TP.HCM: Trường học tổ chức bán trú phải tuân thủ phòng dịch
Hoạt động giáo dục, hoạt động phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, hoạt động nội trú, bán trú… trong nhà trường phải tuân thủ phòng, chống dịch.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi học sinh, sinh viên, học viên đi học lại.
Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tổ chức kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phòng chống dịch tại đơn vị phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tiễn hiện nay. Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp để triển khai kịp thời, hiệu quả trong từng thời điểm cụ thể.
Nhân viên trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp đang lau chùi khu vực vui chơi để chuẩn bị đón trẻ đi học trở lại từ ngày 1-3. Ảnh: NQ
Video đang HOT
Tổ chức thực hiện nghiệm các văn bản chỉ đạo của UBND TP.HCM, văn bản thực hiện Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản của Sở GD&ĐT về việc tổ chức giám sát đối với người trở về TP.HCM, đặc biệt lưu ý một số vấn đề.
Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên thực hiện khai báo y tế nghiêm túc, trung thực trong ngày đầu tiên đi làm, đi học trở lại; tổ chức khai báo y tế bổ sung ngay khi có sự di chuyển ra vào TP.HCM trong suốt thời gian còn lại của năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, các trường xây dựng phương án cụ thể để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc 5K của Bộ Y tế tại đơn vị.
Các hoạt động giáo dục, hoạt động phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, sinh viên, hoạt động nội trú, bán trú, căng – tin, …trong nhà trường khi tổ chức phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch.
Trước đó, ngày 24-2, UBND TP chỉ đạo cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP quay trở lại trường học tập từ ngày 1-3.
Giao Sở GD&ĐT và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với Sở Y tế ban hành các văn bản hướng dẫn các trường triển khai nghiêm các biện pháp phòng tránh.
Giao UBND TP Thủ Đức và các quận. huyện hỗ trợ ngành giáo dục đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, tổ chức rà soát, kiểm tra tình hình chuẩn bị học sinh quay lai trường.
Đề nghị các trường có trách nhiệm thông báo rộng rãi cho tất cả học sinh, sinh viên, học viên trở về từ vùng dịch hoặc từng di chuyển đến vùng có dịch phải thực hiện khai báo y tế và kiểm tra sức khỏe.
Câu chuyện giáo dục: Khi học sinh không muốn về nhà
Nhiều năm gần đây, thỉnh thoảng tôi vô tình nghe thấy một số học sinh (HS) tâm sự với nhau hay có những HS chia sẻ về việc không muốn về nhà sau khi tan trường.
Học sinh rất cần chia sẻ, lắng nghe (ảnh minh họa) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Nỗi lòng của HS cũng là nỗi trăn trở của người nghe khi biết cụ thể những gì HS chia sẻ. Trong bài viết này, người viết xin chia sẻ ba câu chuyện ở ba trường khác nhau trên địa bàn TP.HCM.
Người cháu hiện đang học tại một trường ở quận trung tâm thành phố kể rằng, người bạn thân của cháu thường không muốn về sau mỗi chiều tan lớp. Ba mẹ "cơm không lành, canh không ngọt" nên mỗi khi ở nhà em cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng. Mỗi lần nghe ba mẹ cãi nhau, em càng nản, học hành không được.
Một lần trong giờ ra chơi thấy nam sinh chống nạng đi ở hành lang, tôi hỏi thăm và nói với em để tôi dìu em xuống sân trường. Sau đó hai thầy trò có mấy phút chuyện trò. Tôi hỏi quê ở đâu, em cho hay quê em ở một tỉnh giáp ranh TP.HCM. Nghe thế tôi hỏi: "Vậy tuần nào con cũng được về với gia đình?". Nghe em trả lời rất ít về, tôi hơi ngạc nhiên vì suốt tuần em học ở nội trú, nhà cách trường chỉ vài giờ đồng hồ đi xe máy. Em tâm sự: "Về nhà chán lắm thầy ạ. Ba con cứ dạy con theo truyền thống, hay so sánh thời xưa của ba. Hai ba con không hợp tính nên rất dễ cãi nhau. Con thấy buồn nhiều hơn vui".
Còn câu chuyện thứ ba là tâm sự của một cậu học trò thích ở nội trú chứ không muốn về nhà. Trường có rất nhiều thứ để giải trí: sách rất nhiều, phù hợp với HS, có sân chơi bóng đá, bóng rổ và nhiều sân chơi khác. Song, đó không phải là lý do chính để em ở lại trường. Phải thừa nhận rằng, em là một học trò chưa ngoan, điều này ảnh hưởng từ gia đình, đó chính là từ người ba. Mỗi cuối tuần em về sẽ bị lời nặng tiếng nhẹ, bị đánh không phải là điều hiếm hoi. Có lần ba đến trường đón nhưng em không chịu. Em "trốn" trong nội trú để được có ngày cuối tuần không bị áp lực.
Thay vì được về nhà là niềm vui khi được ăn bữa cơm tối đầm ấm bên gia đình; nhất là đối với HS nội trú, được về bên cha mẹ sau một tuần xa gia đình, được thoát khỏi kiến thức sách vở... thì một số HS lại thích điều ngược lại. Có đặt mình vào trường hợp HS, có lắng nghe HS chia sẻ, người lớn chúng ta mới hiểu được rằng điều mà con trẻ muốn trong mái ấm gia đình.
Lan tỏa ánh sáng trong lớp học đặc biệt Có một lớp học tình nguyện diễn ra buổi tối tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng. Tại đó, thầy, cô giáo là các bạn sinh viên và học trò là những em không may bị khiếm thính đang sinh hoạt tại Trung tâm. Lớp học diễn ra mỗi tối thứ 2, 3 và thứ 5 Đã...