TP.HCM thúc tiến độ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi
UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan về thúc đẩy giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Theo đó, đối với các dự án đang triển khai, các chủ dự án cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2018; đồng thời phối hợp với các nhà tài trợ thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra thực địa, giám sát để xác định, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.
Song song đó, TP.HCM yêu cầu các đơn vị thúc đẩy tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân của các dự án; đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để kịp thời đề nghị cấp có thẩm quyền triển khai các thủ tục điều chuyển vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương từ các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân cao hơn, trong đó ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc Hiệp định trong năm kế hoạch.
Đối với các dự án mới, các chủ dự án cần hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng dự án trước khi ký kết Hiệp định; đồng thời phối hợp với các nhà tài trợ và các sở, ngành liên quan lựa chọn theo lĩnh vực, dự án phù hợp với nguyên tắc bảo đảm hiệu quả dự án và lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực mà khu vực tư nhân chưa có khả năng, động lực, công nghệ để đầu tư, cân nhắc mức ưu đãi của nguồn vốn nước ngoài.
Video đang HOT
UBND TP.HCM cũng yêu cầu khi lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, các chủ dự án cần đề xuất cơ chế tài chính trong nước, phương án cân đối nguồn trả nợ trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2018 và lập dự toán năm 2019; xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước giai đoạn 2019 – 2021; đồng thời lập kế hoạch vay, sử dụng và trả nợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm 2019 và kế hoạch giai đoạn 2019 – 2021.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng nhờ nuôi đàn bò 16 con
Đó là hộ anh Nguyễn Thanh Phong, Long Phước, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện anh đang nuôi đàn bò 16 con, trong đó có 12 con bò nái sinh sản. Bình quân mỗi năm, gia đình anh Phong bán bê giống, bò thịt có thu nhập 100 triệu đồng.
Nhờ được tiếp cận kịp thời nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ gia đình nông dân nghèo tại xã Long Phước, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ có thu nhập khá.
Chỉ cần có vốn...
Năm 2010, gia đình anh Lê Văn Nhỏ được Hội Nông dân xã bảo lãnh tín chấp cho vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo Ngân hàng CSXH. Có vốn, anh đã mua một con bò cái giống để nuôi và thuê thêm đất để trồng hoa màu. Sau 2 năm đàn bò của anh Nhỏ phát triển được 3 con. Đầu năm 2012, anh Nhỏ đã bán 3 con bò được 65 triệu đồng và thuê ha đất chuyển sang trồng rau hẹ theo hướng an toàn. Từ trồng hẹ, anh Nhỏ có thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm. Cuối năm 2013 hộ anh Lê Văn Nhỏ đã thoát nghèo.
Được vay vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo ở xã Long Phước đã đầu tư nuôi bò hiệu quả. Ảnh: N.M
Hội ND xã Long Phước quản lý 12 tổ TKVV với 576 thành viên, tổng dư nợ là hơn 16,6 tỷ đồng; không có nợ quá hạn, nợ xấu; số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 1 tỷ đồng.
Anh Nhỏ phấn khởi nói: "Nhờ vào những đồng vốn ban đầu của Ngân hàng CSXH, đến nay, gia đình anh đã thuê được 1,8ha đất trong 10 năm để trồng tre lấy măng, cây ăn quả na, tắc. Đồng thời tôi cũng làm thêm nghề thu mua, chế biến tỏi, củ hành, ớt, sả để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn. Hiện tại, gia đình tôi có thu nhập của gia đình hơn 200 triệu đồng/năm".
Hộ anh Nguyễn Thanh Phong là hộ nghèo của tỉnh, vào năm 2013, được Hội ND xã tín chấp cho vay 30 triệu từ Ngân hàng CSXH để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Đến nay, đàn bò của anh đã phát triển được 16 con bò, trong đó có 12 con bò sinh sản. Anh Phong chia sẻ, tuy bò sinh sản hiện nay giá không cao nhưng với phương pháp chăn nuôi khép kín thì trong một năm, thu nhập của gia đình anh từ bán bò giống, bò thịt cũng trên 100 triệu đồng.
Quản lý vốn vay chặt chẽ
Theo lãnh đạo Hội ND xã Long Phước, đến nay, Hội ND xã quản lý 12 tổ tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) với 576 thành viên, tổng dư nợ là hơn 16,6 tỷ đồng với 7 chương trình vay vốn là cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm.
Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Hội ND xã Long Phước cho biết: Thông qua các tổ TKVV, Hội ND xã thực hiện chặt chẽ việc bình xét, lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng vốn vay ưu đãi. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, Hội ND xã còn phối hợp tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm; hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả. "Nhờ vậy, dư nợ của Ngân hàng CSXH được ủy thác qua Hội ND xã đến nay chưa có nợ quá hạn. Hiện 12/12 tổ TKVV do Hội ND xã quản lý đều xếp loại tốt. Số hộ tham gia gửi tiết kiệm thông qua tổ đạt 100%; số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 1 tỷ đồng"- ông Minh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Nhà ở xã hội "gặp khó" Sau nhiều năm triển khai, nhà ở xã hội với hàng loạt ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia xây dựng, cho người mua nhà, và với hàng loạt các chính sách liên tục được sửa đổi bổ sung những tưởng sẽ giải được bài toán an cư cho những người có thu nhập thấp. Thế nhưng thực tế hiện nay, doanh nghiệp...