TP.HCM thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà từ 16-8
Các trường hợp F0 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, được cung cấp thuốc cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe.
Một hộ có người cách ly y tế tại nhà trên đường Trần Quang Khải, quận 1, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bộ Y tế cho biết trên cơ sở trao đổi và thống nhất với TP.HCM, bộ và Tập đoàn Vingroup sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0, sau đó sẽ triển khai ở cộng đồng.
Chương trình được bắt đầu triển khai thí điểm tại TP.HCM từ ngày 16-8. Các trường hợp F0 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng, được cung cấp thuốc cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, F0 còn được cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ Y tế, hiện có những tài liệu hướng dẫn chi tiết đối với các F0 để họ tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với các cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.
Để đảm bảo việc triển khai chương trình an toàn, hiệu quả, Hội đồng đạo đức y sinh học đã thống nhất triển khai đánh giá tại cơ sở y tế trong thời gian từ ngày 16-8 đến 22-8 trước khi triển khai thí điểm tại cộng đồng.
Theo đó, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Phổi trung ương làm đầu mối phối hợp với các cơ sở khẩn trương triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1, 2, 3 trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và vừa. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu tại cơ sở y tế, bộ giao cho Đại học Y dược TP.HCM và Trường đại học Y tế công cộng trực tiếp triển khai chương trình thí điểm tại cộng đồng.
Dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch. Bên cạnh đó, bộ cũng đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa các thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng và thuốc Remdesivir về Việt Nam để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, tử vong và giảm khả năng lây lan là một trong những ưu tiên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh truyền nhiễm như COVID-19 được Nhà nước điều trị miễn phí.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tính đến sáng 14-8, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 35.029 người, trong đó có 11.994 trường hợp F0 mới và 23.035 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 13.432 người.
TP.HCM: Siết chặt phòng dịch Covid-19 khi HS đi học trở lại
Ngày 26/2, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ sở GD trên địa bàn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại.
Học sinh TP.HCM rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường. Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị tổ chức kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid tại đơn vị.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch tại đơn vị phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tiễn hiện nay.
Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp để triển khai kịp thời, hiệu quả trong từng thời điểm cụ thể.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT về thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19 và tổ chức giám sát đối với người trở về TP.HCM, trong đó đặc biệt lưu ý đơn vị thực hiện các nội dung: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên thực hiện khai báo y tế nghiêm túc, trung thực trong ngày đầu tiên đi làm, đi học trở lại.
Tổ chức khai báo y tế bổ sung ngay khi có sự di chuyển ra và vào TP.HCM trong suốt thời gian còn lại của năm học 2020 - 2021.
Xây dựng phương án cụ thể để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc 5K của Bộ Y tế tại đơn vị.
Các hoạt động giáo dục, hoạt động phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, sinh viên, hoạt động nội trú, bán trú, căng - tin,... trong nhà trường khi tổ chức phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch.
Thêm 5 ca Covid-19, gồm 4 ca tại Hải Dương và 1 ca nhập cảnh trái phép Tối 26/2, Bộ Y tế thông tin nước ta thêm 5 ca mắc Covid-19 gồm 4 trường hợp tại Hải Dương và một người nhập cảnh trái phép về Đồng Tháp qua đường mòn lối mở. Tính từ 6h đến 18h ngày 26/02, Việt Nam có 5 ca mắc mới Covid-19 (BN2422-2426), trong đó có 4 ca ghi nhận trong nước tại Hải...