TP.HCM sẽ thanh tra hàng loạt trung tâm ngoại ngữ, trường ngoài công lập
Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ thanh tra, kiểm tra các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm kỹ năng sống, các trường ngoài công lập về những khoản thu đầu năm học, hoạt động chuyên môn, công tác quản lý…
Gần 70 cơ sở của hệ thống Trung tâm ngoại ngữ SAS đóng cửa đột ngột, giám đốc trung tâm bị tố ôm tiền bỏ trốn – ĐĂNG NGUYÊN
Trong năm học 2021 – 2022, Sở GD-ĐT TP.HCM có kế hoạch thanh tra các trung tâm ngoại ngữ, các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT công lập và ngoài công lập về hoạt động chuyên môn, các khoản thu đầu năm học, công tác quản lý…, theo thông tin từ Sở GD- ĐT TP.HCM ngày 20.10.
Cụ thể, về hệ thống trung tâm ngoại ngữ, tin học, Sở GD-ĐT sẽ thanh tra, kiểm tra các trung tâm tại những khu vực như Q.4, 6, 7, 10, 11 về việc thực hiện hoạt động giảng dạy và công tác quản lý.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT kiểm tra các trung tâm dạy thêm, học thêm, tư vấn du học, kỹ năng sống trên địa bàn Q.3, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Chánh, Nhà Bè và khu vực 2 của TP.Thủ Đức về việc thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động.
Video đang HOT
Ở hệ thống trường ngoài công lập, Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra công tác tuyển sinh và những khoản thu chi đầu năm tại các Trường THCS-THPT Châu Á Thái Bình Dương; TH-THCS-THPT Úc Châu; TH-THCS-THPT Tây Úc; THPT Văn Lang; TH-THCS-THPT Quốc tế Bắc Mỹ; TH, THCS và THPT EMASI Vạn Phúc.
Về nội dung thực hiện quy chế, điều lệ trường học, Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra các Trường TH-THCS-THPT Ngân Hà; Trương Vĩnh Ký; THCS-THPT Tân Phú; THPT Trần Quốc Toản; THCS-THPT Nam Việt; Hồng Hà; Hai Bà Trưng; Thái Bình Dương; Trần Cao Vân; Mùa Xuân; Anh Quốc, Trí Tuệ Việt; Ngôi Sao, Hàm Nghi, Ngô Thời Nhiệm, Albert Einstein; EMASI Nam Long…
Cũng trong kế hoạch thanh tra năm học 2021- 2022, Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra chất lượng trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế như Trường Mầm non Bé Ngoan, Mầm non 30/4, Mầm non Bến Thành (Q.1); Trường Mầm non Vành Khuyên (Q.2); Trường Mầm non Vàng Anh (Q.5); Trường Mầm non Rạng Đông (Q.6); Trường Mầm non 19/5 (Q.8); Trường Mầm non Măng non I (Q.10)….
Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, những ngày gần đây, hàng ngàn học viên tại các trung tâm thuộc hệ thống Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới (SAS) ở TP.HCM cũng như rất nhiều giáo viên, nhân viên trung tâm ở nhiều tỉnh, thành khác liên tục tố ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Giáo dục Master English, đã ôm tiền bỏ trốn, không thể liên lạc với ông bằng bất kỳ cách nào; các trung tâm này đều tuyên bố dừng hoạt động đột ngột.
Dự kiến 25/10, học sinh THCS, THPT ở Nha Trang học trực tiếp trở lại
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã có hướng dẫn về việc các trường học trở lại dạy học trực tiếp phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị trực thuộc; các trung tâm tin học, ngoại ngữ; trung tâm giáo dục kỹ năng sống rà soát đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị mình trên cơ sở Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong trường học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và các hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
Từ đó, có kế hoạch bổ sung điều chỉnh, xây dựng các phương án, kịch bản cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trong thời điểm hiện nay.
Thực hiện tầm soát cộng đồng cho học sinh trước khi thực hiện dạy và học trực tiếp
Các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo Trường Sa tiếp tục tổ chức dạy và học trực tiếp.
Các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn TP. Nha Trang tiếp tục dạy học trực tuyến đến hết ngày 24/10. Tùy theo tình hình thực tế về diễn biến dịch tại các địa phương, các cơ sở giáo dục tham mưu UBND TP. Nha Trang (đối với cấp THCS) và Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) để tổ chức dạy và học trực tiếp từ ngày 25/10 cho các khối lớp cấp THCS và THPT.
Các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm; thị xã Ninh Hòa và TP. Cam Ranh tổ chức dạy và học trực tiếp kể từ ngày 18/10 cho các khối lớp cấp THCS và THPT.
Riêng đối với các trường học khi đánh giá nguy cơ chưa an toàn thì báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở GD&ĐT xem xét, cho phép học trực tuyến.
Các cơ sở giáo dục cấp mầm non, tiểu học ở tỉnh Khánh Hòa dự kiến dạy và học trực tiếp từ ngày 1/11.
Trước khi tổ chức dạy học trực tiếp, các trường học thực hiện tầm soát cộng đồng, kiểm soát nguồn lây để phòng chống dịch COVID-19 cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh theo kế hoạch.
Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa cũng lưu ý giáo viên chỉ được phép giảng dạy trực tiếp khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sau 14 ngày. Trường hợp giáo viên tiêm 1 mũi thì các trường phải tổ chức xét nghiệm theo định kỳ để thực hiện giảng dạy đúng theo hướng dẫn của UBND tỉnh.
Việc thực hiện giãn cách theo quy định tại bộ tiêu chí các trường học có thể linh hoạt xây dựng phương án kết hợp giữa dạy trực tiếp và trực tuyến. Các đơn vị chủ động phối hợp với UBND và trung tâm y tế địa phương xây dựng các phương án xử lý khi có ca F0, F1 trong trường học xảy ra, nhằm tránh bị động.
Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có thông báo về kết luận của ông Đinh Văn Thiệu, Phó chủ tịch UBND tỉnh đối với công tác chuẩn bị cho các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh tổ chức dạy và học trực tiếp.
Theo đó, sau 1 tháng thực hiện dạy học trực tiếp tại huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và dạy học trực tuyến tại TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Vạn Ninh đã cơ bản đáp ứng được việc dạy và học của giáo viên, học sinh, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh của tỉnh.
Để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của kế hoạch về thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu yêu cầu Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng phương án kết hợp giữa dạy trực tiếp và dạy trực tuyến linh hoạt tại các trường THCS, THPT (dạy trực tuyến cùng lúc cho nhiều lớp, thay đổi hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy trực tuyến...).
Hàng loạt trung tâm ngoại ngữ đóng cửa, học viên tố chủ ôm tiền bỏ trốn Sau giãn cách xã hội, nhiều học viên, phụ huynh té ngửa khi biết các trung tâm ngoại ngữ đã đóng cửa, dừng hoạt động, trả mặt bằng. Những ngày gần đây, hàng ngàn học viên tại các trung tâm thuộc hệ thống Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới (SAS) ở TP.HCM cũng như rất nhiều giáo viên, nhân viên trung tâm...