TP.HCM xin cơ chế đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho áp dụng cơ chế chọn nhà đầu tư triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối vối hàng loạt dự án hạ tầng cầu đường, bãi giữ xe ngầm…
Theo đó, những dự án được TP.HCM đề xuất gồm có: Đường Vành đai 2 với các đoạn từ đoạn cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, đoạn từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng và đoạn từ nút giao An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh. Đường trên cao số 1. Nâng cấp mở rộng quốc lộ 22. Cầu Cần Giờ.
Đường trục Bắc – Nam với các đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước. Cầu Thủ Thiêm 4. Bãi đậu xe ngầm công viên Tao Đàn. Dự án nạo vét rạch Ông Nhiêu và Trung tâm điều khiển giao thông đô thị thông minh thành phố.
Tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM vẫn là câu chuyện nhiều tập. (Ảnh: Nguyễn Cường)
Trước đó, nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm TP.HCM cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho triển khai xây dựng cầu vượt tại ngã sáu Công trường Dân chủ theo lệnh khẩn cấp.
Cầu có thiết kế dài 270 mét hướng nối từ đường Võ Thị Sáu đến đường Ba Tháng Hai cho ô tô và xe máy lưu thông qua. Nếu được chấp thuận, chiếc cầu có kinh phí xây dựng dự kiến 280 tỷ đồng này sẽ hoàn thành sau 6 tháng thi công.
(Theo Infonet)
Video đang HOT
Công trình chống ngập 10.000 tỷ của TP HCM dần thành hình
Dự án chống ngập với mức đầu tư "khủng" nhằm giải quyết ngập cho 6,5 triệu người Sài Gòn đang tăng tốc để hoàn thành sớm 14 tháng so với kế hoạch.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng khởi công tháng 6/2016, kế hoạch hoàn thành sau 3 năm thi công.
Đây là dự án chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) thay vì sử dụng ngân sách. Công trình hoàn thành sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP HCM.
Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát ngập do triều và chủ động điều tiết nước, dự án tập trung xây 6 cống dưới lòng đất kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Mỗi cống rộng từ 40 đến 160 m, chiều cao thành cống 3,6-10 m.
Theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, nhà đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ để dự án hoàn thành sớm 14 tháng so với kế hoạch, khánh thành toàn bộ công trình vào dịp 30/4/2018.
Hệ thống cống Mương Chuối đang dần thành hình. Khi hoàn thành, các cống sẽ vận hành theo nguyên tắc: mùa mưa (khi mực nước thượng lưu lớn hơn mực nước hạ lưu), cửa tiêu nước sẽ được mở và ngược lại; mùa khô cống sẽ mở cửa tiêu nước khi mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và mực nước hạ lưu lớn hơn 0,6 m (mực nước thấp nhất cần đảm bảo môi trường sinh thái phía trong cống).
Công nhân tất bật tại công trường cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè). Theo đơn vị đầu tư, công trường luôn có khoảng 500 công nhân, kỹ sư làm việc.
5 cống khác cũng được xây dựng tại quận 1, 4, 7, 8 và huyện Bình Chánh. Trong ảnh là cống Tân Thuận, quận 7.
Công trình cống ngăn triều Bến Nghé gần cầu Móng ở quận 1 đã hoàn thành việc ngăn dòng, chuẩn bị công tác thi công.
Công trình thi công cống Cây Khô ở Nhà Bè. Nơi này cũng xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu.
Ngoài 6 cống ngăn triều và 3 trạm bơm, dự án chống ngập 10.000 tỷ còn gồm việc xây tuyến đê xung yếu bao ven sông Sài Gòn - từ Vàm Thuật đến sông Kinh, dài gần 8 km.
Ông Nguyễn Tâm Thịnh - đại diện đơn vị đầu tư cho biết hiện dự án giải quyết ngập do triều cường tại khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) đã đạt khoảng 30% tiến độ. "Chúng tôi cam kết hoàn thành toàn bộ dự án sớm 14 tháng so với kế hoạch dự kiến, đúng dịp 30/4/2018", nhà đầu tư khẳng định.
Hữu Công
Theo VNE
TPHCM: Cam kết vượt tiến độ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng Trong chuyến thị sát một số hạng mục của dự án "giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)" của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, nhà đầu tư cam kết sẽ hoàn thành dự án vượt tiến độ 14 tháng. Chiều 4/2, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh...