TQ hậm hực nhìn Đài Loan phóng tên lửa đất-đối-không của Mỹ
Lần đầu tiên trong sáu năm qua, ngày 26/9 Hải quân Đài Loan đã phóng tên lửa đất-đối-không từ boong khu trục hạm Magoon.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn tin của AFP cho biết, vụ phóng tên lửa nằm trong khuôn khổ cuộc tập Sea Standard theo kịch bản đối phó với đòn tấn công giả định từ đại lục. Các tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu máy bay không người lái.
Tên lửa Standard II do Mỹ chế tạo đã bắn trúng mục tiêu di động bay cách hòn đảo mấy chục km về phía đông. Trong quá trình tập trận có sự hiệp đồng của những loại pháo khác nhau. Do điều kiện thời tiết bất lợi, đã hủy bỏ một phần hoạt động diễn tập theo kế hoạch.
Tên lửa Standard II trị giá khoảng 3 triệu dollar có phạm vi hiệu lực khoảng 130 km. Hiện tại chỉ có bốn tàu khu trục Đài Loan lớp “Kidd”, kể cả “Magoon”, được trang bị những tên lửa này.
Trước đó, ngày 25/9, Đài Loan đã tiếp nhận chiếc máy bay đầu tiên trong số 12 chiếc máy bay chống ngầm P- 3C Orion từ Mỹ.
Theo thông tin từ phía Đài Loan, 11 chiếc máy bay săn ngầm P-3C Orion còn lại sẽ được Mỹ chuyển giao lần lượt cho tới năm 2015.
Video đang HOT
Theo đánh giá của giới chuyên gia phi đội P-3C này sẽ thay thế những chiếc S-2T (26 chiếc mua từ năm 1986) đã lạc hậu của Đài Loan và giúp hòn đảo này tăng cường đáng kể khả năng đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion
P-3C Orion có tầm hoạt động trên 5.000 km, tức là gấp hơn 6 lần so với S-2T. P-3C Orion dài 35,6 m, có sải cánh 30,4 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 35.000 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 64.400 kg.
Loại máy bay săn ngầm này có thể đạt tốc độ tối đa 750 km/h với thời gian bay liên tục khoảng 16 tiếng. Máy bay có khả năng phát hiện tàu ngầm đang lặn và được trang bị các loại tên lửa diệt ngầm, không đối hải hiện đại.
Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể sau khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền tại Đại Loan từ năm 2008. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn có những bất đồng khi và liên tục tăng cường sức mạnh quân sự. Đài Loan tiến hành hiện đại hóa quân đội với phần lớn vũ khí, khí tài mua của Mỹ và vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.
Sau khi Mỹ chuyển giao máy bay săn ngầm P-3C cho Đài Loan, Trung Quốc đã trao công hàm chính thức phản đối Mỹ về việc bán máy bay chống ngầm cho Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi kêu gọi Mỹ tuân thủ chính sách một Trung Quốc và ba tuyên bố chung Trung-Mỹ.
“Mỹ cần phải chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào, tránh bất kỳ hành động nào có thể gây tổn hại đến mối quan hệ Trung-Mỹ và quan hệ dọc eo biển Đài Loan”, ông cho biết.
Ông Hồng Lỗi cũng đã tái khẳng định rằng, Trung Quốc phản đối việc bán vũ khí cho Đài Loan từ bất kỳ nước nào.
Theo Phunutoday
Mỹ dùng "sát thủ săn ngầm" trêu ngươi Trung Quốc?
Trung Quốc đang vô cùng tức giận trước tin Vùng lãnh thổ Đài Loan vừa được Mỹ cung cấp một loại vũ khí tối tân được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm". Một lần nữa, Washington lại dùng vũ khí "trêu ngươi" cường quốc Châu Á cũng là đối thủ hàng đầu của họ.
Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin từ báo chí cho biết, Vùng lãnh thổ Đài Loan hôm 25/9 đã tiếp nhận chiếc máy bay chống tàu ngầm đầu tiên trong lô hàng 12 chiếc mà họ đặt mua từ Mỹ. Bản tin trên truyền hình Đài Loan ghi lại hình ảnh chiếc máy bay tuần tra P-3C Orion hạ cánh tại căn cứ không quân của vùng lãnh thổ này ở quận phía nam Pingtung. Người ta đã tiến hành thủ tục vẩy nước trong lễ đón chiếc máy bay P-3C Orion.
Quân đội Vùng lãnh thổ Đài Loan cho biết, họ sẽ đón nhận 11 chiếc máy bay còn lại từ Mỹ vào năm 2015.
Washington hồi năm 2007 đã nhất trí bán cho Đài Loan những chiếc máy bay tuần tra P-3C Orion - loại máy bay có thể giúp vùng lãnh thổ này mở rộng tầm giám sát của phi đội chống tàu ngầm lên gấp 10 lần. Phi đội P-3C với trị giá khoảng 1,96 tỉ USD sẽ thay thế cho những chiếc máy bay chống tàu ngầm già cỗi S-2T của Đài Loan trong nhiệm vụ tuần tra và giám sát hàng hải.
P3C Orion được liệt vào danh sách các "sát thủ săn tàu ngầm". P3C Orion do Tập đoàn Lockheed của Mỹ nghiên cứu phát triển. Nó được thiết kế để dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và những "bộ máy" giúp P-3C săn lùng tàu ngầm
Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.
Phản ứng của Trung Quốc
Phản ứng trước thông tin Vùng lãnh thổ Đài Loan nhận vũ khí hiện đại từ Mỹ, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, đòi Washington phải tôn trọng cam kết chính sách "một Trung Quốc" đồng thời ngừng ngay việc bán vũ khí cho Taipei.
"Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan của bất kỳ nước nào. Lập trường của chúng tôi là rõ ràng và kiên định", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy trong cuộc họp báo ngày hôm qua (26/9).
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ tôn trọng chính sách một Trung Quốc và các nguyên tắc đã được đề ra trong Tuyên bố Chung, chấm dứt ngay bất kỳ hình thức bán vũ khí nào cho Đài Loan đồng thời ngừng làm những việc gây tổn hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung cũng như sự phát triển hòa bình của mối quan hệ song phương giữa hai bờ Eo biển Đài Loan", ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Việc Mỹ bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan từ lâu đã là một trong những cái dằm gây khó chịu nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của họ. Mặc dù Washington công nhận điều này nhưng vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan.
Lần nào, Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đòn trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Chính quyền của Tổng thống Obama năm 2011 từng phải từ chối bán 66 chiếc chiến đấu cơ F-16 cho Vùng lãnh thổ Đài Loan để tránh làm Trung Quốc tức giận. Tuy nhiên, Mỹ lại thông qua một hợp đồng trị giá 5,3 tỉ USD để nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu 20 năm tuổi đời của Đài Loan.
Theo_VnMedia
Mỹ điều chuyển chiến hạm ở Trung Đông Hải quân Mỹ vừa rút bớt một khu trục hạm, và điều thêm một nhóm gồm tàu sân bay và bốn tàu chiến tới khu vực gần Syria, trong khi tổng thống Obama đang thuyết phục quốc hội Mỹ cho đánh Syria. Tàu USS Nimitz tiến vào Biển Đỏ, cách không xa Syria. Đồ họa: CNN AFP dẫn lời một quan chức quốc...