TP.HCM tính toán phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao
Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, dự kiến trong tháng 12.2021, UBND TP.HCM sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Đây được xem là bước khởi đầu rất quan trọng để TP.HCM tiến tới xây dựng đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” tại TP.HCM, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững.
Theo ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, mục đích của hội thảo quốc tế (hình thức trực tiếp và trực tuyến) nhằm khai thác kinh nghiệm thành công của quốc tế về hình thành mô hình “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” tại các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, thu thập ý kiến dự báo, phân tích, đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư hình thành “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.
Hội thảo quốc tế có sự tham dự của lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, sở ngành TP.HCM; các chuyên gia, nhà khoa học, tư vấn trong và ngoài nước; Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và các hội ngành nghề; hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM (EUROCHAM, AMCHAM…) và các doanh nghiệp đầu tư FDI, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP.HCM…, được kỳ vọng sẽ hiến kế, đề xuất cho TP.HCM thông tin, kinh nghiệm phù hợp về chủ trương chính sách cần thiết và định hướng thu hút đầu tư khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Với mục tiêu quan trọng trên, ông Võ Văn Hoan cho biết thêm, hội thảo quốc tế sẽ làm rõ các yêu cầu: Mô hình của “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” phù hợp với vị trí, vai trò của TP.HCM; vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cơ chế – chính sách cần thiết cho việc hình thành, quản lý hoạt động; vai trò của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các công ty sản xuất trong nước trong việc tham gia đầu tư và hoạt động tại “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.
Cùng với đó, là giải pháp, kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực, đổi mới, ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong và ngoài nước; các yêu cầu đổi mới giá trị đầu tư tại các khu công nghiệp hiện hữu trên địa bàn TP.HCM, góp phần hình thành “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”…
Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) hiện nay. ẢNH: ĐỘC LẬP
Video đang HOT
NHẬN ĐỊNH RÕ PHƯƠNG CÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT KHU KINH TẾ CHIẾN LƯỢC
TS Dương Minh Tâm, Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM – HAME, nguyên Phó trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) là người đã tham gia lập Báo cáo khả thi thành lập SHTP, nghiên cứu hình thành tiểu khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao bên cạnh các khu chức năng khác trong quy hoạch SHTP từ năm 2002.
Theo TS Dương Minh Tâm, từ 35 năm qua, kể từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi mới kinh tế và đạt những thành tựu to lớn, đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững về mọi mặt. Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất chiếm vị thế đầu tàu và đang tăng trưởng theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thành công thúc đẩy lĩnh vực công nông nghiệp, dịch vụ, trong đó nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng cường nội lực, chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hay cụ thể hơn, chúng ta đang phấn đấu hướng về mục tiêu tăng năng suất lao động và giá trị nhân tố tổng hợp (TFP), đưa thu nhập kinh tế quốc dân ngày càng cao hơn.
TS Dương Minh Tâm đánh giá hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” rất quan trọng cho việc nhận định rõ phương cách đầu tư xây dựng một khu kinh tế chiến lược cho mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao nói trên.
78 F0 tại Bình Chánh hầu hết đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, triệu chứng nhẹ
Xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM) là nơi phát hiện nhiều ca F0 và cũng là 2 xã có số dân đông, nhiều nhà trọ, khu công nghiệp.
Đánh giá ban đầu hầu hết các F0 trên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, hiện đang cách ly tại nhà...
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân huyện Bình Chánh (TP.HCM) vào tháng 6 vừa qua - Ảnh: X.MAI
Liên quan đến 78 mẫu dương tính được phát hiện trong tổng số 3.000 mẫu xét nghiệm được lấy tại 11 ấp thuộc hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B ngày 22-10, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã trao đổi thêm với địa phương về nguy cơ cũng như cách ứng phó với số ca mắc có dấu hiệu gia tăng này.
Hầu hết tiêm 2 mũi vắc xin
Ông Phạm Văn Tuấn - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh - cho hay trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 mới tại xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B có dấu hiệu tăng trong những ngày gần đây, Sở Y tế chỉ đạo địa phương áp dụng quy trình phát hiện và xử lý F0.
Theo đó, hiện toàn huyện Bình Chánh đang ở vùng vàng (cấp độ 2 - nguy cơ trung bình), riêng xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B là vùng cam (cấp độ 3 - nguy cơ cao). Qua xét nghiệm nhanh 3.000 mẫu tại vùng nguy cơ cao thuộc 2 xã này, phát hiện 78 mẫu dương tính; tỉ lệ dương tính 2,6%.
Trong số 78 ca dương tính, riêng xã Vĩnh Lộc B phát hiện 63 ca/2.500 mẫu xét nghiệm nhanh ở tại 5 ấp có nguy cơ cao.
"Chúng tôi không xét nghiệm trên diện rộng như trước đây, thay vào đó là xét nghiệm trong phạm vi hẹp, có trọng điểm nhưng vẫn thần tốc" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo đánh giá ban đầu, ông Tuấn cho biết hầu hết các F0 trên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, hiện đang cách ly tại nhà, không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Ngày mai (24-10), lực lượng chức năng sẽ xét nghiệm lần 2 để đánh giá.
Các chuyên gia y tế cho rằng người tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có nguy cơ mắc COVID-19, nhưng việc tiêm vắc xin đầy đủ sẽ giúp bệnh ít chuyển biến nặng, giảm nguy cơ tử vong. Vì vậy, sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K để bảo đảm an toàn cho chính mình và cộng đồng.
Ứng xử với F0: "Không giăng dây, chỉ dán thông báo"
Giải thích về nguyên nhân số ca nhiễm tăng nhanh tại 2 xã trên, ông Tuấn cho rằng có nhiều nguyên nhân khách quan đã "tạo điều kiện" số ca mắc trong cộng đồng tăng.
Cụ thể, dân số tại hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B rất đông, với khoảng 160.000 dân/xã (cao hơn một số quận, huyện trên địa bàn TP). Mặt khác, đây là địa bàn có nhiều nhà trọ và khu dân cư tự phát san sát nhau, cộng thêm việc người dân được đi ra đường sau nới lỏng giãn cách nên tiếp xúc nhiều hơn...
"Đặc biệt tại xã Vĩnh Lộc A có rất nhiều khu công nghiệp. Những ngày gần đây, huyện ghi nhận nhiều công nhân tại một số khu công nghiệp dương tính COVID-19 sau đó trở về nhà trọ. Đến nay, huyện đã kiểm soát được chuỗi lây nhiễm này tại khu công nghiệp, tuy nhiên mầm bệnh có thể lây lan đến các khu nhà trọ" - ông Tuấn đánh giá.
Theo dữ liệu Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM, tỉ lệ người trên 18 tuổi tại Bình Chánh được tiêm vắc xin mũi 1 đạt 100%; mũi 2 đạt 77%, đứng gần áp chót trong các quận, huyện của TP. Theo ông Tuấn, thực tế tỉ lệ người tiêm vắc xin mũi 2 tại huyện Bình Chánh có thể cao hơn vì chưa loại trừ F0 khỏi bệnh (không cần tiêm vắc xin).
Về việc xử lý ca nhiễm trong tình hình mới, ông Tuấn cho hay có nhiều tiêu chí để đánh giá như số lượng F0 mới phát hiện, tình trạng tiêm vắc xin phòng COVID-19 (đã tiêm 2 mũi vắc xin và thời gian mũi 2 từ 14 ngày trở lên), tính chất địa bàn dân cư. Nếu đủ điều kiện, F0 và người tiếp xúc gần sẽ được cách ly tại nhà. Chính quyền địa phương không giăng dây phong tỏa, mà chỉ dán thông báo.
Trong thời gian F0 cách ly tại nhà, lực lượng y tế địa phương thường xuyên đến theo dõi, cấp phát túi thuốc nhằm giúp F0 an tâm, thoải mái điều trị.
Cũng theo dữ liệu Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM, số ca dương tính tại huyện Bình Chánh trong ngày 22-10 cao nhất trong số các quận, huyện trên địa bàn TP (189 ca). Từ đầu mùa dịch thứ 4 đến nay, tổng số ca nhiễm tại huyện này là 27.311. Hiện huyện Bình Chánh đang cách ly tập trung 1.367 ca F0, còn tại nhà là 1.299.
Trước đó, ngày 21-10, Sở Y tế TP tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn về triển khai quy trình phát hiện và xử lý F0 tại cộng đồng trong tình hình thích ứng an toàn với COVID-19. Huyện Bình Chánh là địa phương tiên phong áp dụng quy trình này tại các khu vực đang diễn ra ổ dịch, khu vực nguy cơ cao trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Công tác này nhằm nhanh chóng dập dịch, kiểm soát sự lây lan.
Cần tiêm ngay vắc xin cho người lao động 'mắc kẹt' ở Bình Dương, Đồng Nai Ông Nguyễn Văn Bé - chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM (HBA) - cho biết hiện nay có khoảng 43.000 công nhân, lao động của các khu chế xuất, khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận cần tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19. Đại đa số công nhân đang sản xuất "3 tại chỗ" tại các khu...