TQ đổi giọng, muốn trò chuyện thân tình với Nhật Bản
Trung Quốc thể hiện rõ mong muốn đàm phán ngoại giao với Nhật Bản về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku.
Ông Shotaro Yachi (trái) và ông Dương Khiết Trì (phải) gặp mặt ngày 25.8
Trong một cuộc họp ngày 25.8, một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cho biết ông muốn “giải quyết các vấn đề khác nhau” với đặc sứ ngoại giao Nhật Bản để mở đường cho các nhà lãnh đạo hai quốc gia gặp mặt vào tháng tới.
Cuộc gặp gỡ giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và ông Shotaro Yachi, cố vấn an ninh hàng đầu Nhật Bản được tổ chức sau cuộc đàm phán của 3 bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Tokyo ngày hôm qua, 24.8.
Trung Quốc và Nhật Bản tuyên bố bên lề cuộc đàm phán rằng hai nước sẽ giảm bớt căng thẳng, cố gắng giải quyết tranh chấp trên biển.
“Để cải thiện quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, tôi muốn có những cuộc thảo luận thân tình với các bạn”, ông Dương Khiết Trì nói với ông Yachi ở phần đầu của cuộc gặp tại Bắc KicungxOong Yachi cũng gặp Thủ tướng Quốc vụ Trung Quốc, Lý Khắc Cường sau đó trong ngày.
“Để cải thiện quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, tôi muốn có những cuộc thảo luận thân tình với các bạn”, ông Dương Khiết Trì nói
Video đang HOT
Ông Yachi đến thăm Trung Quốc 3 ngày, giữa lúc hai quốc gia đang cố gắng tạo đà cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc vào đầu tháng 9.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền tại một quần đảo ở biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Nhật Bản đã có nhiều tuyên bố “giận dữ” trong những tuần gần đây sau khi Trung Quốc điều hơn 200 tàu đến xung quanh quần đảo này.
Bên cạnh tranh chấp ở Senkaku, quan hệ giữa hai nước còn căng thẳng hơn khi Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân theo phán quyết quốc tế về tranh chấp Biển Đông, trong đó bác bỏ quyền lịch sử mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố ở khu vực này.
Theo Trà My – SCMP (Dân Việt)
Nguy cơ xảy ra chiến tranh điện tử Mỹ - Trung trên Biển Đông
Việc Trung Quốc xây các trạm radar phi pháp khi Mỹ điều động nhiều thiết bị công nghệ cao đến Biển Đông có thể làm nổ ra chiến tranh điện tử trên biển.
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông trong kịch bản bị gây nhiễu điện tử mạnh ngày 1/8. Ảnh: AP
Hồi đầu tháng, hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên biển Hoa Đông với sự tham gia của hàng trăm tàu chiến và tàu ngầm trong tình huống giả định bị gây nhiễu và chế áp điện tử mạnh, theo RT.
Chuyên gia Brendan Thomas-Noone thuộc trung tâm Nghiên cứu Mỹ ở Đại học Sydney cho rằng cả cuộc tập trận trên là một động thái chuẩn bị và phô diễn lực lượng của Trung Quốc nhằm đối phó với nguy cơ nổ ra chiến tranh điện tử với Mỹ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, Biển Đông có thể là "đấu trường" nơi Mỹ và Trung Quốc phô diễn khả năng tác chiến điện tử của mình, khi cả hai cường quốc đều hiểu rằng việc sử dụng biện pháp quân sự khác đều dẫn đến kết cục hủy diệt lẫn nhau.
Một dấu hiệu chuẩn bị cho chiến tranh điện tử của Trung Quốc ở Biển Đông là Bắc Kinh đã xúc tiến xây dựng các trạm radar ở hầu hết các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS), các trạm radar này có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ dân sự sang quân sự một cách nhanh chóng, và một số trạm có thể phục vụ cả hai mục đích.
Chẳng hạn như các trạm radar trên đá Chữ Thập và đá Subi có thể dùng để hỗ trợ các chuyến bay dân sự từ các đường băng tại đây. Nhưng khi kết hợp với nhau, chúng sẽ mở rộng đáng kể khu vực nhận dạng phòng không theo thời gian thực và tăng cường năng lực tình báo, trinh sát, giám sát (ISR) của quân đội Trung Quốc (PLA) trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
Khi kết hợp với mạng lưới vệ tinh quân sự và tình báo đang phát triển của Trung Quốc, các trạm radar này có thể giúp Bắc Kinh theo dõi tàu và các phương tiện quân sự khác trong khu vực theo thời gian thực tốt hơn.
Thomas-Noone cho rằng có nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy Bắc Kinh cũng đang triển khai các trang thiết bị kết nối vệ tinh trên các đảo nhân tạo, giúp tăng cường năng lực khóa mục tiêu ngoài đường chân trời cho các tên lửa đạn đạo diệt hạm, mở rộng phạm vi đe dọa cho khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD).
Quân đội Trung Quốc cũng bắt đầu lắp thiết bị kết nối với hệ thống định vị Bắc Đẩu cho hạm đội tàu cá và cả lực lượng dân quân biển, giúp Bắc Kinh có thể đảm bảo huy động lực lượng này đến nơi cần tăng cường hiện diện.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc cũng đang tích cực triển khai và đầu tư cho việc nghiên cứu nhiều công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến, bắt đầu ở cấp chiến thuật trên Biển Đông.
Điển hình nhất là việc hải quân Mỹ điều động 4 tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler đến Philippine tháng 6 vừa qua. Các tiêm kích Growler này hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động trinh sát và tình báo tín hiệu (SIGNT) ở Biển Đông.
Tiêm kích EA-18G Growler Mỹ cũng có khả năng gây nhiễu các trạm radar phi pháp của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. Điều đó có thể dẫn tới kịch bản các phương tiện tác chiến điện tử Mỹ tập trung nhắm vào các trạm radar Trung Quốc trên Biển Đông, còn PLA sẽ tìm cách phát triển năng lực tấn công và phòng thủ điện tử nhằm bảo vệ các cơ sở này.
Trong trường hợp chiến tranh điện tử nổ ra, cả hai bên có thể huy động nhiều hơn các loại phương tiện, khí tài tác chiến điện tử đến Biển Đông để giành quyền kiểm soát hoặc vô hiệu hóa vùng cảnh báo sớm của đối phương.
"Loại hình tác chiến điện tử sẽ phát triển trong tương lai, đặc biệt khi các trạm radar của PLA trên các đảo nhân tạo sẽ vận hành đẩy đủ hơn, các phương tiện không quân Trung Quốc sẽ hoạt động nhiều hơn trong khu vực. Kịch bản này có thể làm gia tăng căng thẳng và tiềm ẩn rủi ro leo thang ở Biển Đông", Thomas-Noone nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Nhật tính triển khai tên lửa gần đảo tranh chấp với Trung Quốc Chính phủ Nhật dự định triển khai tên lửa phòng không cải tiến với năng lực đánh chặn trên một quần đảo gần chuỗi tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Tên lửa tầm trung đất đối không Type-03. Ảnh: Flickr Theo báo Yomiuri Shimbun, khoản chi phí 176 triệu USD nhằm triển khai tên lửa sẽ được đưa vào đề...