TP.HCM tồn kho thuốc và vật tư y tế chống dịch COVID-19
TP.HCM đang tồn thuốc, trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19 từ nguồn tài trợ, viện trợ được phân bổ từ Bộ Y tế như các thuốc đặc trị Remdesivir, Molnupiravir…. Thông tin trên được bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. HCM nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố chiều 14/7.
Theo bà Như, hiện COVID-19 cơ bản được kiểm soát và rất ít trường hợp chuyển nặng. Do đó, các thuốc này hiện vẫn đang còn tồn, Sở Y tế đã thống kê và xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế.
Bà Như cũng thông tin thêm, đối với các thuốc mua sắm trong phòng, chống dịch từ nguồn mua sắm tại các bệnh viện, nếu sử dụng không hết, các bệnh viện thương lượng để nhà cung cấp nhận lại và cung ứng cho các đơn vị khác.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc điều chuyển cho các bệnh viện khác sử dụng nhằm mục đích tránh lãng phí.
Về trang thiết bị vật tư y tế, bà Lê Thiện Quỳnh Như cho biết, sau COVID-19, Sở Y tế đã tham mưu UBND TP.HCM kế hoạch giải thể các bệnh viện dã chiến theo lộ trình và tái cấu trúc các bệnh viện: vừa khám chữa bệnh thông thường vừa sắp xếp thành lập các khoa COVID-19 trong bệnh viện.
Video đang HOT
Song song đó, Sở Y tế cùng các bệnh viện thống kê và điều chuyển các trang thiết bị về lại các bệnh viện để vừa phục vụ công tác khám chữa bệnh thông thường, vừa phục vụ cho công tác phòng chống dịch nhằm tránh lãng phí.
Bà Như cho biết thêm, hiện TP không thống kê đầy đủ các ca tái nhiễm COVID-19, tuy nhiên biến chủng Omicron có thể gây tái nhiễm ở những người đã mắc biến chủng Delta, kể cả những người đã tiêm vaccine nhưng kháng thể đã giảm thấp sau một thời gian (thường là 6 tháng).
Do đó, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân nên tiêm các mũi nhắc lại để duy trì nồng độ kháng thể trung hoà ở mức cao nhằm ngăn chặn trường hợp nhiễm đột phá của các biến thể mới, trong đó có BA.4, BA.5.
Quốc hội yêu cầu sớm gỡ vướng đấu thầu, mua sắm thuốc vật tư y tế
Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan sớm có biện pháp tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để triển khai đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị vật tư y tế.
Bình ổn giá xăng, trợ giá đối tượng đặc thù
Chiều 16.6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết riêng về kỳ họp 3 Quốc hội XV. Ảnh GIA HÂN
Theo đó, Quốc hội quyết nghị yêu cầu Chính phủ và các cơ quan tập trung một loạt biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Trong đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ có giải pháp phù hợp, sát thực tiễn, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; triển khai hiệu quả, đồng bộ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ kiểm soát chặt chẽ lạm phát, nợ xấu và có giải pháp căn cơ, bền vững nhằm định hướng nguồn lực của nền kinh tế vào sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả hàng hóa, nhất là giá xăng, dầu; nghiên cứu chính sách hỗ trợ giá xăng, dầu cho một số đối tượng đặc thù; duy trì chuỗi cung ứng; bảo đảm nguồn cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt
Ngoài ra, Chính phủ cần sớm có biện pháp ổn định tổ chức bộ máy và tâm lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong ngành y tế từ trung ương đến địa phương trong bối cảnh có nhiều trường hợp bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh đó, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để triển khai đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị vật tư y tế.
Nghiên cứu quy định lịch sử là môn học bắt buộc
Nghị quyết của Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động; có giải pháp tăng thu nhập để bảo đảm cho người lao động và gia đình ổn định cuộc sống, gắn bó với doanh nghiệp; giảm số người rút chế độ bảo hiểm xã hội một lần, mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội; tiếp tục ưu tiên đầu tư cho đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động, đào tạo nghề chất lượng cao.
Bên cạnh đó, Quốc hội yêu cầu triển khai có hiệu quả, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nghị quyết Quốc hội nhấn mạnh: "Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học lịch sử; nghiên cứu tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội về môn học lịch sử là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông; kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.
Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá khi sửa đổi luật Giá".
Trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Mua sắm vật tư y tế cấp bách chống dịch: Làm ngược, "câu giờ" Thanh tra tỉnh Bình Phước xác định, các gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư y tế trong trường hợp cấp bách nhưng các đơn vị lại thực hiện quy trình ngược dẫn đến thời gian mua sắm bị kéo dài. Thanh tra tỉnh Bình Phước vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật...