TP.HCM thiếu 2 loại vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo Sở Y tế TP.HCM, nguồn cung ứng vaccine sởi đơn và DPT hiện không đủ để phục vụ người dân trên địa bàn TP trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngày 13/9, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi Bộ Y tế và UBND TP.HCM báo cáo tình hình cung ứng vaccine sởi và DPT ( bạch hầu, ho gà, uốn ván) trong tiêm chủng mở rộng.
(Hình minh họa)
Video đang HOT
Theo Sở Y tế, từ tháng 5/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chưa nhận được vaccine sởi và DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) từ Viện Pasteur TP.HCM. 6.000 liều vaccine DPT hạn dùng đến ngày 5/9 mà Viện Pasteur TP.HCM phân bổ cho HCDC ngày 12/8 trước đó đã sử dụng hết.
Ngày 31/8, Viện Pasteur TP.HCM có thông báo kho vaccine của viện hiện đã hết các loại vaccine sởi và DPT.
Theo Sở Y tế, với tình hình cấp vaccine như vậy, ngành y tế thành phố đang thiếu 2 loại vaccine sởi và DPT.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo chương trình tiêm chủng quốc gia phân bổ vaccine đủ theo số lượng đã đăng ký để đảm bảo phục vụ tiêm chủng cho người dân.
Nguy cơ vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập là hiện hữu
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) giảm thấp nhất trong các năm gần đây, trong đó 2 nhóm vắc xin OPV uống phòng bại liệt và vắc xin DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) đang thấp ở mức cảnh báo.
Hiện 52/63 tỉnh thành chưa đạt được tiến độ tiêm chủng để đạt mục tiêu 95% trẻ được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin cơ bản khi đủ 12 tháng tuổi.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2021 ước tính hơn 200.000 trẻ đã bỏ lỡ ít nhất một liều vắc xin DPT. Tỷ lệ trẻ được tiêm các vắc xin khác trong TCMR cũng giảm từ 5 - 15%.
Vắc xin ngừa bại liệt sử dụng đủ liều giúp ngăn bệnh bại liệt xuất hiện trở lại. Ảnh DƯƠNG NGỌC
6 tháng đầu năm nay, cùng với việc triển khai tiêm chủng thường xuyên, các địa phương cũng đã phải nỗ lực tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho các trẻ năm 2021 chưa được tiêm chủng đủ mũi.
Theo chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng, đến thời điểm hiện tại, thành quả của tiêm chủng vẫn tiếp tục được duy trì, chưa để xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm với các bệnh đã được triển khai tiêm vắc xin trong TCMR. Tuy nhiên, các địa phương cần lưu ý: Do tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ thấp trong năm 2021 nên nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm (như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản...) cảnh báo quay trở lại. Đặc biệt lưu ý tỷ lệ uống vắc xin OPV, tiêm IPV (phòng bại liệt) thấp tại nhiều địa phương khiến nguy cơ vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập là hiện hữu.
Lãnh đạo Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, tổ chức tiêm bổ sung các vắc xin có tỷ lệ tiêm chủng thấp như: vắc xin sởi - rubella, vắc xin Td phòng bệnh bạch hầu, uống vắc xin phòng bệnh bại liệt; triển khai tiêm vắc xin Td cho trẻ lớn (7 tuổi) tại 13 tỉnh của khu vực miền Bắc để phòng bệnh bạch hầu; hoàn thành triển khai vắc xin IPV (phòng bệnh bại liệt) mũi 2 quy mô nhỏ. Đặc biệt, tăng cường giám sát bệnh gây dịch ở trẻ nhỏ, trong đó lưu ý các bệnh: ho gà, sởi, bạch hầu.
Những hiểu lầm thường gặp về tiêm nhắc cho trẻ 4 - 6 tuổi Nhiều phụ huynh không biết rằng kháng thể đối với bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt trẻ có được từ các mũi tiêm trước 2 tuổi sẽ giảm dần theo thời gian và trẻ cần tiêm nhắc phòng 4 bệnh này lúc 4 - 6 tuổi. Một khảo sát gần đây cho thấy, trên 65% phụ huynh nghĩ rằng những...