những hành vi và hoạt động làm leo thang căng thẳng, gây bất ổn vốn được mô tả trong DOC”, ông Fuchs nói.
Trước đó, ngày 10/7, Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng hàng hải liên quan khỏi vị trí hiện nay trên Biển Đông; kiềm chế mọi hành động trên biển trái với Công ước về các quy định ngăn chặn va chạm trên biển, đồng thời, trở lại nguyên trạng ban đầu vốn có trên Biển Đông như thời điểm trước 1/5/2014.
Theo Đời sống & Pháp luật
Giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc và lá cờ Việt Nam mang vị mặn Biển Đông
Ngày 17/6, thầy và trò trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội) xúc động đón nhận lá quốc kỳ mang vị mặn từ Hoàng Sa do các chiến sĩ Cảnh sát biển gửi tặng. Cùng ngày, Cục Hải sự Trung Quốc đưa tin, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan dầu thứ 2 ra Biển Đông.
Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan Nam Hải số 9 ra Biển Đông. Đối chiếu trên bản đồ thì vị trí giàn khoan Nam Hải 9 mà Cục Hải sự Trung Quốc thông báo thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, là nơi Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán phân định ranh giới biển, nhưng chưa đạt thỏa thuận.
Lễ đón nhận lá quốc kỳ được gửi về từ Hoàng Sa tại trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội). Mỗi một lời nhắn gửi từ biển khơi đều thể hiện quyết tâm giữ vững từng tấc biển quê hương; không nao núng trước mọi trò thách thức, đe dọa của Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Hợp)
Bộ trưởng Đinh La Thăng vượt 400km từ Hà Nội vào Hà Tĩnh, trực tiếp bắt xe quá tải ngay trên công trường. (Ảnh: Châu Như Quỳnh)
Hai cá thể hổ Đông Dương bị các đối tượng buôn lậu quẳng xuống đường để bỏ chạy thoát thân, được chăm sóc, điều trị tại vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An (Ảnh: Nguyễn Duy)
Sài Gòn ngập nặng, kẹt xe trầm trọng sau một trận mưa lớn (Ảnh: Thảo Lê)
Hãi hùng với khu tập thể giữa thủ đô được "trang trí" bởi hàng trăm máy bơm nước. (Ảnh: Nguyễn Dương)
Bè tre Việt Nam (được đóng tại Thanh Hóa) và hành trình 6 tháng vượt Thái Bình Dương(Ảnh tư liệu)
Câu cá trong miệng cống thoát nước trên vỉa hè đường phố Sài Gòn (Ảnh: Đình Thảo)
Hình ảnh thường thấy trong những ngày này tại vựa vải lớn nhất miền Bắc: Lục Ngạn, Bắc Giang. (Ảnh: Quốc Cường).
Hoàng Yến (tổng hợp)
Theo Dantri
Trung Quốc đưa thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa ra Biển Đông Hai tàu hộ vệ tên lửa mới được Trung Quốc bổ sung vào hạm đội Nam Hải nhằm phục vụ cho việc bảo vệ lực lượng hải quân của nước này. Tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Luzhou và Qinyuan gia nhập hạm đội Nam Hải vào ngày 7/6 và 11/6, tạp chí quân sự IHS Jane's 360 dẫn một trang tin...