TP.Hồ Chí Minh: Nơm nớp lo chống hàng giả dịp tết
Ngày 29.11, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã cập nhật tình hình đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Theo ông Trần Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường – tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả đã trở thành tệ nạn đến mức báo động. Phần lớn hàng giả là hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn sử dụng, vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, hàng giả xuất hiện ở hầu hết các ngành hàng, từ mặt hàng tiêu dùng thông thường đến các mặt hàng có công nghệ cao và đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho sản xuất, đời sống như phân bón, ximăng, thuốc chữa bệnh, thực phẩm, hóa mỹ phẩm…
Điều đáng nói là hàng giả lưu thông, bày bán tràn lan trên thị trường gần như công khai, không chỉ được bán ở các cửa hàng nhỏ lẻ mà còn có mặt ở các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối bán buôn. Song song đó, hàng giả cũng được tiêu thụ công khai trên thị trường do làm tinh vi đến mức người tiêu dùng (NTD) không thể nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Bên cạnh đó, một bộ phận NTD có xu hướng tâm lý chấp nhận và thói quen tiêu dùng hàng giả, khiến hàng giả càng có cơ hội và mảnh đất phát triển.
Ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch VATAP – cho rằng, hiện đang vào đợt cao điểm truy quét hàng nhái, hàng giả, nên đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các doanh nghiệp (DN) và cơ quan chức năng, đặc biệt là các DN kinh doanh rượu, vì đây là mặt hàng được chọn làm quà tặng phổ biến trong dịp lễ tết.
Một cán bộ đại diện bộ phận thực thi của VATAP cho biết, tính đến hết tháng 11.2012, Hiệp hội Chống rượu giả quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp với các thành viên và cơ quan chức năng triệt phá hơn 25 vụ, bắt 20 đối tượng làm rượu giả, thu giữ 7.000 nguyên vật liệu sản xuất rượu giả như vỏ chai, hộp thành phẩm, tem… Thống kê từ năm 2007 đến tháng 8.2012 có 36 vụ ngộ độc do rượu với số người mắc là 249 và số người chết là 66. Nguyên nhân ngộ độc rượu do người dân sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, tự ngâm động vật, thực vật; do gian lận thương mại, sử dụng methanol làm tăng nồng độ cồn trong rượu, đã gây nhiều tình trạng tử vong; do thị trường sản xuất và kinh doanh rượu phức tạp, khó quản lý với hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng vạn cơ sở kinh doanh mà chủ yếu là hộ gia đình.
Theo laodong
Thời trang giá rẻ tràn vỉa hè
Mỗi khi chiều về, hầu hết các tuyến phố của Hà Nội lại tràn ngập hàng giá rẻ. Từ chăn ga gối đệm đến quần áo, túi xách, giày dép...
Giá thấp nhưng không rẻ
Mặt hàng thời trang đầu tiên phải kể đến hiện tràn ngập vỉa hè các tuyến phố là quần áo. Phần lớn người bán hàng giới thiệu là hàng Việt Nam, xả hàng tồn kho giá rẻ. Nhanh tay chọn lựa vài chiếc quần cho con tại sạp quần áo di động trên phố Nguyễn Khuyến, chị Mai (Giảng Võ) nhận xét: "Chất liệu vải bằng cotton rất mềm, thoáng và thấm hút tốt. Giá 15.000-17.000 đồng/chiếc. Giá phải chăng, phù hợp với túi tiền". Theo chị Mai thì mỗi chiếc quần trẻ em mua tại vỉa hè rẻ hơn mặt hàng tương tự tại các cửa hàng trên phố khoảng 2.000 đồng/chiếc.
Cũng bị thu hút bởi quần áo "đánh đống" giá rẻ ở vỉa hè, nhưng chị Lan (Cầu Giấy) lại có vẻ "thạo" hơn. Chị Lan cho hay: "Có nhiều mặt hàng tại đây giá thấp hơn ở cửa hàng nhưng cũng không phải rẻ". Lấy ví dụ là mấy chiếc quần chị Mai đang chọn cho con, chị Lan biết một tổng đại lý trên phố Thợ Nhuộm bán chỉ với giá 7.000-9.000 đồng/chiếc. Hàng vỉa hè có lợi thế hơn vì không mất tiền thuê cửa hàng nhưng người bán cũng thu lợi nhuận tương đương với số vốn bỏ ra. Và như vậy, hàng giá thấp nhưng không hề rẻ.
Do kinh tế khó khăn, sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều, rất nhiều mặt hàng đã được chủ kinh doanh chuyển từ các chợ, các cửa hàng ra vỉa hè bán "chạy vốn". Khách hàng có thể mua giày dép, túi xách thời trang, chăn ga gối đệm, đồ chơi ở vỉa hè với mức giá phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân. Theo Hoài Phương (sinh viên trường Cao đẳng Thương mại), túi xách bán trên vỉa hè đa dạng về mẫu mã, màu sắc, giá lại không quá cao nên được sinh viên, người mới đi làm ưa chuộng. "Có nhiều kiểu dáng, màu sắc giống hàng hiệu mà tôi đã xem trên mạng"- Phương nói.
Hàng nhái cạnh tranh với hàng thật
Công bằng mà nói, hàng hóa giá thấp bày bán tại vỉa hè đánh trúng tâm lý tiết kiệm chi tiêu của người dân ở thời điểm hiện tại. Ưu điểm vượt trội của các mặt hàng này là giá bán cạnh tranh, phù hợp với nhiều người tiêu dùng. Tiêu chí giá cả được đặt lên trên chất lượng, mẫu mã. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng chính hãng, hàng đẹp, chất lượng tốt tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị đang phải cạnh tranh gay gắt.
Ghi nhận thị trường cho thấy, nhiều mặt hàng có nhãn mác "na ná" hàng xịn. Ví như mặt hàng chăn ga gối đệm, các nhãn mác: Hanny, Queen sweet, Hansun, Korea, Eveton... được cho là gần giống với Hanvico, Everon... Chất liệu sản phẩm cứng, đường may ít cẩn thận hơn, chủ yếu là sản phẩm của các làng nghề ven đô. Hoặc các loại túi vỉa hè, mẫu mã phong phú nhưng chất liệu và đường may rất xấu, thường là các loại hàng không rõ nguồn gốc.
Lãnh đạo một doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Hà Nội lo ngại tình trạng hàng nhái giá rẻ tràn ra vỉa hè như hiện tại thì nhiều mặt hàng chính hãng đã tồn kho lại càng khó tiêu thụ: "Chúng tôi có giảm giá sản phẩm nhưng không thể sâu bằng hàng trôi nổi. Doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ của lực lượng quản lý thị trường trong việc hạn chế hàng giả, hàng nhái, thực hiện cạnh tranh lành mạnh".
Theo ANTD
Đèn lồng Trung Quốc có chất gây ung thư: Chớ chủ quan! Mặc dù đã có thông tin cho thấy đèn lồng Trung Quốc chứa chất độc hại và bị đề nghị thu hồi nhưng thị trường Hà Nội vẫn tràn lan mặt hàng đồ chơi này. Đèn lồng chị Loan mua ngày 24-9 tại một siêu thị lớn ở Hà Nội sau tin có nhiễm chất cấm đã được giảm giá 50% Người tiêu...