TPP sẽ được ký kết vào ngày 4/2/2016
Kêt thuc cuôc hop bên lê hôi nghi thương đinh APEC ngay 18/11 ơ Philippines, lanh đao cac nươc tham gia Hiêp đinh kinh tê đôi tac chiên lươc xuyên Thai Binh Dương (TPP) thông nhât sẽ ky kêt TPP vao ngay 4/2/2016 tai New Zealand.
Cac bên cung nhât tri thơi han 2 năm đê quôc hôi cac nươc phê chuân hiêp đinh. Như vậy, TPP có thể co hiêu lưc vao năm 2018.
Ngay ky kêt 4/2/2016 sẽ diễn ra chi môt ngay sau ngay 3/2/2016 – thơi gian sơm nhât ma Tông thông Barack Obama co thê ky TPP theo đao luât quyên đam phan nhanh (fast-track). Đao luât nay yêu câu Tông thông phai thông bao trươc it nhât 90 ngay cho Quôc hôi vê y đinh ky hiêp đinh. Hôm 5/11 vưa qua, ông Obama đa chinh thưc thông bao Quôc hôi vê y đinh nay.
Cung sau cuôc hop hôm qua, lanh đao cac nươc TPP đa ra tuyên bô chung măc du không đê câp đên viêc thao luân ngay ky kêt chinh thưc. “Chúng tôi vui mừng nhận thấy toàn văn Hiệp định TPP đã sẵn sàng cho việc rà soát và xem xét trước khi được ký kết. Chúng tôi mong sắp tới sẽ ký kết để nhanh chóng xem xét và thông qua Hiệp định TPP theo đúng thủ tục nội bộ ở mỗi nước thành viên. Tiêp đo chung tôi se tâp trung vao thưc thi toan diên hiêp đinh đê ngươi tiêu dung, công va nông dân, doanh nghiêp du nho hay lơn đêu co thê băt đâu nhân thây nhưng lơi ich chung cang nhanh cang tôt”, tuyên bố chung nêu rõ.
Tra lơi phong vân bao giơi, Thu tương Australia Malcolm Turnbull cho răng, thach thưc lơn nhât đê TPP co hiêu lưc đo la đat đươc sư phê chuân cua Quôc hôi My.
Về vấn đề này Tông thông Obama vân to ra kha lac quan. Phat biêu sau cuôc hop vơi ngươi đông câp Philippines Benigno Aquino, Tông thông Obama tin tương răng măc du kho khăn nhưng cuôi cung Quôc hôi My cung se phê chuân TPP.
Video đang HOT
Vê phân minh, Tông thông Philippines Aquino cho biêt, hiên vân đê co gia nhâp TPP hay không vân con đang gây tranh cai ơ nươc nay do đo Philippines se chưa tham gia it nhât cho đên sau bâu cư Tông thông vao ngay 9/5/2016.
12 thành viên của TPP bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Viêt Nam, Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru va Singapore. Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Hiêp đinh se không co hiêu lưc nêu không co sư tham gia cua ca My va Nhât Ban.
Minh Phương
Theo Dantri/Inside Trade
Mỹ, Trung Quốc so kè ảnh hưởng kinh tế tại APEC
Tông thông Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thay nhau phác họa triển vọng giao thương ở châu Á tại hội nghị APEC hôm 18.11.
Tông thông My Barack Obama (phải) đứng cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm Mỹ của ông Tập hồi tháng 9 - Anh: Reuters
Động thái này cho thấy Washington và Bắc Kinh đang so kè nhau về ảnh hưởng thương mại, cũng như quân sự tại khu vực được đánh giá là một trong những vùng quan trọng nhất của kinh tế toàn cầu, tờ Wall Street Journal (Mỹ) bình luận.
Tại hội nghị thường niên APEC kỳ này ở Philippines, ông Obama tuyên bố xem Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) như mô hình cho việc mở rộng các mối quan hệ giao thương tại Thái Bình Dương.
"TPP là trọng tâm trong tầm nhìn của chúng ta (các nước thành viên TPP) về tương lai của khu vực năng động này. Đây là thỏa thuận thương mại cao cấp nhất và tiên tiến nhất của thế giới", tổng thống Mỹ khẳng định.
Ông Obama từng phát biểu rằng TPP sẽ tạo ra các thị trường mới cho hàng hóa Mỹ và bảo vệ môi trường, cũng như người lao động, đồng thời sẽ ngăn Trung Quốc đặt ra các luật lệ giao thương có thể cản trở lợi ích quốc gia Mỹ.
Trong khi đó, có mặt tại Manila, ông Tập Cận Bình lên tiếng kêu gọi lãnh đạo các nước APEC ủng hộ Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) do nước này hậu thuẫn. Wall Street Journal cho hay hiệp ước FTAAP đã được APEC bàn bạc trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cuối cùng.
Chủ tịch Trung Quốc ví FTAAP như một phương thức bảo vệ mối dây liên kết các nền kinh tế trong khu vực. APEC cho biết 21 thành viên của khối này đã tham gia vào 144 thỏa thuận thương mại tự do, chiếm đến hơn phân nửa tổng số hiệp ước trên toàn cầu.
"Với việc có nhiều thỏa thuận thương mại tự do mới được ký kết, đã có nhiều quan ngại về khả năng chia rẽ trong khu vực. Vì thế, chúng ta cần phải nhanh chóng công nhận FTAAP và đưa tiến trình hội nhập kinh tế vùng tiến lên phía trước", chủ tịch Trung Quốc kêu gọi.
Mỹ, Trung - Ai mạnh hơn ai
Wall Street Journal cho biết Trung Quốc và nhiều nước khác đã có những bước tiến đáng kể trong việc xúc tiến các hiệp ước thương mại trong vùng và các hiệp ước này gộp lại có thể tiến hóa thành một hiệp ước có quy mô lớn hơn.
Ngoài ra, một số nhà phân tích cho rằng tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã vạch ra được một chiến lược dành cho kinh tế thế giới rõ ràng hơn so với Mỹ, đó là sử dụng sức mạnh kinh tế để tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác trên toàn cầu.
"Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới đang có trong tay một chiến lược kinh tế toàn cầu", ông Ian Bremmer, nhà sáng lập kiêm chủ tịch tổ chức nghiên cứu chính trị quốc tế Eurasia Group.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích rủi ro và giới doanh nghiệp hoạt động tại châu Á - Thái Bình Dương thì lại cho rằng Mỹ đã giành được một thắng lợi mang tính chiến lược trong việc thiết lập luật lệ mới về giao thương toàn cầu thông qua TPP.
Các quốc gia không thuộc TPP sẽ bị ảnh hưởng ở một số lĩnh vực khi phải cạnh tranh với các thành viên TPP như Việt Nam và Malaysia, những nước sẽ tăng cường cải cách để trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn hơn, theo bình luận củaWall Street Journal.
Tờ báo Mỹ cho hay Hàn Quốc và Philippines đã cân nhắc gia nhập TPP, còn Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, mới đây cũng đã đánh tiếng tỏ ra quan tâm về TPP với Washington.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc ra sức lôi kéo APEC tham gia hiệp định đối chọi TPP Viện dẫn đà hồi phục yếu ớt của kinh tế thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng kêu gọi lãnh đạo các nước thành viên APEC tham gia vào một hiệp ước thương mại tự do do chính Bắc Kinh khởi xướng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt tại phi trường quốc tế ở Manila...