TQ có thực sự khiến ASEAN “quên” phán quyết Biển Đông?
Việc một dự thảo tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN không nhắc đến phán quyết Biển Đông không có nghĩa là các thành viên ASEAN sẵn sàng bỏ qua nó, các nhà phân tích cảnh báo.
Thủ tướng Lào phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại thủ đô Viêng Chăn ngày 8.9 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Bắc Kinh có vẻ như đang thở phào nhẹ nhõm sau khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN kết thúc tại Lào mà không đưa ra một dự thảo tuyên bố về tranh chấp Biển Đông.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9.9 gọi đây là một chiến thắng ngoại giao. Thậm chí, một nhà ngoại giao cấp cao nói rằng “chúng ta đã sang trang mới” khi đề cập đến phán quyết ngày 12.7 của toà án quốc tế, trong đó bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch sử” ở Biển Đông.
Phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Viêng Chăn, Lào, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói giọng thể hiện rõ sự nhẹ nhõm khi không một quốc gia Đông Nam Á nào đề cập đế phán quyết Biển Đông.
Thế nhưng, các quan sát viên ngoại giao cảnh báo ngược lại những đánh giá lạc quan của Trung Quốc và chỉ ra rằng Trung Quốc thực ra đang phải chịu áp lực gia tăng từ Mỹ và Nhật Bản tại hội nghị. Cả 2 nước trên đều nhấn mạnh nhiều lần trong vài ngày qua rằng phán quyết của toà án quốc tế ở The Hague phải được tuân thủ.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Ảnh: EPA)
Thậm chí ông Lưu cũng thừa nhận rằng tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề hiếm khi được đề cập đến trong cuộc họp thượng đỉnh trước đó, đã trở thành chủ đề chính trong năm nay.
“Tôi đồng ý rằng Bắc Kinh đã giành một chiến thắng nhỏ khi tránh được một lời khiển trách của các đại biểu trong hội nghị thượng đỉnh”, Jay Batongbacal, một giáo sư luật tại Đại học Philippines nói. “Nhưng việc quan hệ ASEAN-Trung Quốc bước sang một trang mới không có nghĩa là mọi thứ sẽ diễn biến theo cách Trung Quốc muốn.”
Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng các quốc gia ASEAN đã thảo luận sâu rộng về tranh chấp hàng hải trong hội nghị thượng đỉnh và thậm chí còn đưa ra một lời chỉ trích Trung Quốc kín đáo trong một tuyên bố chung ngày 7.9.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động trái phép ở Biển Đông (Ảnh: Reuters)
Đó là một bí mật mà ai cũng biết rằng Campuchia và Lào, hai quốc gia phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, đã từ chối khiển trách Bắc Kinh trong khi nhiều quốc gia ASEAN khác cũng không muốn có một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN.
Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, nói rằng mặc dù Bắc Kinh muốn dẹp bỏ phán quyết tòa án mãi mãi, phán quyết vẫn là một quyết định lịch sử, định hình chính sách của nhiều nước trong tương lai.
“Chỉ vì phán quyết không được đề cập trong tuyên bố chung ASEAN không có nghĩa là các thành viên sẵn sàng bỏ qua nó”, bà Glaser nói.
Theo Trà My – SCMP (Dân Việt)
Thứ trưởng Trung Quốc bóng gió Mỹ-Nhật gây bất hòa về biển Đông
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân "nhắc nhở" rằng vấn đề biển Đông nên được giải quyết bởi các quốc gia trong khu vực và các nước bên ngoài đừng chen vào.
Phát biểu của ông Lưu được đưa ra sau khi nhiều nhà lãnh đạo đề cập đến vấn đề an ninh tại biển Đông trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Theo hãng tin Reuters, trong một buổi họp báo bên lề hội nghị ASEAN tại Lào, một PV đã hỏi ông Lưu liệu các lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ đã đề cập đến vấn đề biển Đông hay không.
Ông Lưu nói bóng gió rằng "có hai nước" liên tục tìm cách "gieo rắc bất hòa" trong kỳ hội nghị thượng đỉnh vừa qua. Ông nói rằng "hai nước" đó liên tục đề cập đến "vấn đề" biển Đông và "Tòa Trọng tài". Tuy nhiên, ông Lưu không nói cụ thể quốc gia nào.
"Mỗi khi các nước trong khu vực đang củng cố mối quan hệ và cùng nhau giải quyết các khó khăn, các nước bên ngoài lại thích can dự" - ông Lưu trả lời. Ông gọi hành động của "hai nước" này là "không đúng mực" và "không đúng lúc".
Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân cũng là vị quan chức Trung Quốc từng trả lời họp báo về phán quyết của Tòa Trọng tài về vấn đề biển Đông. Ảnh: REUTERS
"Chúng ta đã thống nhất về vấn đề đó trong hội nghị ngoại trưởng Trung Quốc - ASEAN hồi tháng 7 vừa qua. Chúng tôi mong rằng các nước đó sẽ không cố nhắc lại chuyện quá khứ để gây rắc rối và tác động đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN" - ông này nói.
Thực tế cho thấy hội nghị ngoại trưởng hồi tháng 7 đã suýt không đạt được tuyên bố chung khi Trung Quốc cùng vài nước ASEAN không đồng quan điểm về biển Đông, đã cố gây khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung. Các bên cuối cùng ra tuyên bố chung thống nhất kiềm chế trên biển Đông.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua, các nhà lãnh đạo châu Á đã tìm cách giảm căng thẳng trong vấn đề biển Đông, nhắc đến biển Đông nhưng lại không nói đến Trung Quốc. Tuyên bố chung cũng nhắc nhở nhẹ nhàng về các ràng buộc trong khu vực.
Ông Lưu Chấn Dân cũng cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines đã không tổ chức đối thoại song phương bên lề hội nghị, do lịch trình làm việc quá bận rộn. Tuy nhiên, theo ông Lưu, hai nước vẫn duy trì liên lạc qua nhiều kênh ngoại giao và cho rằng quan hệ sẽ dần cải thiện.
Ông Lưu cũng chỉ trích việc Nhật Bản và Úc bàn luận về các biện pháp kiềm chế xung đột trên biển Đông là "lỗi thời". "Hợp tác an ninh cần được thực hiện bởi toàn bộ các quốc gia Đông Á. Đối thoại an ninh song phương không giải quyết được vấn đề khu vực, mà chỉ giải quyết được vấn đề của riêng họ. Đó là cách hành xử kiểu chiến tranh lạnh" - ông Lưu chỉ trích.
THANH DANH
Theo PLO
Philippines tiết lộ chủ đề cho hội nghị ASEAN 2017 Philippines hôm 8-9 đã nhận cương vị chủ tịch ASEAN 2017 và nước này cũng tiết lộ chủ đề cho hội nghị năm tới. Theo Philstar, chủ đề cho ASEAN 2017 được phía Philippines tiết lộ là "Hợp tác để thay đổi, cam kết với thế giới". Câu này cũng ám chỉ đến khẩu hiệu trong chiến dịch của ông Duterte tại Philippines:...