TPHCM: Truy quét thực phẩm bẩn trong mùa lễ tết
Thời điểm cuối năm là giai đoạn “nhạy cảm” khi nguồn thực phẩm dồn về thành phố phục vụ nhu cầu của người dân trong mùa lễ tết. Để ngăn chặn thực phẩm nguy hại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đã lập 12 đoàn kiểm tra trên toàn thành.
Với quy mô khoảng 13 triệu người, TPHCM là địa phương có sức tiêu thụ thực phẩm lớn nhất cả nước. Bên cạnh nhu cầu ăn uống thường ngày, vào cuối năm các mặt hàng thực phẩm càng trở nên nhộn nhịp chuẩn bị cho mùa lễ tết. Nguồn thực phẩm tăng cao sẽ tạo thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, tránh thực phẩm nguy hại, kém chất lượng trà trộn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Các cơ sở chế biến hạt dưa, hạt bí, mứt… đang chạy nước rút cho mùa lễ tết
Theo đánh giá của Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, hàng hóa từ các tỉnh thành lân cận chuyển đến TPHCM phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân vào thời điểm cuối năm sẽ tăng cao. Trong đó, thời điểm Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi và lễ hội xuân 2019 là giai đoạn cao điểm.
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn nguồn thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm vi phạm các quy định của pháp luật ngày 10/12, PGS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn Thực phẩm đã quyết định thành lập 12 đoàn kiểm tra chuyên ngành. Theo đó, trong mùa lễ tết lực lượng này sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Video đang HOT
Những mặt hàng thực phẩm sẽ tăng cao vào giai đoạn cuối năm
Trọng điểm của đợt kiểm tra tập trung vào những nơi cung cấp thực phẩm phục vụ Tết Nguyên Đán với quy mô lớn như: cơ sở nhập khẩu thực phẩm, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Những mặt hàng trọng tâm cần kiểm tra gồm: bánh kẹo, mứt, bia – rượu, nước giải khát, thịt, trứng, sữa, thủy hải sản, các sản phẩm chế biến từ thịt, thủy hải sản.
Ngoài việc yêu cầu lực lượng thanh kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong mọi hoạt động, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đề nghị các đoàn thanh kiểm tra không được gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối tượng được thanh tra. Mặt khác, Ban quản lý An toàn Thực phẩm cũng khẳng định sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu bị phát hiện sai phạm.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Tổng thanh tra, rà soát công tác an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán
Ngày 10/12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm vừa Ban hành Kế hoạch số 1350/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 7/12/2018 về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019.
Theo đó, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài, tiếp đến là Lễ hội Xuân 2019 diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiều lễ hội kéo dài với hàng triệu lượt khách tham dự.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu...
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó, thời gian này thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt. Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.
Vì thế, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi và Lễ hội Xuân 2019 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời đảm bảo phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai Kế hoạch thanh kiểm tra, rà soát công tác an toàn thực phẩm.
Công tác thanh kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi và Lễ hội Xuân 2019.
Theo đó, hướng tới hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi và Lễ hội Xuân 2019.
Để đạt các mục tiêu này, sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ trung ương đến cấp xã phường tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn trên cả nước, thanh kiểm tra từ ngày 01/01/2019 đến hết 25/3/2019.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong một dịp thị sát, kiểm tra an toàn thực phẩm tại làng mứt Xuân Đỉnh.
Đồng thời huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
Trước đó, nhằm đảm bảo công tác an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các thực phẩm phổ biến trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2019.
Do lượng lớn thực phẩm sẽ được tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của người Việt, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các lực lượng chức năng, các địa phương kiên quyết không để các sản phẩm không bảo đảm trà trộn trên thị trường; đồng thời kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu chủ các cơ sở phải tuân thủ các quy định như nhãn mác rõ ràng, kiểm nghiệm sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm...
Cũng theo Cục ATTP, từ đầu năm đến hết tháng 10, cả nước xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.710 ca mắc, trong đó có 15 trường hợp tử vong, chủ yếu do ngộ độc rượu và ngộ độc nấm. Trong 10 tháng qua, Cục ATTP đã thu hồi hàng trăm giấy phép, xử phạt gần 6 tỷ đồng đối với 99 doanh nghiệp vi phạm các quy định về ATTP.
Tú Anh
Theo Dân trí
Đau đầu sau khi ăn bắt nguồn từ những nguyên do không ai ngờ này Đau đầu dữ dội sau bữa ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng này. Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở không ít người sau khi họ tiêu thụ thực phẩm. Đây thực sự là vấn đề quan trọng bạn không nên bỏ qua. Thông thường, đau đầu sau bữa ăn là dấu...