TPHCM thúc tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm của thành phố, UBND TPHCM đã yêu cầu các sở, ngành xác định thứ tự ưu tiên các dự án, hình thức đầu tư và thời gian thực hiện của từng dự án.
Cụ thể, đối với dự án đầu tư khép kín đường Vành đai 2, lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư công (theo hướng ngân sách đảm nhận phần giải phóng mặt bằng và kêu gọi đầu tư đối với phần xây lắp) đoạn 1 và đoạn 2 (từ cầu Phú Hữu trên đường vành đai phía đông đến Xa lộ Hà Nội và từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng) để UBND TPHCM trình HĐND TPHM quyết định chủ trương đầu tư vào kỳ họp tháng 7/2019;
UBND TPHCM cũng chỉ đạo các cấp ngành tiến hành rà soát Hợp đồng dự án đối với đoạn 3 (từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa) đang được nhà đầu tư triển khai thi công theo hình thức PPP (Hợp đồng BT); đồng thời lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư công đối với đoạn 4 (từ nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh) để UBND TPHCM trình HĐND TPHCM quyết định chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm 2019.
Đối với dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3, Sở Giao thông vận tải được giao phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Giao thông vận tải để tham mưu UBND TPHCM đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Đối với các dự án cửa ngõ (Quốc lộ 1, đoạn từ nút giao Tân Kiên đến ranh tỉnh Long An; Quốc lộ 22, đoạn qua TPHCM; Quốc lộ 50, đoạn qua TPHCM và Quốc lộ 13, đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu) và dự án xây dựng nút giao thông An Phú, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM được giao lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư công, báo cáo Thường trực UBND TP vào giữa tháng 7/2019.
Sở Quy hoạch-Kiến trúc cần sớm đề xuất phương án khai thác quỹ đất dọc theo các tuyến cao tốc, vành đai, đường sắt đô thị; báo cáo UBND TP chậm nhất vào cuối quý 3/2019.
Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm nghiên cứu phương án thành lập nguồn quỹ từ ngân sách để phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5
Dự án cầu Vàm Cống và đường dẫn hai đầu cầu được đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, sẽ được chính thức khánh thành và thông xe ngày 19/5 này.
Video đang HOT
Dự án gồm cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu dài 2,97km, đường dẫn dài 5,88km nằm trên địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ). Cầu Vàm Cống được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Trụ tháp cao 143,9 m.
Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m bao gồm 4 làn xe ôtô và hai làn xe thô sơ. Đường dẫn vào cầu được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang 20,6m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế 80Km/h.
Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh vượt qua sông Tiền, sông Hậu giúp giao thông ĐBSCL kết nối liên hoàn, là điểm nhấn quan trọng trong việc chuyển mình của vùng đất này trong tương lai.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa co văn ban yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long phối hợp chặt chẽ Văn phòng Bộ, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông để tổ chức lễ khánh thành cầu Vàm Cống vào ngày 19/5/2019.
Dự án cầu Vàm Cống (thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Vàm Cống và các tuyến nối) cũng được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3058/QĐ-BGTVT ngày 25/10/2010. Dự án nhằm kết nối mạng lưới giao thông khu vực ĐBSCL, đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt liên tục và phát triển hạ tầng giao thông tại khu vực; từng bước hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới đường bộ, đường cao tốc quốc gia và quy hoạch giao thông khu vực ĐBSCL.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, Dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL được các nhà tài trợ quốc tế và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam thống nhất đầu tư. Trong đó, cầu Vàm Cống thuộc hợp phần 3 của dự án, được đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ. Đây là dự án hết sức quan trọng, góp phần thực hiện theo Nghị quyết số 38 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài đất nước từ điểm đầu Pắc Bó, Cao Bằng đến điểm cuối là Mũi Cà Mau.
Công trình do các nhà thầu Hàn Quốc thực hiện. Cầu được thiết kế là cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối liền quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp).
Cầu Vàm Cống được khởi công ngày 10/9/2013, quy mô 6 làn xe (4 làn ôtô và 2 làn xe máy), lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h. Cầu có chiều dài 2,97km, phần cầu vượt sông dài 870m và đường dẫn dài 2km.
Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo thiết kế, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh khi đưa vào khai thác sẽ cùng với tuyến N2, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hình thành một trục dọc thứ 2 bên cạnh quốc lộ 1 từ TP.HCM đi các tỉnh Tây Nam Bộ.
Vùng ĐBSCL có kết cấu hạ tầng còn yếu so với các vùng khác. Do đó, thời gian qua, Trung ương đã quan tâm đầu tư, triển khai xây dựng nhiều công trình giao thông đường bộ, hàng không, hệ thống cảng... quy mô lớn cho ĐBSCL phát triển.
Trong đó, đã có nhiều công trình hoàn thành như: mở rộng Quốc lộ 1 từ TP.HCM đến Cần Thơ, hoàn thành cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, nâng cấp quốc lộ 1 từ Cần Thơ đến Cà Mau.
Sau gần 6 năm xây dựng, trải qua một lần lỡ hẹn khánh thành vì nứt dầm, cầu dây văng nối liền Đồng Tháp và Cần Thơ đã hoàn thành.
Đường dẫn lên xuống cầu kết nối với các tuyến quốc lộ trong vùng ĐBSCL.
Ngoài ra, đã và đang xây dựng cầu Năm Căn và chuẩn bị nối đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi; xây dựng cầu Cổ Chiên đã đi vào vận hành để nối Bến Tre và Trà Vinh... Song song đó, đã hoàn thành đường cao tốc TP.HCM đi Trung Lương, đang đầu tư đoạn Trung Lương đến Mỹ Thuận và Mỹ Thuận đến Cần Thơ.
Hai cây cầu này sẽ giúp người dân từ các tỉnh thành An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp không còn phải "lụy" phà Vàm Cống, Cao Lãnh về TP.HCM. Bắc qua sông Tiền, cầu Cao Lãnh rộng 26,5m cho 6 làn xe, lớn hơn so với cầu Mỹ Thuận chỉ có 4 làn xe.
Cầu Cao Lãnh, Đồng Tháp. Cầu Cao Lãnh, Vàm Cống hình thành giúp việc kết nối các tỉnh vùng "đất lõi" ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Long An với TP.HCM không còn phụ thuộc vào quốc lộ 1.
Ngoài ra, ĐBSCL đã có 2 cảng hàng không quốc tế (Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc) và cảng 2 hàng không nội địa là Rạch Giá và Cà Mau... Với những dự án giao thông kết nối quan trọng, hy vọng ĐBSCL sẽ có nhiều bứt phá trong phát triển để theo kịp các vùng, miền khác trong cả nước.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Giải mã sức hút dự án tiềm năng của BIMGroup tại Phú Quốc Phú Quốc đang trở thành cái tên được nhiều người yêu thích trên bản đồ du lịch Đông Nam Á với bãi biển tuyệt đẹp và tiềm năng đầu tư bất động sản lý tưởng. Dự án Sailing Club Villas Phu Quoc do BIMLand (Thuộc Tập đoàn BIMGroup) là một trong những dự án nổi bật thu hút nhiều sự quan tâm của...