TQ ngang ngược, Indonesia đề nghị ASEAN họp khẩn
Nhiều khả năng các ngoại trưởng ASEAN sẽ có phiên họp đặc biệt để bàn về cách đối phó với sự hung hăng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngày 9/6, Bộ Ngoại giao Philippines xác nhận rằng Indonesia đã đề xuất tổ chức một phiên họp đặc biệt của các ngoại trưởng ASEAN để thảo luận về những căng thẳng ngày càng gia tăng hiện nay trên Biển Đông trước sự ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết: “Đúng vậy, Indonesia đã đề xuất như vậy.”
Khi được hỏi phản ứng của Philippines như thế nào trước đề xuất của Indonesia, ông Jose nói: “Về nguyên tắc, Philippines ủng hộ bất cứ sáng kiến nào nhằm tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.”
Các ngoại trưởng ASEAN trong một cuộc họp ở Myanmar
Hôm 5/6, hãng tin Kyodo của Nhật dẫn lời một quan chức ngoại giao giấu tên của Philippines cho biết Indonesia đã đề xuất tổ chức “một cuộc họp đặc biệt cấp bộ trưởng của ASEAN với trọng tâm là vấn đề Biển Đông”.
Kyodo nói rằng đề xuất trên do Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đưa ra.
Quan chức ngoại giao trên cho biết ngày tháng tổ chức cuộc họp này vẫn đang trong quá trình tham vấn, và nó phải diễn ra trước cuộc họp ngoại trưởng ASEAN thường kỳ diễn ra vào tháng 8 tới đây.
Video đang HOT
Hãng tin Kyodo dẫn lời quan chức trên nhận định: “Phía Philippines ủng hộ đề xuất này và cho rằng cuộc họp sẽ phát đi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng ASEAN rất quan ngại về cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.”
Sự ngang ngược của Trung Quốc bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế đã khiến các quốc gia láng giềng ngày càng xích lại gần nhau hơn. Hôm Chủ nhật vừa rồi, hải quân Philippines và Việt Nam đã tổ chức giao lưu bóng chuyền và bóng đá trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, một hành động nhằm tăng cường quan hệ giao lưu giữa hải quân hai nước.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
Trong khi đó, Trung Quốc từ trước tới nay vẫn khăng khăng phản đối sự tham gia đa phương hay của bất cứ bên thứ ba nào trong đàm phán tranh chấp trên Biển Đông với mưu đồ “ỷ mạnh hiếp yếu” trong các cuộc đàm phán song phương.
Gần đây, Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Tòa Trọng tài Thường trực về việc giải trình đơn kiện của phía Philippines về đường chín đoạn do Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Đông.
ASEAN vẫn luôn nhấn mạnh giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp hiện nay trên Biển Đông và phản đối bất cứ hành động sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực nào. Ngoại trưởng Natalegawa tuyên bố: “Có thể dùng biện pháp ngoại giao, đàm phán hay các tiến trình pháp lý, miễn không phải là vũ lực để giải quyết tranh chấp. Tôi cho rằng cả khu vực phải nhận ra rằng chúng ta đều là người hưởng lợi từ hòa bình trong khu vực.”
Theo Khampha
Các Bộ trưởng ASEAN nên họp đặc biệt về Biển Đông
Ngày 5/6, Kyodo đưa tin, Indonesia đã đề nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á họp trước thềm hội nghị bộ trưởng ASEAN.
Nguồn tin trên giấu tên cho biết Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa gần đây đã nêu ra ý kiến này trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Nguồn tin nói: "Đó là hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN đặc biệt ban đầu sẽ tập trung vào vấn đề Biển Đông. Đồng thời cho biết các thành viên trong ASEAN đang ngày càng lo lắng về những diễn biến đặc biệt xảy ra gần quần đảo Hoàng Sa".
Bên cạnh đó, nguồn tin còn nói rằng: "Địa điểm và thời gian tổ chức hội nghị vẫn chưa được nhất trí song phải diễn ra trước hội nghị ngoại trưởng ASEAN vào tháng 8 tới".
Một thông tin có liên quan, ông David Koh, nhà tư vấn độc lập người Singapore từng nghiên cứu về Việt Nam trong 20 năm qua, cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép tại Biển Đông rõ ràng thể hiện "ý muốn sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế".
Giàn khoan 981 được đặt trên vùng biển Việt Nam
Trong một bài viết cho chuyên mục "Các vấn đề Đông Nam Á" của nhật báo The Straits Times ra ngày 5/6, ông David nhấn mạnh việc sử dụng lực lượng bán quân sự tại khu vực này tạo ra "thách thức rất nghiêm trọng đối với những nguyên tắc cơ bản về hòa bình ở khu vực trong vài thập kỷ qua."
Theo ông, trong hai thập kỷ qua "Trung Quốc chỉ nói suông về ý tưởng của một bộ quy tắc ứng xử, trong khi lại tiến hành hiện đại hóa quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền của mình".
Do đó, các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần có phản ứng tập thể.
Nhà nghiên cứu này khẳng định hiện là lúc để ASEAN đánh giá lại mối đe dọa của Trung Quốc ở mức nào đối với trật tự khu vực mà ASEAN đã xây dựng và điều hành một cách cẩn trọng trong suốt bốn thập kỷ qua.
Trong cuộc họp báo ngày 5/6, do Bộ Ngoại Giao tổ chức, cũng đã đề cấp đến hội nghị ASEAN và ASEAN 3, nội dung chính được đề cập đến là vấn đề giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trên vùng biển Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình- Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao cho biết: "Hội nghĩ sẽ có sự tham gia của quan chức cấp cao của các nước, sau đó kiểm điểm quá trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh sẽ tham dự các hội nghị này. Duy trì an toàn hàng hải ở khu vực là vấn đề nhiều nước quan tâm, bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề này sẽ được đưa ra bản thảo. Cho nên, vấn đề biển Đông sẽ được đưa ra ở mức độ phù hợp".
Trong một diễn biến khác, một bài viết trên tờ "Học giả kinh tế" (The Economist) của Anh cho biết, có thể khẳng định, trong vài năm tới Trung Quốc sẽ dựa vào cơ sở hạ tầng tuyệt vời và sức mạnh kinh tế to lớn ngày càng hoàn thiện để tiếp tục giữ vững địa vị của mình. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là tình hình trong vài năm tới sẽ không thay đổi.
Thách thức trực tiếp đối với địa vị độc tôn của Trung Quốc không phải là một vài kẻ cạnh tranh nhỏ, nhặt nhạnh những "mảnh vụ thị trường", mà là "bức tường đồng vách sắt" trước cửa nhà Trung Quốc, đó chính là Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC), dự kiến sẽ được thành lập vào năm tới.
Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất là IAI) được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) với mục tiêu là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
Vì vậy, nếu ASEAN giải quyết được bài toán kinh tế, giúp các nước giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc thì mới tạo được sự đồng thuận cao trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền giữa một số nước nội khối với Trung Quốc, đồng thời cũng làm hạn chế sự lũng đoạn về kinh tế của Bắc Kinh.
Theo DVO
Nhật, Indonesia 'quan ngại sâu sắc' về tình hình Thái Lan Chỉ vài giờ sau khi Thái Lan ban bố tình trạng thiết quân luật vào ngày 20.5, Nhật Bản và Indonesia đã cùng lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các diễn biến ở xứ sở chùa Vàng. Quân đội Thái Lan tuần hành tại trung tâm thủ đô Bangkok hôm 14.5 - Ảnh: Reuters "Chúng tôi cực kỳ lo ngại trước tình...