TQ ráo riết đóng thêm tàu tuần tra Biển Đông
Trung Quốc đang đẩy nhanh đóng tàu tuần tra cỡ lớn nhằm chuẩn bị cho những động thái phức tạp hơn trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
Ngày 16/1, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết họ đang tăng cường sức mạnh cho đội tàu tuần tra cảnh sát biển của mình nhằm “bảo vệ quyền lợi trên biển” của nước này.
Ông Liu Gigui, Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia tuyên bố Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc đóng thêm 20 tàu tuần tra trong năm này và lên kế hoạch mua thêm tàu và máy bay để trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc.
Hôm 10/1, Trung Quốc đã biên chế thêm một tàu tuần tra mới vào hạm đội Cảnh sát biển trên Biển Đông, và thêm nhiều tàu nữa sẽ được trang bị trong thời gian tới. Đây là chiếc tàu cỡ lớn 4000 tấn đầu tiêu được trang bị cho Cảnh sát biển Trung Quốc kể từ khi lực lượng này được thành lập từ hồi tháng 7 năm ngoái.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập dựa trên việc sáp nhập 4 lực lượng hành pháp trên biển của nước này gồm Cục Hải giám, lực lượng cảnh sát biển của Bộ Công an, Cục Kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Cục Chống buôn lậu trên biển của Tổng cục Hải quan.
Video đang HOT
Việc sáp nhập này đã đặt 16.300 nhân viên hành pháp trên biển của Trung Quốc dưới sự quản lý thống nhất của một cơ quan nhằm thực hiện tham vọng bành trướng trên biển của nước này.
Hồi năm ngoái, Cục Hải giám Trung Quốc đã triển khai 36 tàu tuần tra suốt 262 ngày trên biển, huy động 402 chuyến bay để giám sát biển tại cả khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.
Giới phân tích Trung Quốc thì cho rằng năng lực hành pháp trên biển của các lực lượng chức năng nước này vẫn còn thua kém rất nhiều so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó là lý do mà Wang Hanlig, chuyên gia luật biển tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tuyên bố nước này cần phải tăng cường sức mạnh cho cảnh sát biển và đóng thêm tàu tuần tra để “đối phó với sức ép ngày càng tăng”.
Cục Hải dương Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ xây dựng nhiều khu vực giam giữ để nhốt những tàu nước ngoài “vi phạm” các quy định trên biển do Trung Quốc đơn phương ngang ngược đặt ra trên Biển Đông.
Qi Jianguo, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cho rằng những động thái trên thể hiện rằng Trung Quốc đang quyết tâm sẵn sàng cho những tranh chấp chủ quyền trên biển phức tạp hơn, sau một loạt các động thái gần đây của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại như thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông và ban hành quy định cấm đánh cá mới trên Biển Đông.
Theo Eastday
Philippines: Phải có siêu cường ra mặt chống TQ
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho rằng các siêu cường như Mỹ phải đứng lên để chống lại những hành động "hung hăng" của Trung Quốc.
Ngày 16/1, phát biểu với báo giới bên lề lễ kỷ niệm ngày thành lập Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho rằng thế giới phải có một cường quốc như Mỹ đứng lên để chống lại những "hành động hung hăng" của Trung Quốc.
Ông Gazmin phát biểu: "Phải có ai đó đứng lên thể hiện sức mạnh vì gần đây Trung Quốc đang tỏ ra rất hung hăng. Họ bắt đầu bằng cách thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, và bây giờ là luật cấm đánh bắt cá trên Biển Đông."
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố: "Phải có ai đó đứng ra ngăn cản họ, và không ai có thể làm được điều đó ngoại trừ một siêu cường."
Trước đó, nhiều nghị sĩ Mỹ trong một phiên điều trần đã cho rằng Trung Quốc đang "tìm cách chiếm lấy lãnh thổ tranh chấp một cách nguy hiểm bằng cách lấn dần bằng vũ lực, với hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, Đông Nam Á và Mỹ sẽ phải miễn cưỡng chấp nhận điều đó."
Nghị sĩ đảng Dân chủ Ami Bera thì cho rằng Quốc hội Mỹ cần phải phát đi thông điệp mạnh mẽ nhằm chống lại các động thái khiêu khích của Trung Quốc, còn nghị sĩ Randy Forbes khẳng định những nỗ lực thay đổi hiện trạng của Bắc Kinh trong khu vực sẽ không bao giờ được Mỹ chấp nhận.
Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin cho rằng Trung Quốc đang tự quảng bá mình như một siêu cường trên thế giới, thế nhưng nước này lại dùng sức mạnh của mình để uy hiếp các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Ông tuyên bố: "Chúng tôi cần một nước lớn đứng ra nói rằng những hành động đó là không nên."
Khi được hỏi về quy định do Trung Quốc mới ban hành buộc tàu cá nước ngoài muốn hoạt động ở Biển Đông phải xin phép nhà chức trách tỉnh Hải Nam, ông Gazmin khẳng định Philippines sẽ bác bỏ những quy định này và cam kết sẽ bảo vệ ngư dân hoạt động trong khu vực.
Ngư dân Philippines ra biển đánh bắt cá
Ông tuyên bố: "Chúng tôi có đủ khả năng đảm bảo an toàn cho các ngư dân. Như đã nói trước đây, chúng tôi sẽ không tuân thủ quy định của họ trong lãnh thổ của chính mình."
Ông nói thêm: "Tại sao chúng tôi phải xin phép nước khác khi họ không sở hữu ngư trường của chúng tôi?"
Khi được hỏi liệu quân đội Philippines có cử lực lượng hộ tống ngư dân nếu tình hình căng thẳng hay không, ông Gazmin cho biết: "Chúng tôi sẽ làm vậy nếu cần thiết. Hiện chúng tôi vẫn đang yêu cầu Trung Quốc làm rõ những quy định mới này."
Hôm thứ Tư, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautissta cũng tuyên bố rằng ngư dân Philippines không nên đầu hàng trước những lời đe dọa của Trung Quốc, và ngư dân nước này phải đứng lên vì quyền lợi của mình.
Theo Philstar
Nghị sĩ Mỹ: Phải cứng rắn hơn với TQ ở Biển Đông Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi phải có lập trường cứng rắn hơn nữa với những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 14/1, trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, nhiều nghị sĩ nước này đã tuyên bố Washington không thể dung thứ cho việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để gây...