TQ chính là lý do Triều Tiên không thể tấn công HQ?
Nếu tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Triều Tiên không chỉ lo ngại đòn trả đũa của Mỹ, mà còn phải dè chừng chính đồng minh của mình là Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ không tha thứ nếu Triều Tiên đe dọa đến tính mạng công dân nước này?
Trong bài phân tích trên tạp chí Diplomat, chuyên gia Franz-Stefan Gad đã đưa ra nhận định về những tổn hại trong quan hệ đồng minh Triều Tiên-Trung Quốc một khi Bình Nhưỡng tấn công Seoul.
Đa số các nhà quan sát đều cho rằng, dù không bị ràng buộc bởi Hiệp ước tương trợ lẫn nhau ký năm 1961, Trung Quốc luôn sẵn sàng đứng về phía Triều Tiên nếu chiến tranh lần hai nổ ra trên bán đảo này.
Theo tác giả Franz-Stefan Gad, vấn đề phức tạp nằm ở chỗ bất cứ một đợt tấn công nào của Triều Tiên nhằm vào Seoul, cũng đe dọa đến sinh mạng của hàng chục ngàn công dân Trung Quốc.
Ước tính có tới hàng triệu người Trung Quốc sinh sống ở Hàn Quốc, chỉ riêng tại thủ đô Seoul đã vào khoảng 100.000 người. Những người này sinh sống rải rác trên khắp thành phố chứ không chỉ tập trung tại một khu vực.
Theo nghiên cứu của Viện Nautilus ở Mỹ, nhiều công dân Trung Quốc không đơn giản là người lao động thông thường, mà còn có quan chức cấp cao và sinh viên theo học tại các trường danh tiếng của Hàn Quốc.
Pháo binh Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận ngày 25.4.
Video đang HOT
Tổn thất nhằm vào nhóm tinh hoa này chắc chắn sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan ngại. Với sức mạnh quân sự hiện tại của Triều Tiên, các tổ hợp pháo tự hành Koksan 170mm, bệ phóng rocket đa nòng 300mm có thể gây nên tổn thất đối với 1.000 công dân Trung Quốc ở Seoul chỉ trong vài phút.
Thống kê này dựa trên tỷ lệ 70% trong số 500-700 hệ thống pháo tự hành Triều Tiên có thể khai hỏa, 3.000 viên đạn được bắn đi mỗi phút và 25% số đạn pháo này phát nổ khi rơi xuống mục tiêu.
Theo chuyên gia Franz-Stefan Gad, đây là kịch bản tồi tệ nhất trong trường hợp Triều Tiên sử dụng vũ khí là đầu đạn nổ thông thường.
Trong kịch bản tập trận Mỹ-Hàn, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc có thể phát hiện và tiêu diệt các khẩu đội pháo binh Triều Tiên trong 15 phút kể từ khi Bình Nhưỡng khai hỏa.
Như vậy, hệ thống pháo tự hành Triều Tiên ít nhất đã bắn được 15.000 phát đạn trước khi bị phá hủy.
Chưa dừng lại ở đó, quân đội Triều Tiên hoàn toàn có thể tràn qua tuyến phòng thủ Mỹ-Hàn ở khu vực phi quân sự (DMZ), chiếm Seoul trong 24 giờ đầu tiên. Nếu như vậy, nhiều người dân sống ở Seoul sẽ không kịp có thời gian sơ tán.
Một khi Seoul trở thành chiến tuyến, cảnh hỗn loạn sẽ rất khó để Triều Tiên hay Hàn Quốc kiểm soát mức độ thiệt hại đối với dân thường.
Theo tác giả Franz-Stefan Gad, ngay cả khi quân đội Triều Tiên nhận lệnh bảo vệ công dân Trung Quốc, những sai lầm trong thời chiến hoàn toàn có thể xảy ra.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Triều Tiên thử nghiệm hồi năm ngoái.
Trừ khi đa số công dân Trung Quốc sơ tán ngay trước khi chiến tranh nổ ra, còn nếu không, con số thương vong lớn là khó tránh khỏi.
Ngược lại, hiện có khoảng 6.000 công dân Trung Quốc sống ở Triều Tiên. Những người này cũng có thể bị đe dọa đến tính mạng vì các đợt pháo kích đáp trả từ Hàn Quốc, dù con số thương vong không lớn bằng thiệt hại ở Seoul.
Đó chính là lý do Trung Quốc đã công khai bày tỏ quan ngại về sự an toàn của công dân nước này trên bán đảo Triều Tiên. Thông qua Đại sứ quán ở Bình Nhưỡng, Bắc Kinh được cho là đã kêu gọi công dân về nước.
Mặt khác, Trung Quốc dường như đã lên kế hoạch sơ tán công dân khẩn cấp nếu chiến tranh nổ ra.
Tác giả Franz-Stefan Gad nhận định, ông Tập sẽ khó có thể can thiệp quân sự giúp Triều Tiên nếu như công dân Trung Quốc thiệt mạng trên bán đảo này, bởi làn sóng phản đối can dự vào chiến tranh của người dân trong nước.
Việc Triều Tiên liên tiếp đe dọa chiến tranh hạt nhân, tấn công Mỹ-Hàn bất chấp tính mạng của công dân Trung Quốc, cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đã xuống mức thấp đến như thế nào, chuyên gia Franz-Stefan Gad kết luận.
Theo Danviet
Australia sẽ siết thị thực với nhà đầu tư Trung Quốc
Australia sẽ sửa đổi điều kiện cấp thị thực cho người nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, đa phần là công dân Trung Quốc, muốn định cư ở đất nước này.
Chính phủ của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết luật công dân nước này sẽ được sửa đổi theo chiều hướng siết chặt hơn. Ảnh: Reuters
Một quan chức chính phủ Australia hôm nay cho biết các nhà làm luật sẽ xem xét lại quy định về cấp thị thực cho đối tượng là người nước ngoài giàu có, Reuters đưa tin.
Quan chức này không cung cấp thông tin cụ thể nhưng tiết lộ luật nhập cư sửa đổi sẽ yêu cầu người nộp đơn phải thông thạo tiếng Anh.
Theo thống kê, công dân Trung Quốc chiếm gần 90% số người xin thị thực tạm trú tại Australia theo diện nhà đầu tư.
Thị thực diện này hiện không yêu cầu người nộp đơn phải thành thạo tiếng Anh mà chỉ cần họ đầu tư ít nhất 5 triệu đô Australia (3,75 triệu USD) vào các doanh nghiệp nhỏ hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm.
"Xã hội Australia cho là người nhập cư cần phải giỏi tiếng Anh. Tôi không nghĩ yêu cầu này quá đáng", trợ lý Bộ trưởng Nhập cư Alex Hawke phát biểu tại một buổi hội thảo ở thành phố Sydney.
Mới đây, chính phủ Australia đã bãi bỏ thị thực cho phép lao động nước ngoài làm việc tạm thời đồng thời tuyên bố sẽ siết chặt hơn quy định về nhập cư.
Theo đó, những người nhập cư mới đến hay lao động nước ngoài ở Australia muốn trở thành công dân "xứ sở chuột tú" phải trải qua bài kiểm tra quốc tịch nghiêm ngặt hơn.
Cá nhân sau khi được cấp thị thực thường trú phải chờ thêm 4 năm mới được nộp đơn xin nhập quốc tịch thay vì chỉ cần một năm như hiện nay. Những ai không vượt qua bài kiểm tra quốc tịch ba lần liên tiếp thì phải đợi thêm hai năm mới được thi lại.
Bên cạnh đó, tất cả những ai có tiền sử bạo lực gia đình hay phạm tội đều bị cấm trở thành công dân Australia.
An Hồng
Theo VNE
Trung Quốc có thể đã kêu gọi công dân ở Triều Tiên về nước Đại sứ quán Trung Quốc tại Bình Nhưỡng được cho là đã kêu gọi công dân gốc Triều Tiên về nước vì lo ngại Mỹ tấn công vào quốc gia này. Quân nhân Triều Tiên trên đường phố Bình Nhưỡng hôm 13/4. Ảnh: AP Đại sứ quán Trung Quốc khuyến nghị các công dân gốc Triều Tiên của nước này quay về quê...