Tp.HCM và Hà Nội đứng đầu về số dự án điều chỉnh quy hoạch
Theo báo cáo giám sát đất đai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội và TP.HCM được xác định là có tỷ lệ điều chỉnh quy hoạch cục bộ đứng đầu cả nước, lần lượt là 70% và hơn 40%, chỉ tính riêng Tp.HCM, từ 1/7/2014 đến hết 2018, có 181 dự án điều chỉnh quy hoạch.
Báo cáo cũng chỉ ra, hiện nay, nhiều đô thị lớn tại Việt Nam đang rơi vào tình trạng quá tải, mật độ nhà cao tầng tăng chóng mặt, trong khi hạ tầng chưa thể đáp ứng kịp.
Theo báo cáo giám sát đất đai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM chỉ chiếm 9%, trong khi quy hoạch phải đạt 20 – 26% với đô thị trung tâm, 18 – 23% với đô thị vệ tinh, 16 – 20% với các thị trấn. Tỷ lệ đất dành cho đỗ xe, bến bãi là dưới 1%, trong khi yêu cầu phải là 3 – 4%.
Video đang HOT
Một trong những nguyên nhân là do tình trạng điều chỉnh, phá vỡ quy hoạch tại nhiều địa phương. Hiện trên cả nước có gần 1.400 dự án được điều chỉnh quy hoạch, trong đó có những dự án điều chỉnh lên tới 5 – 6 lần.
Theo các đại biểu, mỗi lầnquy hoạch được điều chỉnh sẽ theo xu hướng tăng tối đa lợi ích nhà đầu tư, giảm tối đa các tiện ích công cộng. Chính điều này đã gây bức xúc cho xã hội, cùng với đó tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mưa là ngập ở các thành phố lớn không thể khắc phục được.
Trả lời các đại biểu Quốc hội về vấn đề này, ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, báo cáo giám sát của Quốc hội về việc quản lý quy hoạch sử dụng đất đã nêu rõ, tình trạng điều chỉnh quy hoạch chi tiết hiện tại khá phổ biến.
Theo ông Hà, việc điều chỉnh quy hoạch theo sức ép hoặc do lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư thì hiện tại chưa có thông tin, nhưng cũng không thể loại trừ. “Thời gian tới, cần nâng cao chất lượng quy hoạch, phương pháp mới về xây dựng quy hoạch. Sau đó, cần nâng cao các công cụ làm quy hoạch như tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức… để tránh việc phải điều chỉnh quy hoạch”, ông Hà nhấn mạnh.
Diệu Anh (TH)
Theo InfoNet
Số phận những "đứa con lai" bất động sản sẽ được chốt vào quý 3 năm nay
Trong quý 3 năm nay, khung pháp lý cho condotel, officetel... sẽ phải hoàn thành trình Quốc hội xem xét
Trong quý 3 năm nay, khung pháp lý cho condotel, officetel... sẽ phải hoàn thành trình Quốc hội xem xét
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Theo đó, để khắc phục những yếu kém, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định và lành mạnh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong quý 3 năm nay, Bộ Xây dựng phải hoàn thành dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để trình các cấp có thẩm quyền xem xét theo đúng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Cụ thể, bổ sung chính sách hỗ trợ về nhà ở; ban hành sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel); nhà trọ, phòng trọ cho thuê...
Cũng trong quý 3, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với condotel, resort villa officetel ...; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất đối với một số loại hình bất động sản mới trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Được biết, những loại hình bất động sản mới như condotel, resort villa officetel ... được ví là "con lai" trong vài năm qua đã làm "mưa gió" trên thị trường. Tuy nhiên, tới nay khung pháp lý cho những sản phẩm này vẫn chưa được rõ ràng, gây rủi ro cho các nhà đầu tư.
Hoàng Ngân
Theo baogiaothong.vn
Vụ phân lô đất nông nghiệp ở Gia Lai: Cán bộ xin... rút kinh nghiệm Kết luận UBND tỉnh Gia Lai chỉ rõ, sai phạm tại UBND TP. Pleiku và Sở TNMT là hết sức nghiêm trọng, việc "tiếp tay" cho phân lô, bán nền trái quy định đã phá vỡ quy hoạch thành phố. Tuy nhiên, lãnh đạo các đơn vị chỉ tự nhận hình thức xử lý "kiểm điểm, rút kinh nghiệm". Ngày 17.12, thông tin...