TQ “chơi” chiến tranh phi đối xứng, Mỹ gặp “vố đau”?

Theo dõi VGT trên

So sánh tương quan lực lượng, Bắc Kinh thừa hiểu, ít nhất 20-30 năm nữa mới là đối thủ của Washington, song vẫn tự tin với chiến lược chiến tranh phi đối xứng chống Mỹ.

TQ chơi chiến tranh phi đối xứng, Mỹ gặp vố đau? - Hình 1

Tên lửa DF21 của Trung Quốc.

Sát thủ mẫu hạm

Trong năm 2010, quân đội Trung Quốc đã công bố thử nghiệm một chương trình tên lửa đạn đạo đầy tham vọng có tên DF-21A nhằm tiêu diệt các tàu sân bay. Trong năm 2013, có nhiều báo cáo cho thấy, các tên lửa này đã được triển khai với số lượng nhỏ ở miền Nam Trung Quốc. DF-21A được thiết kế như một “sát thủ mẫu hạm” với mục đích hạn chế sự can thiệp của các nhóm tàu sân bay của Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột với Đài Loan hoặc tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.

Quyết định của Trung Quốc khi sử dụng tên lửa đạn đạo diệt mẫu hạm (anti-ship ballistic missile – ASBM) để đối phó với tàu sân bay là một quyết định khá “bất thường” bởi với một mục tiêu di động thì tên lửa đạo đạo sẽ gặp khó khăn trong việc đánh trúng mục tiêu và đòi hỏi cao hơn nhiều so với một tên lửa hành trình. Tuy nhiên, quyết định của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng loại tên lửa này phản ánh sự tự tin của ngành công nghiệp quân sự trong nước.

Dù các nhà phân tích còn nhiều ý kiến khác nhau về loại tên lửa mới này và tác động của nó tới quân đội Mỹ thì không nên nhìn nhận tên lửa ASBM của Trung Quốc một cách tách biệt, riêng lẻ mà phải hiểu đây là một phần trong quá trình hiện đại hóa quân đội và là một bước trong học thuyết thay đổi về quân sự của quân đội Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, các viện giáo dục quân sự Trung Quốc như Học viện Khoa học Quân sự, Đại học Quốc phòng, và Viện Hải quân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về các chiến dịch quân sự của phương Tây. Các cuộc xung đột giữa Israel – Arab, trong đó có cuộc chiến tranh lần thứ 2 ở Lebanon đã cung cấp cho Trung Quốc những ví dụ về việc sử dụng tên lửa trên biển gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các lực lượng hải quân tiên tiến.

Trong thực tế, vào năm 2006, trong cuộc xung đột với Israel, Hezbollah phóng một loạt tên lửa do Trung Quốc sản xuất. Kết quả là, một tàu hộ tống lớp Eliat Israel bị phá hủy, giết chết bốn thủy thủ. Tàu hộ tống này được coi là tàu tiên tiến nhất trong các loại tàu hộ tống hiện có trên thế giới.

Tên lửa phá hủy vệ tinh

Nhận thấy quân đội Mỹ phụ thuộc nhiều vào các vệ tinh thông tin liên lạc để tiến hành đa số các hoạt động điều phối quân sự, PLA trong nhiều năm qua đã đầu tư một khoản tiền đáng kể nhằm phát triển các loại vũ khí phá vệ tinh.

Đầu năm 2007, lần đầu tiên Trung Quốc phóng thành công tên lửa phá vệ tinh, phá hủy một vệ tinh cũ của Bắc Kinh ngoài không gian. Vào tháng 5/2013, Trung Quốc lại phóng thêm một tên lửa không mang đầu nổ có khả năng bay cao nhất từ năm 1970 đến nay, xa hơn 10.000 km vào không gian. Tất nhiên, nếu tên lửa này mang theo đầu nổ, nó sẽ là một vũ khí lợi hại phá hủy các vệ tinh trong không gian.

Video đang HOT

Ngoài lĩnh vực tên lửa, Trung Quốc cũng thử nghiệm một loạt các loại vũ khí laser mà quân đội Mỹ từng cáo buộc chính các vụ thử vũ khí laser này đã phá hỏng các vệ tinh của Mỹ. Xung laser có thể phá vỡ từ một phần đến hoàn toàn các vệ tinh thông tin tùy thuộc vào cường độ.

Chiến tranh không giới hạn

Chiến lược quân sự không đối xứng của quân đội Trung Quốc hiện nay được mở rộng tới nhiều lĩnh vực khác trên đất liền, trên biển, trên không và cả vũ trụ. Ví dụ đối với trên biển, lực lượng Hải quân Trung Quốc không tập trung vào việc dùng tàu sân bay đối đầu với tàu sân bay của Mỹ mà phát triển số lượng lớn tàu ngầm tấn công trang bị cả vũ khí loại thường lẫn vũ khí hạt nhân.

Số lượng tầu ngầm của Trung Quốc ước chiếm 45% số lượng tàu chiến hải quân và là tỉ lệ cao nhất đối với hải quân thế giới. Ngoài tàu ngầm, hải quân Trung Quốc còn sở hữu hàng ngàn tên lửa đối không, đối đất, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo khác.

Hải quân Trung Quốc cũng đã phát triển hàng loạt các tàu cao tốc hai thân tàng hình. Ở khu vực ven biển và nước nông, những tàu này có hiệu quả tốt nhằm chống lại các tàu sân bay cỡ lớn đặc biệt là sử dung chiến thuật “bầy đàn”.

Một lĩnh vực khác nổi lên đang được PLA đặc biệt quan tâm là chiến tranh mạng. Từ năm 2000 đến nay, quân đội Trung Quốc đã đưa ra khái niệm tổng thế chiến tranh mạng hay còn gọi là chiến tranh không giới hạn trong đó quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật bất đối xứng trong mọi lĩnh vực.

Khái niệm này được phổ biến bởi hai đại tá quân đội Trung Quốc đưa ra trong một cuốn sách có tựa đề: “Chiến tranh không giới hạn” vào năm 1999. Những cuộc tấn công mạng và xâm nhập mạng máy tính mà mục tiêu là Mỹ và các quốc gia phát triển khác gần đây đã thể hiện rõ sức mạnh ngày một lớn mạnh của Trung Quốc trong mặt trận ảo này.

Mỹ sẽ đối phó ra sao?

Thực ra chiến lược chiến tranh phi đối xứng của Trung Quốc không phải là mới nhưng thời gian qua đã chứng kiến việc khái niệm này nhanh chóng đi từ lý thuyết đến thực tiễn. Hơn nữa, chiến lược này được dự báo sẽ tiếp tục chi phối mạnh mẽ các động thái quân sự của Trung Quốc trong thời gian dài sắp tới.

Trong khi đó, Mỹ không nhìn vào chiến tranh không đối xứng và các hình thức phi tiêu chuẩn khác. Phong cách của chiến tranh của Mỹ thường tập trung vào hỏa lực tấn công và có xu hướng bỏ qua các yếu tố phòng thủ.

Câu hỏi đặt ra là, liệu Mỹ sẽ có biện pháp đối phó với chiến lược này như thế nào và liệu các chiến lược gia về quân sự của Washington có hiểu được bản chất của chiến lược không đối xứng trên mọi mặt trận của Trung Quốc hay không?

Theo chuyên gia Scott Dzahspar, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quân cho biết: “Sự kết hợp giữa tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình với tàu ngầm và tàu khu trục có thể là tử thần với một tàu sân bay. Một số lượng lớn các tên lửa với các biện pháp nhiễu sóng có thể làm vô hiệu quá hệ thống vô tuyến tiên tiến nhất của quân đội Mỹ như Aegis”.

Trong khi Mỹ sẽ duy trì ưu thế quân sự của mình trong tương lai gần, chiến lược quân sự không đối xứng của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa tới lợi thế này của Mỹ. Điều này tạo ra thế kìm chế lẫn nhau của hai siêu cường bởi Trung Quốc và Mỹ ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và chia sẻ nhiều lợi ích với nhau. Và chỉ có các mối quan hệ dựa trên lợi ích mới có thể làm giảm nguy cơ về xung đột.

Theo Kiến thức

Tương quan lực lượng giữa Syria và quân đồng minh

Chiến dịch quân sự của Mỹ vào Syria, dù có hay không sự tham dự của các đồng minh khác vẫn cho thấy đó là cuộc chiến không cân sức giữa một nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới với một nước nghèo đang chìm trong cuộc nội chiến kéo dài.

Lực lượng của Syria

Quân đội Syria bao gồm lục quân, hải quân và các lực lượng phòng không. Theo báo Daily Mail của Anh, tổng số ước tính 178.000 quân, chưa kể 314.000 quân dự bị. Lực lượng bán quân sự ước tính 108.000 người vào năm 2011.

Phần lớn của quân đội Syria là người Sunni, nhưng hầu hết các lãnh đạo quân sự là người Alawite. Người Alawite chiếm 12% dân số Syria nhưng ước tính chiếm 70% trong giới lãnh đạo quân sự, đơn giản vì Tổng thống Bashar Al-Assad là người Alawite. Bộ phận ưu tú nhất của quân đội là Đội quân bảo vệ Cộng hòa và Sư đoàn 4 do em trai của ông Bashar đứng đầu.

Tương quan lực lượng giữa Syria và quân đồng minh - Hình 1

Bản đồ các vị trí đóng quân của Syria và lực lượng đồng minh phương Tây.

Hải quân Syria khoảng 5.000 quân. Hạm đội được đặt tại các cảng Latakia, Baniyas, Minat al Bayda và Tartus . Trong số 41 hạm đội gồm 2 tàu khu trục hạng nhẹ, 22 tàu tấn công bằng tên lửa (trong đó có 10 tàu hiện đại mang tên Osa II), 2 tàu săn ngầm, 4 tàu thủy lôi, 8 tàu chiến, 6 tàu tuần tra, 4 tàu hộ tống tên lửa, 3 tàu đổ bộ, 1 tàu phóng ngư lôi và tên lửa với tầm bắn 300 km.

Không quân Syria gồm 27.000 binh sĩ, có hệ thống phòng không bao gồm tên lửa tầm xa SA-5 được triển khai xung quanh Damascus và Aleppo. Tên lửa SA-6, SA-8 đặt trên các bệ phóng di động triển khai dọc biên giới với Lebanon. SA-3 và SA-17 cũng là tên lửa phòng không đã được nâng cấp nhưng theo các quan chức Mỹ, trong cuộc nội chiến ở Syria, nhiều thành phần của các loại tên lửa này đã bị lấy cắp.

Syria có kho vũ khí tên lửa đất đối đất với đa số là Scud. Đầu những năm 1990, tên lửa Scud-C với tầm bắn 500km được cho là mua từ Triều Tiên và Scud-D với tầm bắn lên tới 700km do Syria sản xuất với sự giúp đỡ của Triều Tiên và Iran. Năm 2011, các hợp đồng vũ khí giữa Syria và Nga lên đến 4 tỷ USD. Đặc biệt, theo các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, có thể Syria đang sở hữu tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu chiến P-800 (Yakhont) nhập từ Nga. Đây có thể là mối đe dọa thật sự với các tàu chiến của Mỹ và đồng minh. Theo Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, Syria có hàng trăm tên lửa Scud và nhiều tên lửa khác mua từ Iran, trong đó có tên lửa đất đối đất Fateh-110, tầm bắn 200km. Hầu hết tên lửa này có tầm bắn không thể tới các tàu chiến Mỹ, ngoại trừ P-800.

Lực lượng tại chỗ của Mỹ và đồng minh

Dự kiến, cuộc tấn công của Mỹ sẽ khởi đầu từ các tàu khu trục gồm USS Gravely , USS Mahan , USS Barry và USS Ramage. Các tàu này đang ở vị trí sẵn sàng chờ lệnh tại Địa Trung Hải. Tàu khu trục thứ 5 của Mỹ đang trên đường tới Địa Trung Hải là USS Stout. Mỗi chiếc được trang bị hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn khoảng 1.000 hải lý với độ chính xác cao. Mỗi tên lửa Tomahawk dài khoảng 6m, đường kính 0,6m mang đầu đạn nặng 454kg. Tên lửa Tomahawk bay ở tầm thấp và tầm xa, cho phép tàu bắn nó đậu từ ngoài khơi xa bờ biển, nằm ngoài mọi tầm bắn trả của các loại tên lửa từ Syria. Một số tàu khu trục còn có máy ảnh để đánh giá thiệt hại mục tiêu. Hải quân Mỹ hiện có 2 tàu sân bay trong khu vực chở nhiều máy bay chiến đấu. USS Truman đến biển Ảrập để thay thế tàu sân bay USS Nimitz , được cho là sẽ về nhà nhưng Hải quân đã ra lệnh cho tàu sân bay Nimitz ở lại Ấn Độ Dương. Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ cho biết, có thể sẽ không cần sử dụng đến các tàu sân bay trong cuộc tấn công Syria. Hải quân Hoàng gia Anh đã triển khai ít nhất một tàu ngầm tấn công lớp Trafalgar đến Địa Trung Hải. Mỗi tàu ngầm loại này thường mang khoảng 10 tên lửa Tomahawk. Nếu cạn tên lửa, tàu sẽ được 9 tàu đặc nhiệm Hải quân Hoàng gia tiếp tế. 9 tàu này vừa được triển khai tới Địa Trung Hải trong tháng 8. Căn cứ không quân Hoàng gia Anh Akrotiri, cách bờ biển phía Tây Syria 295km có thể được dùng làm nơi tập kết các máy bay chở tên lửa hành trình của Mỹ, Anh và Pháp.

Tương quan lực lượng giữa Syria và quân đồng minh - Hình 2

Quân đội Syria tại thành phố Aleppo.

Hạm đội Anh ở phía Đông Địa Trung Hải do tàu HMS Bulwark dẫn đầu. Đây là tàu tấn công chở khoảng 400 lính thủy đánh bộ biệt kích, có thể nhanh chóng lên máy bay hay trực thăng có sẵn trên tàu để đổ bộ khi cần. Một tàu lớn khác của hạm đội là HMS Illustrious chở máy bay trực thăng chống tàu ngầm và các máy bay trực thăng tấn công. Ngoài ra, còn có 2 tàu khu trục mang hệ thống vũ khí chống tàu, chống máy bay và chống vũ khí bắn từ tàu ngầm. Bộ Quốc phòng Pháp cho biết đã có hàng chục máy bay chiến đấu mang tên lửa hành trình tại các căn cứ quân sự ở Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Djibouti, quốc gia ở vùng Sừng châu Phi.

Bất kỳ đóng góp về không quân nào cho cuộc tấn công vào Syria có thể cất cánh từ Pháp, sau đó đáp ở căn cứ Akrotiri của Anh. Riêng về máy bay ném bom, các quan chức Mỹ cho rằng triển khai chiến dịch ném bom giai đoạn đầu của cuộc không kích là quá rủi ro vì có thể rơi vào tầm pháo phòng không của Syria. Có thể Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu và máy bay ném bom giai đoạn sau để nhắm vào các mục tiêu quan trọng cụ thể.

Mục tiêu

Mục tiêu ưu tiên là các cơ sở quốc phòng của Syria nhằm làm tê liệt khả năng quốc phòng của nước này. Phương Tây dự kiến sẽ tấn công các mục tiêu quân sự và chính trị của ông Assad, gồm trụ sở quân sự và trụ sở cảnh sát quốc gia, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu quân đội Syria và 4 lữ đoàn đội quân Cộng hòa phụ trách bảo vệ thủ đô Damascus. Ngoài ra còn có trụ sở đảng cầm quyền Baath.

Các quan chức Mỹ cũng đang xem xét tấn công các trung tâm chỉ huy quân sự và lực lượng quan trọng , trung tâm thông tin liên lạc và lưu trữ vũ khí, bao gồm cả các dàn phóng tên lửa đạn đạo.

Hệ thống phòng không của Syria bao gồm cả máy bay chiến đấu, tên lửa đánh chặn, radar và các thiết bị khác cũng có thể là mục tiêu. Tổng cộng có khoảng 500 vị trí phòng thủ và 400 máy bay đang hoạt động của Syria đã được triển khai dọc theo biên giới Lebanon, ở phần cao nguyên Golan thuộc Syria, dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và xung quanh thủ đô Damascus. Mỹ cũng sẽ tập trung vào các cơ sở không quân khắp cả nước Syria, bao gồm căn cứ không quân Mezzeh tại Damascus, Nairab và một căn cứ không quân lớn ở Aleppo.

Bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ cũng sẽ phải nhắm tới Sư đoàn 4 thuộc lữ đoàn 155. Đây là đơn vị Mỹ cáo buộc đã tấn công vũ khí hóa học hôm 21-8. Lữ đoàn 155 do Maher Assad, em trai ông Bashar Assad đứng đầu. Lữ đoàn có căn cứ tên lửa nằm ẩn trong một dãy núi phía Tây của Damascus, bao gồm hầm ngầm và đường hầm. Căn cứ này được các căn cứ quân sự vệ tinh và các kho vũ khí, đạn dược bao quanh quanh bảo vệ. Hệ thống kho vũ khí hóa học của Chính phủ Syria có thể là mục tiêu hàng đầu nhưng Mỹ và đồng minh sẽ phải thận trọng vì nếu không sẽ có nguy cơ phát tán ngẫu nhiên chất độc thần kinh gây chết người, bao gồm khí mù tạt, tabun, sarin và VX.

Mục tiêu cá nhân Tổng thống Syria Assad vẫn chưa được rõ ràng bởi theo lý thuyết, Mỹ cấm ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài, trừ khi họ tấn công Mỹ trước. Ngoài ra chưa rõ các trụ sở tình báo quân đội của Syria có trở thành mục tiêu hay không, những cơ sở này bị phương Tây cáo buộc đang giam giữ hàng trăm tù nhân.

Dự kiến, bất kỳ một đợt không kích nào cũng diễn ra vào ban đêm hay rạng sáng với các cuộc tấn công đầu tiên kéo dài vài giờ. Sau mỗi đợt tấn công, Mỹ sẽ dùng vệ tinh và tình báo để đánh giá thiệt hại trước khi tiến hành đợt không kích tiếp theo.

Theo SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?
16:55:54 09/11/2024
Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
22:55:54 09/11/2024
Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump
06:07:16 09/11/2024
Nguy cơ hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào Đông Nam Á khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
19:27:31 09/11/2024
Lý do Trung Á ít quan tâm tới chiến thắng của ông Trump
14:46:15 10/11/2024
Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump
17:28:19 09/11/2024
Bà Nancy Pelosi trách Tổng thống Biden rút lui trễ
17:40:02 09/11/2024
Ông Trump đã định hình chính sách về Ukraine
20:58:47 09/11/2024

Tin đang nóng

Chi Dân và Andrea bị điều tra vì nghi liên quan ma túy
17:49:39 10/11/2024
Kết luận giám định chữ ký trong vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
22:01:58 10/11/2024
Nhóm nghệ sĩ nổi tiếng showbiz Việt chung tiền mua biệt thự ở nước ngoài để tận hưởng
18:07:36 10/11/2024
Trúc Nhân ngã "sấp mặt", bị nói "không ra gì"
20:28:06 10/11/2024
Quang Linh Vlogs tự tay "hủy hoại hình tượng", hơn 2 triệu người bất ngờ
20:10:45 10/11/2024
"Búp bê cổ trang" đẹp nhất màn ảnh lộ bằng chứng chung sống với Vương Hạc Đệ?
19:44:21 10/11/2024
Lan Ngọc bị netizen kém duyên réo tên trong ồn ào chấn động của Chi Dân
18:12:39 10/11/2024
Hoa hậu Lương Thùy Linh học tiến sĩ ở tuổi 24
22:05:14 10/11/2024

Tin mới nhất

3 loại dầu ăn 'cực hại sức khỏe', nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay

20:33:59 10/11/2024
Nhiều cơ sở sản xuất dầu tự chiết xuất nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc thường sử dụng các thiết bị cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng dầu bị lẫn tạp chất, cặn bã, thậm chí là nấm mốc và aflatoxin.

Dự trữ vàng của Nga đạt mức cao kỷ lục mới

16:45:55 10/11/2024
Về giá vàng tại Nga, mặt hàng này đã chịu biến động mạnh trước những thay đổi địa chính trị trên thế giới. Giá vàng tăng khoảng 4% trong tháng 10 với đỉnh điểm có lúc lên tới mức giá kỷ lục là 2.800 USD/ounce.

Cháy rừng bất thường ở New York

16:26:06 10/11/2024
Đám cháy bùng phát từ cuối ngày 8/11 theo giờ địa phương, ảnh hưởng tới gần 1 ha khu đồng cỏ nổi tiếng Nethermead thuộc công viên Prospect.

Liệu luật cấm có ngăn Mỹ rút khỏi NATO dưới thời ông Trump cầm quyền?

16:20:12 10/11/2024
Do đó, chuyên gia Anderson cho rằng để tăng cường sức mạnh của luật, Quốc hội Mỹ có thể cần thêm vào các điều khoản rõ ràng cho phép kiện tụng trong trường hợp tổng thống phớt lờ luật.

Israel khẳng định nỗ lực viện trợ ở Gaza

16:18:16 10/11/2024
Hiện Mỹ đang phối hợp với Israel, Liên hợp quốc và các đối tác khác để tìm kiếm giải pháp phân phát hàng viện trợ hiệu quả. Ngoài ra, Mỹ cũng đặt thời hạn vài ngày cho Israel thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình nhân đạo ở...

EU cam kết duy trì viện trợ cho Ukraine

15:50:45 10/11/2024
Theo số liệu của Viện Kiel (Đức), châu Âu đã chi khoảng 125 tỷ USD hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Trong khi đó, một mình Mỹ chi hơn 90 tỷ USD.

Serbia gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga

15:30:12 10/11/2024
Thỏa thuận ban đầu được ký vào tháng 5/2022, ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Điều đáng chú ý là Moskva đã đồng ý ký kết với những điều kiện có lợi cho Belgrade, trong khi lại cắt nguồn cung cho Phần Lan, Ba Lan và Bulgaria.

Israel nới lỏng khuyến cáo an toàn ở miền Bắc

15:28:36 10/11/2024
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh quân đội Israel vẫn đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Liban, trong khi lực lượng Hezbollah cũng cho biết đã bắn rocket và tên lửa nhằm vào khu vực miền Bắc Israel.

Iran kêu gọi ông Trump thay đổi chính sách 'sức ép tối đa'

15:26:45 10/11/2024
Ông Trump phải chứng minh rằng ông không theo đuổi những chính sách sai lầm trong quá khứ , Phó Tổng thống Iran phụ trách các vấn đề chiến lược, Mohammad Javad Zarif, nói với các phóng viên.

Giải pháp xử lý rác thải ở quốc gia châu Á đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhựa

15:26:03 10/11/2024
"Cách duy nhất để tăng tỷ lệ tái chế là tăng cường phân loại tại nguồn để vật liệu có thể được thu gom theo cách phân loại và có thể đến đúng cơ sở xử lý, thay vì đến bãi rác và đại dương", ông Nainani nói.

Dự báo biện pháp đối phó với Mỹ của Trung Quốc khi ông Trump trở lại

15:21:59 10/11/2024
Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi nỗ lực để tự chủ hơn về công nghệ, đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển các loại chip hàng đầu của riêng mình. Và nước này đã tiếp tục xây dựng quân đội của mình.

Ukraine tìm thấy linh kiện phương Tây trong vũ khí của Nga

15:06:05 10/11/2024
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) cho biết, việc phân tích chiếc UAV S-70 bị bắn hạ vào tháng 10 vừa qua đã chỉ ra sự hiện diện của các linh kiện được sản xuất bởi các công ty ở Mỹ và châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 11/11/2024: Song Tử và Bảo Bình có vận may tốt

Trắc nghiệm

23:24:45 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 11/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Xếp hạng may mắn nhất: Cung Song Tử và Bảo Bình - 9/10

Andrea Aybar trước khi bị nghi sử dụng ma túy: Sự nghiệp le lói, ồn ào đời tư

Sao việt

23:01:26 10/11/2024
Trước khi bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy, người mẫu Andrea Aybar liên tiếp vướng ồn ào, tai tiếng trong đời tư lẫn sự nghiệp.

'Bom sex' Mạc Tiểu Kỳ: Sở hữu 2 bằng thạc sĩ, không ngại khoe thân đóng phim

Sao châu á

22:44:50 10/11/2024
Bom sex Mạc Tiểu Kỳ sở hữu thành tích học tập nổi trội với 2 tấm bằng thạc sĩ. Dù vậy, cô theo đuổi phong cách khoe thân, nổi loạn khi hoạt động showbiz.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Điện ảnh chưa làm khán giả yêu lịch sử Việt"

Hậu trường phim

22:32:50 10/11/2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn nói tại hội thảo: Các nhà làm phim có một nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử. Chúng ta còn hạn chế trong nghệ thuật, tư duy và quản lý .

Hà Anh Tuấn: "Thời chung trường, tôi không nghĩ Uyên Linh sẽ thành ca sĩ"

Nhạc việt

22:29:49 10/11/2024
Đêm nhạc The Vocalist của Uyên Linh diễn ra tại Nhà hát Hòa bình (TPHCM), thu hút 2.000 khán giả tham dự. Đây là dự án âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay của nữ ca sĩ, nhân dịp kỷ niệm 14 năm ca hát.

Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của mỹ nhân 4 con Gal Gadot

Sao âu mỹ

21:57:15 10/11/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ bức ảnh gia đình ngọt ngào cùng chồng và 4 con gái. Ở tuổi 39, mỹ nhân gốc Israel tự hào khi vừa có hạnh phúc viên mãn và sự nghiệp lẫy lừng tại Hollywood.

Harrison Ford đối đầu Anthony Mackie trong 'Captain America: Brave New World'

Phim âu mỹ

21:52:03 10/11/2024
Hãng Marvel vừa tung ra trailer thứ 2 của bom tấn Captain America: Brave New World hé lộ thân phận của nhiều nhân vật, đặc biệt là phản diện mới - Red Hulk do tài tử Harrison Ford thủ vai.

Rap Việt lại gây ồn ào vì hát nhiều hơn rap, lộ chuyện thiên vị rapper nữ?

Tv show

21:10:52 10/11/2024
Việc Shayda tiến thẳng vào vòng trong trong khi YP - người đã thực hiện đúng yêu cầu bài thi lại phải dừng chân khiến cư dân mạng dậy sóng.

Bận rộn thi Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thủy không quên làm điều này để da dẻ luôn căng mịn

Làm đẹp

21:03:33 10/11/2024
Gương mặt hồng hào, căng bóng sẽ giúp Thanh Thủy tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc, từ những buổi họp báo đến những sự kiện quan trọng.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Sức khỏe

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

Nữ thần tượng Gen Z nhận 6 đề cử Grammy 2025, sánh ngang với Taylor Swift

Nhạc quốc tế

20:24:02 10/11/2024
Được coi là hiện tượng nổi bật nhất mùa hè năm 2024 cùng bản hit Espresso, Sabrina Carpenter trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá của Lễ trao giải Grammy 2025.