TP.HCM xin ý kiến Bộ Xây dựng để sáp nhập 3 quận phía Đông
TP.HCM xin ý kiến Bộ Xây dựng về thành phần hồ sơ, phân loại, chương trình phát triển đô thị của đề án sáp nhập Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng xin ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án phân loại đô thị và chương trình phát triển đô thị phục vụ đề án thành lập thành phố trực thuộc TP.HCM.
Theo đó, UBND TP.HCM xây dựng đề án thành lập thành phố phía Đông thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.
Dự kiến, thành phố phía Đông sau khi thành lập có diện tích tự nhiên là 211,57km2, quy mô dân số hơn 1,1 triệu người.
Ngoài ra, thành phố phía Đông đã có sẵn Khu công nghệ cao (Quận 9), Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2).
Video đang HOT
Như vậy, nếu 3 quận này được sáp nhập, TP.HCM sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước có mô hình thành phố trực thuộc thành phố Trung ương.
Nếu được thành lập, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ thuộc thành phố phía Đông.
Ngoài ra, TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, chấp thuận việc thành phố phía Đông dự kiến được thành lập sẽ “không xem xét điều kiện về sự phù hợp với định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính dự kiến dự kiến hình thành sau khi sắp xếp”.
Ngày 19/2, TP.HCM cũng có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ thành lập thành phố phía đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở gộp Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức.
TP.HCM cho biết việc thành lập thành phố phía Đông sẽ được UBND TP.HCM thực hiện song song với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Vì việc sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố phía Đông (nghĩa là từ đô thị loại cao xuống đô thị loại thấp hơn) chưa có tiền lệ nên đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ để thực hiện.
TÂN NGUYÊN
Bất an những chiếc cẩu tháp lơ lửng
Chiếc cẩu tháp thi công được điều chỉnh vượt phạm vi dự án, vươn hẳn ra ngoài đoạn đường đông đúc ô tô, xe máy qua lại.
Cẩu tháp thuộc dự án DLC Complex vươn hẳn ra ngoài cung đường đông đúc xe qua lại trên đường Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội
Ngày 24/3, lưu thông trên tuyến đường Ngụy Như Kon Tum, nhiều người tham gia giao thông tỏ ra lo lắng và cố gắng chạy xe với tốc độ thật nhanh mỗi khi đi qua công trường dự án chung cư DLC Complex.
Nguyên nhân là một phần chiếc cẩu tháp thi công được điều chỉnh vượt phạm vi dự án, vươn hẳn ra ngoài đoạn đường đông đúc ô tô, xe máy qua lại.
"Chú nhìn thử xem, 3 - 4 phiến bê tông nặng hàng tạ chòi hẳn ra lòng đường thế kia ai mà không sợ. Trường hợp công nhân bất cẩn, chiếc cẩu gãy, rơi xuống đường trong lúc vận hành, tính mạng người đi trên đường như "ngàn cân treo sợi tóc". Chúng tôi mỗi lần đi bộ cũng phải né từ xa để đảm bảo an toàn", chị Hạnh, một người dân sống tại Tòa nhà A, đường Nguyễn Tuân (gần dự án DLC Complex) chỉ vào chiếc cẩu tháp nói.
Trước đó, có mặt tại đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) lúc 9h40 ngày 2/3, trong lúc mật độ phương tiện di chuyển tương đối cao, PV Báo Giao thông chứng kiến chiếc cẩu tháp tại dự án The Zei (số 8, Lê Đức Thọ) vẫn được điều khiển để vận chuyển vật liệu (giống một cọc bê tông) lên trên tòa tháp đang xây dựng đến tầng thứ 18. Thanh vật liệu được đưa lên có lúc vượt phạm vi rào chắn công trường, lơ lửng trên đầu người đi đường. Cảnh tượng đó khiến không ít người đi về hướng SVĐ Mỹ Đình sợ "khiếp vía", vội vã bẻ lái sang làn đường phía tay trái để tránh trường hợp "tai bay vạ gió".
Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, trường hợp người dân gặp nạn do sự cố từ những chiếc cẩu tháp dài hàng chục mét không phải hiếm. "Tháng 3/2016, một chiếc tháp cẩu trong công trường trên đường Trương Định, Hà Nội cũng bất ngờ bị gãy sập khi đang vận hành khiến hàng chục người dân ở gần đó đã phải tháo chạy ra khỏi nhà vì hoảng sợ. Mới đây, trưa 22/2 là vụ sập cẩu tháp trong công trình xây dựng tại Bình Dương làm 3 người chết, 2 người bị thương nặng. Vụ việc xảy ra trong khuôn viên dự án, chưa ảnh hưởng đến người đi đường, song nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cẩu thả, bất cẩn trong quá trình thi công của một số nhà thầu", TS. Đức nói.
Theo TS. Đức, hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong an toàn xây dựng do Bộ Xây dựng quy định nêu rõ: Công trình đang thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật ở những vùng nguy hiểm nhằm tránh vật liệu rơi từ trên cao xuống. Riêng đối với cần trục tháp, giới hạn vùng nguy hiểm từ chu vi xây dựng công trình xa ít nhất 5m, từ vị trí cần cẩu vận chuyển xa ít nhất 7m. Ngoài ra, đơn vị thi công cũng phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, công trình phải có biển báo, rào chắn vùng nguy hiểm... ngoài phạm vi công trường trong thời gian cẩu tháp vận hành.
TP Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư phải tuân thủ đúng quy định về quản lý, sử dụng cần trục tháp trong quá trình thi công. Đối với các trường hợp vùng hoạt động của cần trục tháp vượt ra khỏi phạm vi công trường, có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông đi lại của nhân dân và công trình lân cận, chỉ cho phép hoạt động trong khoảng thời gian từ 22h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải đảm bảo đủ hệ thống cảnh báo, người hướng dẫn.
"Trên tinh thần này, lực lượng chức năng tại các thành phố có nhiều dự án xây dựng phải tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm trong thi công, vận hành cẩu xây dựng và xử phạt nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm để răn đe, bảo đảm sự an toàn cho người dân", TS. Đức nói.
Cách chức Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải nhiệm kỳ 2010-2015 Ông Lê Thanh Hải bị cách chức Bí thư Thành ủy TP HCM (giai đoạn 2010 - 2015) do vi phạm trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ông Lê Thanh Hải trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ...