TQ muốn LHQ trừng phạt Triều Tiên “đủ mạnh”
Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha 3 hồi tháng 12
Trung Quốc vừa tán thành bản nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (LHQ) do Mỹ tài trợ nhằm lên án và trừng phạt Triều Tiên về vụ phóng tên lửa hồi tháng 12/2012. Hành động này cho thấy sự thay đổi cách nhìn của Bắc Kinh trong việc đánh giá tầm quan trọng của các đối tác.
Bản nghị quyết được tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an thông qua nhằm siết chặt các biện pháp cấm vận hiện nay đối với Triều Tiên bằng cách đưa cơ quan vũ trụ và một số tổ chức, cá nhân của nước này vào danh sách các đối tượng chịu sự trừng phạt.
Bình Nhưỡng khẳng định vụ phóng tên lửa hồi tháng 12 là để đưa một vệ tinh thông tin liên lạc lên vũ trụ, nhưng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nói rằng tên lửa ba khoang thực chất là thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa mà Triều Tiên bị cấm theo nghị quyết của LHQ.
Các nhà ngoại giao tại LHQ nói rằng ý nghĩa của bản nghị quyết đưa ra hôm 22/1 là nhằm gửi một tín hiệu tới Bình Nhưỡng về ý chí của Trung Quốc, nước lâu nay vẫn luôn ủng hộ Triều Tiên, nhưng giờ đã chia sẻ quan điểm với Mỹ.
Bên cạnh đó, sự hợp tác của Trung Quốc trong bản nghị quyết cũng được coi là bước chuyển biến của nước này dưới thời của nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình nhằm cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
Video đang HOT
Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm 22/1 cho rằng, lá phiếu của Trung Quốc phản ánh mong muốn được làm việc “một cách xây dựng” với các đối tác trong Hội đồng bảo an. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng chính phủ Trung Quốc đang thể hiện nước này “lấy làm tiếc về việc Triều Tiên vẫn cố tình phóng tên lửa trong bối cảnh cộng đồng quốc tế cực kỳ quan ngại”, báo China Daily cho biết.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice gọi bản nghị quyết vừa qua là “phản ứng phù hợp, đoàn kết, chắc chắn” đối với hành động thiếu thận trọng của Triều Tiên”. Bà Rice nói rằng lá phiếu đồng thuận của Hội đồng “làm sáng tỏ một điều rằng nếu Triều Tiên lựa chọn thách thức cộng đồng quốc tế thêm một lần nữa, như kiểu tiến hành một vụ phóng tên lửa hay thử hạt nhân, thì Hội đồng sẽ có hành động mạnh tay”.
Theo bà Rice, những điều khoản trong bản nghị quyết, mà bà mô tả là “vừa mới, vừa thắt chặt và mở rộng những biện pháp hiện nay”, rất quan trọng vì sẽ ngăn cản chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và giảm mối đe dọa bằng cách nhắm vào các tổ chức và cá nhân liên quan trực tiếp đến những chương trình này.
Ngay từ đầu Mỹ đã muốn trừng phạt Triều Tiên mạnh tay ngay sau vụ phóng tên lửa tháng trước. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao tại LHQ nói rằng Mỹ muốn Bắc Kinh tham gia vào một bản nghị quyết nhẹ tay hơn, vừa có tác dụng lên án và trừng phạt Bình Nhưỡng, vừa kéo được Trung Quốc về phía Mỹ.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ muốn bản nghị quyết “vừa phải” và “thận trọng”, nhưng vẫn đủ mạnh để khiến Triều Tiên nản lòng đến mức không có thêm hành động nào khiến tình hình ổn định trong khu vực bị xáo trộn.
Một số nhà phân tích châu Á nói rằng, bằng cách ủng hộ bản nghị quyết, Trung Quốc không phải chỉ để gửi tín hiệu đến Washington về mong muốn hợp tác, mà còn thể hiện tầm nhìn đối với Hàn Quốc trong vai trò động lực kinh tế khu vực.
Gần đây Bắc Kinh phái một số nhà ngoại giao đến gặp Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Park Guen-hye. Bà Park đáp lại bằng việc gửi một phái đoàn thăm Trung Quốc 4 ngày, bắt đầu hôm 21/1.
Trong khi đó, Triều Tiên phản ứng một cách giận dữ với bản nghị quyết nói trên, và nói sẽ tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quân sự và hạt nhân.
Trong một thông báo đưa ra sáng 23/1, Triều Tiên nói sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán giảm trừ hạt nhân gồm 6 bên nhằm chấm dứt tham vọng hạt nhân của nước này.
Triều Tiên phản ứng rất nhanh sau khi bản nghị quyết được đưa ra. Hãng thông tấn nhà nước KCNA của Triều Tiên phát đi thông báo của Bộ trưởng Ngoại giao nước này có nội dung chỉ trích bản nghị quyết là “cực kỳ bất công” và vi phạm chủ quyền của Bình Nhưỡng.
“Chúng tôi sẽ có hành động cụ thể để mở rộng và củng cố lực lượng quân đội tự vệ, trong đó có cả hệ thống phòng thủ hạt nhân”, thông báo nói.
Theo 24h
Mỹ-Trung đạt thỏa thuận mở rộng lệnh trừng phạt Triều Tiên
Vào ngày 12.12.2012, Triều Tiên phóng thành công phóng tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh vào quỹ đạo - Ảnh: AFP
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thảo thuận, theo đó Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ mở rộng lệnh trừng phạt hiện hành đối với CHDCND Triều Tiên.
Thỏa thuận này đạt được sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng kể từ cuộc phóng tên lửa ngày 12.12.2012 của Triền Tiên, AFP dẫn lời các phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 18.1.
Các cuộc đàm phán này do Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice và Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông chủ trì tại New York, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Bản nghị quyết mở rộng lệnh trừng phạt Triều Tiên do Hội đồng Bảo an LHQ đề xuất dự kiến được gửi cho tất cả 15 nước ủy viên hội đồng và có thể sẽ được thông qua vào tuần tới, AFP dẫn lời các nhà ngoại giao.
AFP cho biết hiện các quan chức ngoại giao Trung-Mỹ này vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các cuộc đàm phán trên.
Lệnh trừng phạt hiện hành đối với Triều Tiên do Hội đồng Bảo an LHQ thông qua trong Nghị quyết 1874 (năm 2009), bao gồm lệnh cấm Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, đồng thời thi hành lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Triền Tiên.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lên án Bình Nhưỡng thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và vụ phóng tên lửa Unha-3 đẩy vệ tinh vào quỹ đạo nhằm để thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, Triều Tiên khẳng định các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này phục vụ mục đích nghiên cứu và dân sự.
Theo AFP, Bình Nhưỡng từng gửi thư đến LHQ cảnh báo rằng chiến lược tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Theo TNO
Triều Tiên sẵn sàng thử bom nguyên tử Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, Triều Tiên đã khắc phục xong hậu quả lũ lụt tại cơ sở thử hạt nhân và có thể thử nhanh bom nguyên tử. Học viện Mỹ - Hàn tại trường đại học Johns Hopkins nói rằng, các bức hình chụp từ vệ tinh ngày 13/12 cho thấy, Bình Nhưỡng luôn duy trì tình trạng...