TP.HCM sẽ là trung tâm y khoa Đông Nam Á
TP.HCM đang triển khai bốn đề án có liên quan gồm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, phát triển y tế thông minh, y tế cộng đồng và đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn.
Ngày 11-12, tại buổi làm việc của đoàn công tác Bộ Y tế với UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, hiện TP đang điều trị cho 29 bệnh nhân (BN), trong đó có 28 BN ở BV dã chiến Củ Chi và một BN tại BV Nhi đồng Thành phố (bé trai 14 tháng tuổi). Hiện tại tất cả BN ổn định, không có triệu chứng.
Kiến nghị thay đổi cơ chế giao dự toán BHYT
Đến nay tất cả ổ dịch phát hiện tại TP.HCM đều được hoàn tất khoanh vùng, xử lý dập dịch và đã kết thúc thời gian theo dõi, không phát hiện trường hợp mắc bệnh.
Trong năm năm qua, ngành y tế TP đã có nhiều nỗ lực xây mới, cải tạo nhiều dự án, nâng chất lượng khám chữa bệnh (KCB), ngày càng thu hút người dân tham gia KCB.
Hiện toàn TP có 45/55 BV công lập tự chủ toàn phần về chi thường xuyên, tiết kiệm trên 1.150 tỉ đồng cho ngân sách TP. Tuy được giao tự chủ chi thường xuyên nhưng giá dịch vụ KCB mới chỉ kết cấu 4/7 yếu tố chi phí. Do đó, nhiều BV, nhất là các BV quận, huyện rất khó khăn trong việc đảm bảo chi phí hoạt động, thu nhập tăng thêm rất thấp, đa số dưới một lần lương.
Ngoài ra, ông Bỉnh cũng lo ngại từ năm 2021, thực hiện thông tuyến KCB tuyến tỉnh, BN các tỉnh sẽ đổ về các BV đa khoa, chuyên khoa đầu ngành của TP vừa gây quá tải vừa gây khó khăn cho BV trong việc quản lý và điều hành dự toán chi KCB BHYT được Chính phủ giao cho TP.HCM.
Nghiên cứu sản xuất vaccine tại một công ty dược ở Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Video đang HOT
Là BV tuyến cuối chuyên tiếp nhận BN nặng ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam, đại diện BV Chợ Rẫy, BS Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, cho biết BV gặp nhiều khó khăn khi giá viện phí chưa tính nhiều khoản như khấu hao thuốc, bao bì văn phòng phẩm, kết cấu vào giá các danh mục kỹ thuật không được cập nhật thường xuyên…
BS Việt cho rằng dự toán BHYT có nhiều bất cập, không loại trừ các tuyến dưới sẽ đẩy BN lên tuyến trên, nếu lên đến Chợ Rẫy thì BN không còn đi đâu được nữa khiến BV gặp nhiều khó khăn hơn.
Đổi mới chấm điểm BV để người dân hưởng lợi
Trao đổi về vấn đề dự toán BHYT, ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ Y tế, phân tích “lịch sử để lại” của việc này xuất phát từ năm 2017 BHYT bị mất cân đối thu chi hằng năm nên phải dùng đến quỹ dự phòng là tiền BHYT kết dư. Do đó, Chính phủ đã giao dự toán chi cho BHXH Việt Nam, từ đó BHXH đã triển khai giao dự toán chi cho cơ sở KCB.
Ông Khảm nhìn nhận việc giao dự toán này đã gây bất cập vì theo lý, cơ sở y tế là đơn vị cung cấp dịch vụ, không phải đơn vị hạch toán, BHXH phải cung cấp đủ kinh phí cho cơ sở KCB, nếu số thu thấp hơn số chi, BHXH phải thẩm định và chi trả.
Điều này vô tình đã làm cho hàng trăm ngàn tỉ đồng chưa được thanh toán cho cơ sở y tế, không loại trừ các cơ sở ở tỉnh chuyển BN do hết quỹ ở dưới hoặc hạn chế việc cung cấp dịch vụ hoặc triển khai dịch vụ mới. “Đây là giải pháp tình thế nhưng gây ra nhiều bức xúc, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi” – ông Khảm nêu.
Ông Phong cho biết trong văn kiện Đại hội Đảng bộ TP lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025) có nêu rõ sẽ xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm y khoa khu vực Đông Nam Á. Để thực hiện mục tiêu này, hiện TP đang triển khai bốn đề án có liên quan (đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, phát triển y tế thông minh, y tế cộng đồng và đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn TP). Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong mong muốn Bộ Y tế quan tâm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế giá viện phí, dự toán BHYT tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tập trung hoạt động nâng chất lượng KCB.
Người đứng đầu TP cho biết TP đang tính toán quỹ đất, cơ sở hạ tầng đầu tư phát triển một khu công nghiệp dược với mục tiêu không chỉ đóng góp GDP cho cả nước mà còn vươn ra hướng xuất khẩu thuốc.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các đơn vị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cám ơn chủ tịch UBND TP.HCM đã đặc biệt quan tâm đến ngành y tế, ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, cơ chế để thực hiện tốt công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân. Không những thế, bộ trưởng Bộ Y tế còn đặt hàng cao hơn cho ngành y tế TP sớm trở thành trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.
Về cơ bản, bộ trưởng đồng ý với những kiến nghị của TP. Bộ trưởng cho rằng về giá dịch vụ y tế, TP có thể linh động xin ý kiến của HĐND TP. Bộ trưởng đề nghị cơ quan BHXH tập trung ưu tiên giải quyết số tiền vượt dự toán BHYT hay nói đúng hơn là nợ đọng BHYT cho các đơn vị trong năm nay.
Sắp tới, Bộ Y tế làm việc lại với Bộ Tài chính để tính toán lại cơ chế, thay đổi thanh toán dịch vụ sang thanh toán ca bệnh, giao dự toán phù hợp hơn, tạo sức phát triển hơn. Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn TP.HCM có một khu phức hợp y tế tập trung các trường ĐH, BV lớn của trung ương, địa phương, có thể đặt tại TP Thủ Đức.
Bộ trưởng cho biết sắp tới Bộ Y tế ban hành đổi mới cách chấm điểm các BV để tiếp tục nâng cao chất lượng KCB, điều trị nội trú để người dân được hưởng lợi nhiều hơn. “Sắp tới, bộ sẽ khắt khe, làm căng chất lượng dịch vụ y tế để người dân được hưởng lợi nhiều hơn, tránh việc chạy theo cơ chế tài chính mà ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân” – bộ trưởng nói.
Đối tượng nào được tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 của Việt Nam?
Ngày 10/12 tới đây, Công ty NANOGEN (một trong 4 đơn vị nghiên cứu sản xuất vaccine tại Việt Nam) phoi hop voi Hoc vien Quan y se chinh thuc tuyen tinh nguyen vien tham gia vao giai đoan 1 thu nghiem vaccine Covid-19 cua Viet Nam.
Ảnh minh họa.
Thông tin cụ thể hơn, ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine cho biết, ngày 9/12, Hội đồng Đạo đức y sinh (Bộ Y tế) sẽ thẩm định hồ sơ tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 và ngày 10/12 sẽ chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia.
Theo ông Quang, những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm bắt buộc phải được sàng lọc và phải đảm bảo có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mãn tính, các bệnh truyền nhiễm.
Việc tuyển dụng tình nguyện viên, khám sàng lọc mất ít nhất 7 ngày, do đó dự kiến đến ngày 17/12 sẽ bắt đầu tiêm mũi tiêm thử nghiệm chính thức đầu tiên. Ước tính ở giai đoạn 1 sẽ cần 40 - 60 tình nguyện viên, khi bước vào giai đoạn 2 con số này có thể tăng lên khoảng 600 người.
Về giá vaccine, ông Quang thông tin, được biết dự kiến vaccine của NANOGEN có giá khoảng 5 USD/mũi tiêm, mỗi người tiêm 2 mũi sẽ chi phí 10 USD (hơn 200.000 đồng).
Trước đó, hôm 5/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, sau khi tien hanh tiem mui vaccine thu nghiem đau tien, cac ben lien quan can chuan bi đe san sang cho giai đoan 2 thu nghiem lam sang ngay, khong đe ket thuc giai đoan 1 moi tien hanh bat đau cong viec cho giai đoan 2. Mục tiêu là chu đong trong cac giai đoan đe co vaccine cang som cang tot.
Bo truong Bo Y te khẳng định, sẽ tao moi đieu kien thuan loi cho cac đon vi san xuat vaccine bao gom viec cat giam toi đa cac thu tuc hanh chinh va se giai quyet nhanh viec đang ky, cap phep san pham.
Bo Y te cũng se bao cao Thu tuong Chinh phu ve chu truong đau tu cho cac đon vi san xuat vaccine, đong thoi se phoi hop voi cac đon vi lien quan đe ho tro cac đon vi co the tiep can đuoc nguon von cho viec nghien cuu, san xuat vaccine.
Hiện tại, ngoài NANOGEN, Việt Nam còn có 3 đơn vị sản xuất nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 gồm: IVAC, VABIOTECH và POLYVAC.
Ông Nguyễn Văn Nên: Phải thực hiện nghiêm phòng, chống COVID "Dịch bệnh đang dần quay trở lại, lây nhiễm trong cộng đồng" - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói và cho biết chính quyền TP đang tích cực xử lý dịch COVID-19. Sáng 4-12, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI...